Tình hình sử dụng thức ăn và công tác phòng bệnh

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)

* Tình hình sử dụng thức ăn:

Để đàn trâu bò tăng trưởng nhanh thì kỹ thuật cho ăn và sử dụng thức ăn là một trong những yếu tố hàng đầu. Để đàn gia súc nói chung và trâu bò nói riêng luôn đạt hiệu quả cao thì người chăn nuôi phải tìm hiểu phương pháp cho ăn như thế nào, sử dụng loại thức ăn gì, nguồn gốc thức ăn ở đâu, chất lượng ra sao đó là những yếu tố cần thiết mà người chăn nuôi cần quan tâm.

Nhưng trong chăn nuôi trâu bò ở các hộ gia đình xã Thanh Thuỷ thì người dân chủ yếu sử dụng thức ăn tận dụng (thức ăn sẵn có) như cỏ, rơm rạ, cây cuối, cám.

Biểu đồ 4.3 Tình hình trồng cỏ ở các hộ gia đình xã Thanh Thuỷ

Theo biểu đồ 4.3 cho ta thấy tình hình trồng cỏ ở các hộ gia đình có quy mô nuôi khác nhau thì khác nhau. Ở nhóm 1 (quy mô nuôi từ 3 - 5 con) có 12,3% diện tích trồng cỏ, ở nhóm 2 (Có quy mô nuôi từ 6-9 con) tỷ lệ diện tích trồng cỏ ở các hộ cao hơn chiếm 21,6%. Riêng đối với các hộ gia đình ở nhóm ngoài dự án có quy mô nuôi ít hơn nên diện tích trồng cỏ rất thấp chỉ chiếm 5,6% diện tích như vậy ta cũng có thể thấy rằng từ đề án chăn nuôi trâu bò hàng hoá thì có hộ gia đình đã mạnh dạn chăn nuôi và tăng diện tích trồng cỏ của gia đình lên để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho đàn trâu bò.

Bảng 4.12 Các loại thức ăn chăn nuôi trâu bò

Nhóm thuộc dự án Nhóm ngoài dự án

Số hộ Cơ cấu % Số hộ Cơ cấu %

Thức ăn hỗn hợp 21 100 3 60

Thức ăn xanh 21 100 5 100

Đậm đặc phối hợp

Thức ăn tinh 21 100 4 80

Loại khác 21 100 5 100

Về loại thức ăn chăn nuôi trâu bò: Với nhóm thuộc dự án thì hầu như các hộ gia đình đều sử dụng các loại thức ăn như thức ăn xanh., thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp... và sử dụng các loại thức ăn khác như rơm rạ, cây lạc khô...

Đối với nhóm ngoài dự án, có 3 hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp chiếm 60%; 4 hộ sử dụng thức ăn tinh chiếm 80% ; có 100% hộ sử dụng thức ăn xanh và thức ăn khác (rơm, rạ...). Đặc biệt đối với các hộ gia đình sử dụng thức ăn hỗ hợp thì các hộ gia đình chỉ trộn thức ăn theo tập quán. Ví dụ (cám + nước + cây chuối...) nhưng chưa theo một phương thức kỹ thuật, chưa có tỷ lệ phù hợp do vậy sẽ ảnh hưởng với khả năng tăng trưởng của vật nuôi. Riêng đối với các hộ gia đình chăn nuôi chưa có hộ nào sử dụng thức ăn công nghiệp (đậm đặc phối trộn) theo phỏng vấn, họ cho rằng do thiếu vốn hoăc chưa được truyền đạt, hay họ đang e ngại vì khả năng gây dịch bệnh của thức ăn công nghiệp là rất cao.

* Công tác phòng bệnh:

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò hàng hoá nói riêng thì công tác phòng bệnh là yếu tố hết sức cần thiết, để đàn vât nuôi luôn khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh thì đòi hỏi các chủ hộ phải luôn tiêm phòng và chữa trị kịp thời mỗi khi trâu bò có bệnh.

Bảng 4.13 Phương thức phòng bệnh của các chủ hộ Nhóm thuộc dự án Nhóm ngoài dự án Số hộ Cơ cấu % Số hộ Cơ cấu % Tiêm phòng định kỳ 21 100 2 40 Có bệnh mới chữa 3 60

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Dựa vào bảng 4.13 cho ta thấy: Đối với nhóm chăn nuôi trâu bò thuộc dự án thì tỷ lệ tiêm phòng trâu bò chiếm 100%, vì đây là dự án được sự hỗ trợ của UBND huyện nhà. Hàng năm cứ đến thời gian tiêm phòng là các cán bộ thú y trực tiếp đến tiêm phòng cho các hộ gia đình, còn khi trâu bò bị bệnh thì cũng được sự

hỗ trợ về mọi mặt như thuốc thú y, các phương pháp chữa trị của các cán bộ thú y. Còn đối với nhóm ngoài dự án có 2 hộ tiêm phòng định kỳ chiếm 33,4%, 3 hộ trâu bò mắc bệnh mới chữa trị chiếm 66,6%, theo bảng điều tra các chủ hộ diễn giải rằng họ không tiêm phòng định kỳ bởi vì do thiếu vốn, hay khi tiêm phòng thì trâu bò đang có chửa nên họ không tiêm, hoặc có một số hộ lại sợ vì sự lây lan dịch bệnh giữa con này với con khác qua kim tiêm. Đây là một yếu tố đòi hỏi sự hỗ trợ của các cán bộ địa phương, các cán bộ khuyến nông khuyến khích, lý giải cho các chủ hộ này tiêm phòng kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 48 - 51)