Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 29)

• Dân số

Thanh Thuỷ là xã miền núi đất rộng người thưa, dân số chủ yếu là dân từ các vùng các xã khác tới, với tổng dân số là 3500 người (năm 2007), Người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2008 dân số trung bình của xã Thanh Thuỷ là 3.725 người tăng 6,4% so với năm 2007. Dân số ở đây tăng nhanh chủ yếu là do dân cư từ các vùng lân cận di cư tới để làm kinh tế, mặt khác đây là vùng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế. Thanh Thuỷ là xã có mật độ dân số không cao, dân số tập trung không đồng đều giữa các vùng trong xã chủ yếu tập trung ở trung tâm văn hoá xã, còn ở các vùng sâu vùng xa, vùng đồi núi thì dân số thưa thớt nên do đó chưa tận dụng được trong khai thác tiềm năng của xã nhà [10]

• Lao động

Dân số trong tuổi lao động của xã là 1.975 người, chiếm 49,9% dân số của toàn xã, dân số trên tuổi lao động là 656 người chiếm 16,6%, dân số dưới tuổi lao động là 1.320 người chiếm 33,5%. Như vậy dân số ngoài lao động tương đối cao, tỷ lệ trẻ em và người già tương đối nhiều. Do đó hằng năm toàn xã phải thuê lao động từ các vùng khác đến là 525 lao động chiếm 13,28% dân số của xã.

Tổng số lao động việc làm trong ngành kinh tế của xã năm 2009 là 2.535 lao động (kể cả lao động thuê ngoài) chiếm 63,2% dân số của toàn xã. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động xã diễn ra chậm hơn so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế. Tỷ lệ lao đông trong nông – lâm - thuỷ sản ngày càng tăng, tỷ lệ lao động thất nghiệp là rất thấp khoảng 1-1,3% trong tổng số lao động của xã.

• Thực trạng phát triển nông - lâm - thuỷ sản

- Về trồng trọt: Đa số diện tích ruộng được cải tạo từ đất và ruộng sâu chua lầy lụt. Hơn 1/3 diện tích ruộng nước phụ thuộc vào thời tiết (chờ trời đội nước – không có hệ thống thuỷ lợi). Là ruông được cải tạo từ đất chua và lầy lụt nên dẫu có thâm canh nhưng năng suất vẫn không cao. Về diện tích đất chủ yếu là đất đồi núi, diện tích bãi rất ít chủ yếu nằm dọc theo 2 con sông chảy qua xã. Trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ 1 vụ sang 2 - 3 vụ nên năn suất tăng/đơn vị diện tích.

Tổng diện tích gieo trồng vụ xuân năm 2009 là 320 ha trong đó diện tích lúa xuân là 110 ha chiếm 34,3%, diện tích ngô xuân là 50 ha chiếm 15,6%, diện tích lạc xuân là 25 ha chiếm 7,8%, diện tích sắn 120 ha chiếm 37,5%, các loại khác 15 ha chiếm diện tích còn lại.

về cây công nghiệp thì xã có ưu thế về trồng chè với tổng diện tích là 266 ha trong đó phát triển chè đã có kinh doanh 210 ha chiếm 78,9% trong tổng diện tích trồng chè.

- Về chăn nuôi thì xã đã đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo đề án của UBND huyện Thanh Chương 2006-20015, do đó tổng đàn trâu bò năm 2009 là 2554 con. Trong đó tổng đàn trâu là 1486 con chiếm 58,1%, tổng đàn bò là 1068con chiếm 41,9%. Tổng đàn lợn là 3250 con, tổng đàn gia cầm là 17,1 nghìn con, tổng đàn dê là 473 con.

Bảng 3.1. Cơ cấu nghành kinh tế xã Thanh Thuỷ năm 2007-2009 năm

2007 2008 2009

Cơ cấu nội nghành % 100 100 100

Nông-Lâm-Ngư nghiệp 53,7 54,6 56,7

Tiểu thủ công ngiệp và XD 16 16,2 18,8

Kinh doanh dịch vụ 30,3 29,2 24,5

Dựa vào Bảng 2.1 ta thấy năm 2008 tốc độ tăng trưởng của nông lâm ngư nghiệp là 54,7% tăng 0,9% so với năm 2007 và đến năm 2009 tăng nhanh hơn tăng 2,1% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của nghành công nghiệp tăng chậm và năm 2009 tăng 2,6% so với năm 2008. Bên cạnh sự tăng trưởng của nghành kinh tế (nông – lâm - ngư nghiệp) thì cơ cấu nghành kinh doanh dịch vụ lại giảm dần qua các năm và tốc độ giảm tương đối chậm. Như vậy trong cơ cấu nghành kinh tế của xã thì nghành nông lâm ngư nghiệp được chú trọng hơn và tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh hơn cơ cấu chuyển dịch nông nghiệp nông thôn.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu về dự án

4.1.1 Tổng quan về dự án

Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân huyện nhà. Là địa phương thuộc vùng bán sơn địa, diện tích tự nhiên rộng nên tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc là rất lớn.

