Đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức cho S

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 29 - 30)

1.3.3.1. Đánh giá:

Là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Để tiến hành việc đánh giá có hiệu quả, cần xác định rõ ràng thế nào là đánh giá để từ đó xác định những thông tin cần thiết và những công cụ đánh giá cần dùng.

Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá, ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra một vài quan niệm :

- Theo GS. Trần Bá Hoành : “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc dựa vào việc phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm

đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [23].

- Theo Lưu Xuân Mới: “Đánh giá trong giáo dục là một quá trình hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của đối tượng quản lý về mục tiêu đã định, nó bao gồm sự mô tả định tính và định lượng kết quả được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu” [24].

1.3.3.2.Mục tiêu của đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức cho SV:

Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khác nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau…

Mục tiêu của đánh giá chất lượng GDĐĐ cho SV:

- Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình và các mặt hoạt động giáo dục.

- Đối với SV, việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” nhằm giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học tập.

- Đánh giá kết quả hoạt GDĐĐ cho SV và quản lý GDĐĐ của CBQL, GV

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng GV

- Động viên, khuyến khích kịp thời các nhân tố tích cực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học quảng nam (Trang 29 - 30)