Sự phù hợp trong cách tiếp cận dự án

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 55 - 56)

* Phù hợp bằng phương pháp tập huấn

Thông qua mô hình dự án, người dân đã được tham gia các lớp tập huấn rất chi tiết về chăn nuôi. Các hoạt động này đã mang đến cho người dân những kiến thức và kỷ thuật mới phù hợp với điều kiện hiện tại. Với phương pháp tập huấn “ cầm tay chỉ việc ” ngay trên mô hình của gia đình nên người dân cũng dễ dàng, nhanh chóng tiếp thu và nắm được các thao tác kỷ thuật. Kết quả điều tra phỏng vấn nhóm, phỏng vấn hộ cho thấy 100% các hộ đều nắm bắt được các kiến thức và kỷ thuật thông qua các buổi tập huấn với lượng kiến thức thu được từ các buổi học đó đều đạt kết quả cao. Chính những kiến thức mới có được thông qua tập huấn là cái đã mang đến cho người dân sự tin tưởng đầu tiên về mô hình. Chăn nuôi trâu bò là truyền thống của người nông dân do đó được sự hỗ trợ về kiến thức KHKT làm cho người dân tăng thêm khả năng chăn nuôi đạt năng suất cao. Tuy nhiên dự án được sự hỗ trợ của các cán bộ kỷ thuật dự án xuống trực tiếp tham gia, giám sát, hướng dẫn một cách cụ thể cho từng người dân triển khai mô hình tại gia đình đã làm giảm thiểu đi rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra ngay từ những bước

đầu tiên của việc triển khai mô hình dự án . Cách thức triển khai của dự án như vậy là rất rõ ràng dễ hiểu , dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao . Dự án đã giúp cho người dân có sự gắn kết chặt chẽ cùng hỗ trợ nhau để phát triển mục đích hướng tới cuộc sống ổn định cho tất cả các hộ gia đình trong thôn .

Trong quá trình thực hiện dự án các cán bộ dự án đã biết phôi hợp với các khuyến nông viên của xã, thôn, với hội phụ nữ, họ chính là sợi dây gắn kết giữa các cán bộ dự án và người dân. Trong quá trình triển khai mô hình người dân đã không gặp ít khó khăn , những thắc mắc của họ phần nào được giúp đỡ tháo gỡ . Dự án đã tạo dựng được niềm tin không chỉ với các hộ trong dự án mà với những cán bộ trong thôn mình.

* phù hợp trong việc nâng cao trình độ chăn nuôi của người dân

Bên cạnh việc cấp vốn cho gia đình hỗ trợ về kỹ thuật cho người dân thì dự án còn trang bị nâng cao kiến thức giúp người dân biết tận dụng các nguồn lực có sẵn ở địa phương để tái tạo năng lượng cho chăn nuôi, vừa bảo vệ môi trường tự nhiên như : tập huấn cho người dân kỷ thuật làm bể bioga. Đây là kiến thức hoàn toàn mới lạ đối với người dân, nó rất có ý nghĩa trong việc thay đổi phương thức chăn nuôi và giúp tăng năng suất cho vật nuôi. Đây được xem là một tiếp cận rất hay của dự án.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá hiệu quả dự án ''chăn nuôi trâu bò hàng hóa'' tại xã thanh thủy, huyện thanh chương tỉnh nghệ an (Trang 55 - 56)