Tính logic trong các hoạt động can thiệp và cách tiếp cận của dự án

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 57 - 58)

rệt. Biểu hiện cụ thể là việc thực hiện việc đánh giá về thực hiện “dân chủ cơ sở” đối với việc thực hiện các chính sách theo phương thức có sự tham gia. Từ đó dự án đã giúp người dân địa phương khai thác những nguồn đất chưa đạt hiệu quả trong quá trình khai thác nó để chuyển sang trồng cỏ cho chăn nuôi.

4.4.4 Tính logic trong các hoạt động can thiệp và cách tiếp cận của dự án án

Thông qua bản kế hoạch của dự án và báo cáo hằng năm của dự án còn lưu trữ cũng như đánh giá hiện trường cho thấy tính logic trong các hoạt động can thiệp của dự án là rất cao.

Thứ nhất : cách tiếp cận trong các mục tiêu của dự án và mục tiêu của các hoạt động là cách tiếp cận tổng thể- hướng đến mục tiêu cuối cùng.

Dự án đã chia ra ba mục tiêu đó là:

Mục tiêu 1: Phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng bền vững an toàn sinh học.

Mục tiêu 2: Tăng số lượng trâu bò trên toàn huyện qua các năm nhằm đẩy mạng chăn nuôi giúp người dân tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu 3 : Đẩy mạnh tỷ trọng chăn nuôi trong nghành chăn nuôi nói riêng và trong nông nghiệp nói chung.

Thứ hai : Logic trong hoạt động can thiệp là rất sáng tạo

Trong mỗi mục tiêu của dự án đều thiết kế theo chuỗi : 1) Xác định đối tượng. – 2) Tập huấn -3) Tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ vốn -4) Giám sát tư vấn hỗ trợ -5) Chuẩn bị cho việc nhân rộng mô hình .

1) Việc xác định đối tượng đều được giao cho các ban phát triển xã và các nhóm thuộc dự án.

2) Để tập huấn đạt hiệu dự án đã mời các kỹ sư có kinh nghiệm phương pháp “chỉ việc - cầm tay” và phương pháp “ hướng dẫn thực hành ”, đã được áp dụng rất hiệu quả. Không chỉ có người dân mà có các cán bộ cáp huyện đều đánh giá rất

cao khóa tập huấn của dự án bởi tính sáng tạo đơn giản mà rất phù hợp với với người dân vì vậy việc triển khai hoạt động đạt hiệu quả cao

3) Tư vấn kỹ thuật và cho vay vốn

Tùy theo tính chất của mô hình mà ngân hàng đã cho các hộ gia đình vay vốn không phải trả lãi suất trong vòng 10 tháng với vốn vay cho một con trâu bò là 4 triệu đồng và mỗi hộ gia đình mua từ 3 con trâu bò trở lên mới được vay vốn [12]

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 57 - 58)