Phương pháp chăn nuôi

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)

* Điều kiện chuồng nuôi:

Để cho trâu bò phát triển khoẻ mạnh, không dịch bệnh, đem lại năng suất cao, thu nhập lớn thì ngoài các yếu tố như giống tốt, kỹ thuật chăm sóc, thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là điều kiện kỹ thuật chuồng trại phải xây dựng như thế nào, với quy mô chăn nuôi trâu bò khác nhau trong các hộ gia đình, thì việc xây dựng chuồng nuôi cũng sẽ khác nhau. Quy mô nuôi càng lớn số lượng trâu bò càng nhiều thì các chủ hộ sẽ đầu tư mở rộng diện tích chuồng nuôi sẽ lớn và sẽ có sự khác biệt giữa các hộ gia đình có quy mô nuôi nhỏ hơn.

Trong quá trình chăn nuôi ở nhóm thuộc dự án thì quy mô nuôi của 2 nhóm cũng khác nhau. Đối với nhóm 2 (nhóm có quy mô nuôi từ 6-9 con), nhóm này có quy mô nuôi lớn nó sẽ yêu cầu đầu tư về việc xây dựng chuồng nuôi, các thiết bị kỹ thuật trong chuồng nuôi... lớn hơn quy mô nuôi nhỏ. Bởi vì lượng trâu bò thì lớn nên đòi hỏi diện tích lớn do đó mỗi chuồng nuôi được nhốt trâu bò theo yêu cầu kỹ thuật nhất định, còn nếu lượng trâu bò nhiều mà chuồng nuôi lại hẹp thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

Đối với nhóm ngoài dự án thì họ lại có điều kiện kỹ thuật nuôi khác hơn do số lượng trâu bò của họ ít nên điều kiện chuồng nuôi và khả năng đầu tư về kỹ thuật không như các hộ gai đình chăn nuôi ở nhóm thuộc dự án

Bảng 4.10 điều kiện chuồng nuôi của các hộ gia đình chăn nuôi trâu bò Điều kiện kỹ thuật Nhóm thuộc dự án Nhóm ngoài dự án Nhóm 1 Nhóm 2 S L hộ C C % S L hộ C C % S L hộ C C % Có láng bê tông 8 66,7 9 100 3 60 Có máng ăn 9 75 9 100 - - Có bể bioga 2 16,7 3 33,4 - - Có hố sát trùng - - - - - Nhốt riêng trâu bò 12 100 9 100 5 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Từ bảng 4.10 ta thấy mỗi hộ gia đình có quy mô chăn nuôi trâu bò khác nhau thì việc đầu tư các thiết bị kỹ thuật cho chuồng trại cũng khác nhau.

Đối với nhóm 1 (có quy mô nuôi từ 3-5 con) có 8 hộ chuồng có láng bê tông, chiếm 66,7%, có 9 hộ chăn nuôi chuồng có máng ăn chiếm 75%, có 2 hộ có bể bioga chiếm 16,7%, có 100% hộ nhốt riêng trâu bò, không có hộ gia đình nào có hố sát trùng.

Đối với nhóm 2 (có quy mô nuôi từ 6 - 9 con), có 100% hộ chuồng có láng bê tông, có 100% hộ chuồng có máng ăn, có 2 hộ có bể bioga chiếm 33,4%, có 100% nhốt riêng trâu bò, không có hộ gia đình nào có hố sát trùng.

Đối với nhóm ngoài dự án có 3 hộ chuồng có láng bê tông, chiếm 60%, có 100% hộ nhốt riêng trâu bò, không có hộ nào có bể bioga, hố sát trùng, có máng ăn.

Qua bảng điều tra thì ta thấy đối với những hộ thuộc dự án có đầu tư lớn hơn các hộ ngoài dự án về con giống, thiết bị kỹ thuật của chăn nuôi. Đặc biệt đối với nhóm thuộc dự án những hộ gia đình chuồng nuôi có láng bê tông thì khả năng chống bệnh của trâu bò cao hơn những hộ ngoài dự án, theo điều tra, phòng vấn những hộ gia đình này cho rằng khi láng bê tông sẽ làm cho nền chuồng sạch sẽ hơn, vi trùng, bệnh tật sẽ giảm hơn so với trước khi chưa láng bê tông.

