Tác động của dự án về kinh tế xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)

a, Về kinh tế

Từ sau khi thực hiện dự án thì tổng số trâu bò tăng nhanh biểu hiện qua bảng sau

Bảng 4.16 Tổng đàn trâu bò qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng đàn trâu bò(con) 63 84 105 126 147 Đàn bò(con) 42 61 78 93 112 Đàn trâu(con) 21 23 27 33 35

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ bảng 4.16 cho ta thấy:

Sau khi thực hiện dự án tổng đàn của các hộ chăn nuôi trâu bò tăng nhanh rõ rệt và tăng đều qua các năm. Biểu hiện năm 2010 là 147 con tăng 133,3% so với năm 2006; đàn bò 112 con tăng 166,6% so với năm 2006. Tuy nhiên đàn trâu tăng chậm hơn so với đàn bò, năm 2010 là 35 con tăng 66,7% so với 2006

Chỉ tiêu Nhóm thuộc dự án Nhóm ngoài dự án

Số con Cơ cấu % Số con Cơ cấu %

Tổng đàn trâu bò 113 100 12 100

Số trâu bò tăng mỗi năm

86 76,1 5 41,67

Số trâu bò bán ra 66 58,4 4 30,76

Số bò lai sin tăng 12 10,6 - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 4.17 cho thấy:

Đối với nhóm thuộc dự án số trâu bò tăng trung bình qua mỗi năm là 86 con, chiếm 76,1% trong tổng đàn, theo điều tra trung bình mỗi năm một con bò cái sẽ sinh sản 1 con bê. Số trâu bò đã tạo ra hàng hoá (số trâu bò bán ra) là 66 con, chiếm 58,4% tổng đàn trong đó số bò lai sin tăng 12 con chiếm 10,6% so với tổng đàn.

- Đối với nhóm ngoài dự án số trâu bò tăng mỗi năm là 5 con, chiếm 41,67% tổng đàn, số trâu bò đã tạo hàng hoá là 4 con (số trâu bò bán ra) chiếm 30,76% so với tổng đàn, số bò lai sin tăng hàng năm là không có.

Từ đó có thể cho thấy rằng sự tăng trưởng đầu con so với 2 nhóm thuộc đề án và nhóm ngoài đề án là hoàn toàn khác nhau. Đối với nhóm thuộc đề án thì số trâu bò tăng mỗi năm lớn hơn rất nhêìu so với nhóm ngoài đề án, tuy nhiên điều đó sẽ kéo theo số trâu bò tạo hàng hoá (bán ra) sẽ lớn hơn so với nhóm ngoài đề án.

Theo điều tra (phỏng vấn) các chủ hộ cho biết số trâu bò có khả năng tạo ra hàng hoá có thời gian nuôi sau khi sinh sản là từ 5 - 10 tháng. Như vậy điều này cho thấy thời gian nuôi cũng không cao, do đó có phần nào thuận lợi cho gia điìn trong việc tận dụng, hạn chế thức ăn.

- Đề án thành công sẽ tạo tiền đề cho việc nhân rộng mô hình trên toàn huyện, không những góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho 21 hộ thực hiện đề án mà góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao dộng ở các hộ gia đình

- Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nhân dân xã nhà, từ dự án đã góp phần tận dụng được nguồn lao động sẵn có ở các hộ nông dân, chăn nuôi không chỉ những nguời lao động đủ tuổi mới tham gia mà tất cả các thành phần ngoài tuổi lao động cũng có thể tham gia (lao động phụ).

- Dự án góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân, cải thiện mức sống cho các hộ dân của vùng thực hiện đề án.

- Nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ KHKT mới, hình thành tập quán chăn nuôi và phương thức chăn nuôi theo hàng hoá của bà con nông dân huyện nhà, tạo được vùng chăn nuôi tạo ra lượng hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu cho người dân trong huyện và các huyện trong và ngoài tỉnh.

- Kinh tế ổn định, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm được đẩy lùi, y tế, giáo dục được cải thiện,. dân trí ngày càng được nâng cao và tệ nạn xã hội giảm rất nhiều, an sinh xã hội được đảm bảo.

c, Về môi trường.

- Chăn nuôi theo hướng tập trung nên giám sát tình hình dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh cho người dân trong việc sử dụng sản phẩm từ chăn nuôi. Từ đó đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.

- Đặc biệt dự án có sự hỗ trợ về việc xây dựng bể bioga cho các hộ chăn nuôi nên đã đảm bảo môi trường trong sạch không gây ô nhiễm cho người dân xung quanh.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 58 - 60)