* Kết quả thực hiện dự án của xã Thanh Thuỷ
Chăn nuôi trâu bò là nghề truyền thống của nông dân xã nhà, là địa phương thuộc vùng bán sơn địa, diện tích rộng nên tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc là rất lớn. Thực hiện quyết định số 2039/QĐ-UB ngày 27/7/2006 của UBND huyện Thanh Chương đã xây dựng đề án phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá giai đoạn 2006-2015. Đến cuối năm 2007 Thanh Thuỷ đã có 21 hộ tham gia đăng ký để vay vốn phát triển chăn nuôi đàn trâu bò. Thực hiện chỉ thị của UBND huyện những hộ gia đình nào mua từ 3 con trâu bò trở lên thì được phép vay vốn và được hỗ trợ không phải trả lãi suất trong vòng 10 tháng. Như vậy Thanh Thuỷ được hỗ trợ 80 con trâu bò trung bình mỗi con trâu bò được vay 4 triệu đồng. Do đó các hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đã có những hộ vay mua đến 5 con trâu bò và đẩy mạnh phương pháp chăn nuôi của gia đình theo chỉ thị của đề án. Tuy nhiên đề án còn hỗ trợ cho người nông dân về công tác thú ý (Thuôc men, tiêm phòng). Đồng thời còn hỗ trợ về công tác phối giống .
Bảng 4.7 Tổng đàn trâu bò qua các năm
Tổng đàn Năm 2007 2008 2009 Đàn trâu 1125 1025 937 Đàn bò 952 1275 1283 Trong đó: Bò lai sin 254 204 353 Tổng cộng 2077 2300 2220
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu điều tra của xã Thanh Thuỷ 2009
Từ bảng 4.7 ta thấy: Sau khi thực hiện dự án thì số lượng trâu bò của xã tăng giảm không đều qua các năm. Trong đó tỷ lệ đàn trâu ngày càng giảm, năm 2008 đàn trâu giảm 100 con (giảm 8,9%) so với năm 2007, năm 2009 giảm 88 con (giảm 8,58%) so với năm 2008.
+ Tỷ lệ đàn bò ngày càng tăng năm 2008 tăng 323 con (tăng 33,9%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 8 con (tăng 0,62%) so với năm 2008. Như vậy từ năm 2008 đến 2009 đàn bò tăng chậm hơn so với năm 2007 đến năm 2008.
+ Tỷ lệ đàn bò lai tăng giảm đột ngột thể hiện năm 2008 giảm 50 con (giảm 19,68%) so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 tăng 149 con (tăng 73%) so với năm 2008.
*Quy mô chăn nuôi:
Số lượng trâu bò của các hộ là một trong những tiêu chí quan trọng để xác dịnh loại hình kinh tế của hộ gia đình. Số lượng trâu bò càng lớn chứng tỏ quy mô nuôi của các hộ đó lớn, khả năng đầu tư cũng như điều kiện chuồng trại, giống, thức ăn và các loại chi phí khác cũng sẽ lớn.
Đối với xã Thanh Thuỷ qua bảng 4.8 dưới đây cho thấy, số hộ gia đình nuôi trâu bò tại thời điểm điều tra đối với nhóm 1 (Quy mô nuôi từ 3 - 5 con) có 12 hộ chiếm 57,14% và nhóm 2 (Quy mô nuôi từ 6 - 9 con) có 9 hộ gia đình,. chiếm 42,86%. Nói chung đối với chăn nuôi trâu bò ở quy mô hộ gia đình thì đây là một số lượng thấp, nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát, chủ yếu là tận dụng đuợc các điều kiện của gia đình như (lao dộng, thức ăn,....).
Bảng 4.8 quy mô chăn nuôi trâu bò của các hộ
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ %
1. Quy mô nuôi từ 3 - 5 con (Nhóm 1) Hộ 12 57,14 2. Quy mô nuôi từ 6 - 9 con (Nhóm 2) Hộ 9 42,86
3. Số lượng trâu BQ / hộ Con / hộ 1,19
4. Số bò BQ/ hộ Con / hộ 4,43
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua bảng 4.8 cho ta thấy:
Hầu như các hộ gia đình đều kết hợp nuôi giữa trâu và bò nhưng nhìn chung tỷ lệ nuôi bò bình quân/hộ lớn hơn tỷ lệ nuôi trâu. Tại thời điểm điều tra, số lượng trâu bình quân/ hộ là 1,19 con, số lượng bò bình quân/hộ là 4,43 con. Theo những người dân này cho rằng hộ nuôi bò nhiều hơn bởi vì; bò có thời gian sinh trưởng (mắn đẻ) hơn trâu, tuy nhiên bò dễ nuôi, dễ chăn thả có thể chăn thả trên các đồi núi cao. Các hộ gia đình lại cho rằng họ nuôi trâu ít vì trâu đem lại hiệu quả hàng hoá kém hơn bò, con trâu to, ăn nhiều vả lại hàng ngày phải cho nó xuống suối tắm, tốn thời gian trong chăn nuôi.
Tỷ lệ bò lai bình quân/ hộ là rất thấp chỉ có 0,57 con / hộ. Theo điều tra cho thấy hầu như các hộ gia đình đang chưa mạnh dạn khi nuôi bò lai bởi vì bò lai đòi hỏi nguồn vốn cao hơn bò địa phương, khả năng đầu tư thức ăn, con giống là cao nhưng bò lai lại không mắn dẻ bằng bò địa phương. Bên cạnh đó khi gặp dịch bệnh thì khả năng chống chịu của bò lai kém hơn bò địa phương