Trong giai đoạn 2001-2005 mặc dầu đã được tập trung chỉ đạo nhưng tốc độ tăng trưởng về chăn nuôi trên địa bàn huyện mới đạt 2,1%/năm, bằng 50% toàn tỉnh thấp thua so với nhiều huyện không có lợi thế như huyện nhà như: Tương Dương 7,15%, Quỳ Châu 5,8%, Đô Lương 4,45%...

Để khắc phục những yếu kém trên nhằm đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời triển khai thực hiện nghị quyết số 02 – NQ – TU ngày 08/05/2006 của BTV Tỉnh uỷ về phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2006-2015 và nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khoá XXIII, UBND huyện đã xây dựng dự án “ Phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006-2015”.

Dự án chăn nuôi trâu bò hàng hoá là Dự án thuộc hạng mục khoa học công nghệ năm 2006 của tỉnh, được thực hiện từ tháng 6/2006 đến tháng 6/2015 tại xã

Thanh Thuỷ, huyện Thanh Chương, do Phòng NN&PTNT huyện Thanh Chương chủ trì thực hiện dự án.

4.1.2. Mục tiêu của dự án

* Mục tiêu của huyện

- Mục tiêu 1 : phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng bền vững , an toàn sinh học

- Mục tiêu 2 : Tăng số lượng trâu bò trên toàn huyện qua các năm nhằm đẩy mạnh chăn nuôi giúp người dân tăng trưởng kinh tế.

- Mục tiêu 3 : Đẩy mạnh tỷ trọng chăn nuôi trâu bò trong nghành chăn nuôi nói riêng và trong nông nghiệp nói chung

Bảng 4.1 Mục tiêu chăn nuôi trâu bò đến 2010 và 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chỉ tiêu Mục tiêu đên 2010 Mục tiêu đên

2015

1 Tổng đàn trâu bò (con) 120.000 150.000

Đàn trâu (con) 34.000 36.000

Đàn bò (con) 86000 116.000

Bò thịt chất lượng cao (con) 8.670 12.000

Tạo giống bò sữa (con) 800- 1000 1500

2 Tỷ lệ bò lai zebu 60 70

3 Tổng trại chăn nuoi trâu bò 300- 400 500 4 Tỷ trọng chăn nuôi trâu bò

Trong nghành chăn nuôi (%)

50,72 51-55

5 Tỷ trọng chăn nuôi trâu bò trong nghành nông nghiệp (%)

25,54 26-28

Nguồn:Phòng NN&PTNT huyện thanh chương2006

* Mục tiêu của xã Thanh Thủy

- Mục tiêu 1 : Đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò theo hướng bền vững - --- Mục tiêu 2 : Tăng số lượng trâu bò qua các năm [10]

Bảng 4.2 Mục tiêu chăn nuôi trâu bò đến năm 2010 và 2015

TT Chỉ tiêu Mục tiêu 2010 Mục tiêu 2015

1 Tổng đàn trâu bò (con) 3250 4250

Đàn bò (con) 2000 3000

Bò lai Sin (con) 1300 1500

2 Tổng trại chăn nuôi 3 5

Nguồn: UBND xã Thanh thuỷ 2006

4.1.3. Đối tượng hưởng lợi của dự án

- Đối tượng hưởng lợi trên toàn huyện : 408 hộ gia đình tham gia dự án - Đối tượng hưởng lợi tại xã Thanh Thủy : 21 hộ gia đình tham gia thực hiện đề án

4.1.4. Các hoạt động đã và đang thực hiện bởi dự án

Đây là dự án nhằm phổ biến kiến thức khoa học kỷ thuật cho người dân thông qua việc thực hiện các phương pháp chăn nuôi, giúp người dân tiếp cận được các phương pháp chăn nuôi mới.

Dự án hỗ trợ cho vay vốn dưới hình thức cho vay tiền để mua giống trâu bò với số tiền hỗ trợ như sau .