Còn đối với những hộ có bể bioga thì những hộ này tận dụng được nguồn phân chuồng cho vào bể sẽ tạo ra dòng điện phát sáng ở trong nhà, có thể nấu ăn mà không cần dùng điện lưới ở ngoài, hàng tháng họ có thể tiết kiệm một lượng điện rất lớn nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó họ vừa tiết kiệm vừa làm sạch môi trường không gây ô nhiễm cho gia đình và cộng đồng xung quanh.

Những hộ gia đình chưa có bể bioga và hố sát trùng thì dịch bệnh xẩy ra, gây ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi. Đặc biệt những hộ gia đình ngoài dự án thì không có hộ gia đình nào có bể bioga và hố sát trùng, chỉ có 60% hộ chuồng có láng bê tông nên theo phỏng vấn hàng năm trâu bò của họ vẫn xẩy ra dịch bệnh như (tụ huyết trùng, lở mồm long móng) nên họ tốn kém rất lớn thuốc men để chữa trị do đó làm giảm hiệu quả kinh tế rất lớn.

* Phương pháp chăn nuôi:

Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao thì phương pháp chăn nuôi của các chủ hộ là yếu tố không kém phần quan trọng. Phương pháp chăn nuôi như thế nào để làm sao vừa quản lý được con giống vừa tạo nên phương thức phòng chống dịch bệnh kịp thời. Theo điều tra thì mỗi hộ gia đình có một phương thức chăn nuôi khác nhau có thể chăn dắt, chăn thả tuỳ từng điều kiện của gia đình (như lao động, nguồn thức ăn, bãi thả...)

Bảng 4.11 Phương pháp chăn nuôi của các chủ hộ

Diễn giải Nhóm thuộc dự án Nhóm ngoài

dự án Nhóm 1 Nhóm 2 Số lượng hộ Cơ cấu % Số lượng hộ Cơ cấu % Số lượng hộ Cơ cấu % Chăn dắt 5 41,6 2 22,3 5 100 Chăn thả 7 58,4 7 77,7 Công nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Dựa vào bảng 4.11 cho ta thấy phương pháp nuôi của các nhóm khác nhau. Ở nhóm 1 (có quy mô nuôi từ 3 - 5 con) có 5 hộ chăn nuôi theo phương pháp chăn dắt chiếm 41,6%; có 7 hộ chăn nuôi theo phương pháp chăn thả chiếm 58,4%. Ở nhóm 2 (có quy mô nuôi từ 6-9con) có 2 hộ chăn nuôi theo phương pháp chăn dắt chiếm 22,3%; có 7 hộ chăn nuôi theo phương pháp chăn thả chiếm 77,7%.

Riêng đối với nhóm ngoài dự án không có hộ gia đình nào chăn nuôi theo phương pháp chăn thả, có 100% hộ gia đình chăn nuôi theo phương pháp chăn dắt. Theo điều tra (phỏng vấn) các chủ hộ cho rằng, chăn dắt và chăn thả đều có lao động chăm sóc sau mỗi ngày đều cho về chuồng nuôi. Nhưng 2 phương pháp này khác nhau ở chỗ về tập quán chăn nuôi của họ thì chăn dắt là chăn trên các bờ vùng bờ thửa..., còn chăn thả là chăn trên các thung lũng, đồi núi, chăn thả trên các bãi cỏ (phương pháp chăn thả này chủ yếu ở những hộ gia đình gần các thung

lũng có đủ điều kiện thả, không ảnh hưởng tới hoa màu xung quanh). Nhưng chăn thả thì trâu bò không hiệu quả bằng phương pháp chăn dắt.

Trong phương pháp chăn nuôi của các hộ gia đình thì ở các nhóm trong đề án và ngoài đề án thì không có hộ gia đình nào chăn nuôi theo phương pháp

công nghiệp. Do vậy việc kiểm soát dịch bệnh là rất khó khăn, dịch bệnh thường lây lan từ hộ gia đình này sang hộ gia đình khác. Nên đòi hỏi các hộ gia đình phải thường xuyên kiểm tra trâu bò và tách riêng đàn trâu bò bị nhiễm dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w