Bảng 4.3 Nguồn kinh phí hỗ trọ cho vay đối với dự án

TT Đơn vị (Xã) Số hộ Số tiền hỗ trợ lãi suất (1000đ) 1 Xã Thanh Mai 46 71.629 2 Xã hạnh Lâm 71 71.050 3 Xã Thanh Thịnh 8 4.777 4 Xã Ngọc Sơn 14 13.540 5 Xã Thanh Khê 17 10.163 6 Xã Thanh Hương 13 10.785 7 Xã Thanh Hà 31 16.819 8 Xã Thanh Thủy 21 22.639 9 Xã Thanh Ngọc 27 34.072 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thanh chương 2010

Dự án chăn nuôi trâu bò hàng hóa được xây dựng dưới hình thức cho vay vốn không phải trả lãi suất trong vòng 10 tháng, với số tiền vay là 4 triệu đồng/con, hỗ trợ về kỷ thuật, ngân hàng NN&PTNT quản lý vốn, Ban khuyến nông, Phòng nông nghiệp huyện giám sát, vốn cho vay từ dự án này các hộ phải trả với kỳ hạn cuối cùng là 5 năm

Tất cả các hộ gia đình đều phải tham gia thực hiện mua trâu bò trước mới được ký cam kết để vay với số lượng trâu bò 3 con trở lên . Dự án được sự quản lý chặt chẽ của các ban nghành liên quan như : Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Trạm thú y của huyện [10]

4.2. Tình hình chung của các hộ điều tra4.2.1. Trình độ học vấn và nghề nghiệp 4.2.1. Trình độ học vấn và nghề nghiệp

a. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của các chủ hộ có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng bởi trong kinh tế hộ gia đình thì chủ hộ thường là người ra quyết định trong quá trình sản xuất của hộ gia đình . trình đọ văn hóa cao sẽ tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp thu tiến bộ kỷ thuật tốt hơn , nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường tạo khả năng đầu tư hợp lý . Vì vậy nhóm hộ này thường đạt kết quả cao hơn trong quá trình sản xuất . Ngược lại trình độ học vấn của các chủ hộ thấp thì khả năng đầu tư bị hạn chế cho nên kết quả chăn nuôi sẽ thấp hơn

Bảng 4.4 trình độ của các chủ hộ chăn nuôi trâu bò

Diễn giải Nhóm (Dự án) Nhóm ngoài dự án Nhóm 1 Nhóm 2 S L hộ C C % S L hộ Cơ cấu % S L hộ C C % 1. Trình độ - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp 1 8,3 1 11,1 - THPT 6 50 4 44,4 2 40 - THCS 4 33,4 3 33,4 1 20 - TH 1 8,3 1 11,1 2 40 2. Nhề nghiệp -Thuần nông 8 66,7 7 77,8 5 100 -Kiêm nghề khác 4 33,3 2 22,2

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Trình độ văn hoá cũng như nghề nghiệp của các chủ hộ có vai trò to lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh và thu nhập của gia đình bởi chủ hộ là người

trực tiếp tham gia quản lý công việc từ việc mua bán con giống, chăm sóc, vệ sinh ... mặt khác có nhiều nghiên cứu cho rằng trình độ văn hoá và tuổi của chủ hộ như là một trong những yếu tố đánh giá khả năng quản lý công việc và khả năng tiếp nhận tiến bộ KHKT trong công tác khuyến nông.

Qua bảng 4.4. cho thấy :

- Với nhóm 1 (Quy mô nuôi từ 3-5 con) không có chủ hộ nào có trình độ từ cao đẳng trở lên; có 8,3% chủ hộ có trình độ trung cấp, 50% có trình độ THPT; 33,4% có trình độ THCS; 8,3% trình độ TH.

- Với nhóm 2 (Quy mô nuôi từ 6 - 9 con) có 1 chủ hộ có trình dộ trung cấp chiếm 11,1%; 44,4% có trình độ THPT; 33,4% có trình độ THCS; 11,1% có trình độ TH. Đặc biệt có 2 chủ hộ có trình độ trung cấp ở nhóm này có trình độ chuyên ngành trung cấp thú y và đang làm công tác thú y cho địa phương. Trong 2 nhóm ta thấy rằng các chủ hộ có trình độ THPT chiếm phần nhiều. Đây là điều kiện tốt gúp cho các chủ hộ dễ dàng tiếp cận các tiến bộ KHKT mói trong chăn nuôi nói chung, chủ động và sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi trâu, bò trong gia đình nói riêng.

- Tuy nhiên đối với nhóm ngoài dự án thì trình độ của chủ hộ lại khác với trình độ của các chủ hộ trong dự án. Ở nhóm này không có chủ hộ nào có trình độ trung cấp trở lên; có 40% chủ hộ có trình độ THPT; 30% chủ hộ có trình độ THCS; có 40% chủ hộ có trình độ TH.

b.Về nghề nghiệp

Nghề nghiệp của các chủ hộ cũng ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động sản xuất của chủ hộ . Những hộ thuần nông sẽ có nhiều thời gian và dành nhiều tâm huyết vào chăn nuôi để nhằm thu được kết quả cao nhất bởi đó là nguồn thu nhập lớn của hộ gia đình. Còn những hộ kiêm nghề khác họ sẽ có ít thời gian dành cho việc chăm sóc và quản lý vật nuôi của mình cho nên kết quả sản xuất chăn nuôi của họ thấp hơn.

Qua bảng 4.4 cho ta thấy

Nhóm 1: Trong số 12 hộ điều tra có 8 hộ là thuần nông chiếm 66,7%, chủ hộ kiêm nghề khác là 4 hộ chiếm 33.3%

Nhóm 2 : Trong số 9 hộ điều tra có 7 hộ có chủ hộ là thuần nông chiếm 77,8% , có 2 hộ có chủ hộ kiêm nghề khác chiếm 22,2%.

Như vậy trong 2 nhóm thì nhóm 1 có số hộ chủ hộ kiêm nghề khác lớn hơn do đó sẽ ảnh hưởng lớn tới chăn nuôi của gia đình , còn nhóm 2 có số hộ chủ hộ kiêm thuần nông ít hơn nên chú trọng vào chăn nuôi hơn. Đặc biệt 2 nhóm này có 2 chủ hộ kiêm nghề thú y nên rất tiện cho việc chăm sóc trâu bò của gia đình.

Riêng đối với nhóm ngoài dự án có 100% chủ hộ là thuần nông do vậy họ có điều kiện để chăm sóc trâu bò nhưng ngược lại số trâu bò nuôi của các hộ này lại không cao.

4.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động.

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp số nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2010

Diển giải DVT Nhóm 1 Nhóm 2

SL CC % SL CC %

I Số hộ điều tra Hộ 12 100 9 100

1 Số nhân khẩu Người 49 100 38 100

2 Lao động Người 39 79,5 30 78,9

3 Số người ăn theo Người 10 20,5 8 21,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II Giới tính

1 Nam Người 9 75 7 77,8

2 Nữ Người 3 25 2 22,2

III Chỉ tiêu so sánh

1 Số nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,08 - 4,23 -

2 Lao động/hộ Người/hộ 3,25 - 3,34 -

3 Người ăn thêo/hộ

Người/hộ 0,83 - 0,89 -

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 4.5 cho ta thấy :

Nhóm 1: Tổng số nhân khẩu là 49 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 39 người chiếm 79.5%, số người ngoài độ tuổi lao động là 10 người chiếm 20.5% . Nếu tính bình quân cho 1 hộ thì số nhân khẩu /hộ là 4,08; số người trong độ tuổi lao động /hộ là 3,25; số người ăn theo / hộ là 0,83.

Nhóm 2: Tổng số nhân khẩu là 38 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 30 người chiếm 78,8%; số người ngoài độ tuổi lao động là 8 người

chiếm 21,1 % . Nếu tính bình quân cho 1 hộ thì số nhân khẩu / hộ là 4,23; số lao động / hộ là 3,34; số người ăn theo / hộ là 0,89.

Đối chiếu so sánh 2 nhóm hộ ta thấy nhóm 1 có số nhân khẩu nhiều hơn nhóm 2 là 9 người. số người trong độ tuổi lao động của nhóm 1 cao hơn nhóm 2 điều này kéo theo số người ngoài độ tuổi lao động trong nhóm 1 cao hơn nhóm 2 nhưng không lớn ( 2 người ). Nhưng chỉ tiêu này ảnh hưởng đến tổng thu nhập cũng như thu nhập bình quân / đầu người của mỗi nhóm hộ.

Theo tổng hợp phiếu điều tra về tình hình sử dụng lao động trong các hộ gia đình chăn nuôi trâu bò hàng hoá cho thấy.

Đối với nhóm 1: Tổng số lao động trong các hộ gia đình chăn nuôi trâu bò có 39 lao động, trong đó các hộ chăn nuôi chủ yếu là sử dụng lao động gia đình và

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 29)