Đặc điểm tâm sinh lý của HSTH có liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 30 - 33)

Theo N.X.Lâytex “Trình độ phát triển trí tuệ đã đạt đợc không thể nào tách khỏi đặc điểm riêng của giai đoạn lứa tuổi” [18]. Bởi vậy, khi đề ra phơng pháp dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho HS thì chúng ta phải chú ý đến đặc điểm này. HSTH là

một giai đoạn phát triển của cuộc đời con ngời và có ý nghĩa rất quan trọng đặt nền móng cho con ngời tiếp thu, lĩnh hội tri thức của nhà trờng. ở giai đoạn này hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh, nó giúp biến những khả năng tiềm năng của HSTH thành hiện thực. Bậc tiểu học đợc chia làm 2 giai đoạn khác nhau về trình độ hình thành hoạt động học và những đặc điểm tâm lý HS.

Giai đoạn 1: giai đoạn HS lớp 1 - 3 Giai đoạn 2: giai đoạn HS lớp 4 - 5

Trong đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến đặc điểm tâm sinh lý của HSTH giai đoạn 2.

+ Về hứng thú học tập: ở giai đoạn này hứng thú học tập chủ yếu của HS không phải là với bản thân quá trình hoạt động (tức là các công việc cần làm khi nắm tri thức) mà với việc vận dụng của các tri thức đó. Trẻ em muốn đợc giải thích về các hiện tợng tự nhiên mà các em quan sát thấy. Môn Khoa học là một môn học lý thú với nhiều kiến thức mới hay bổ ích về thiên nhiên đặc biệt có nhiều thí nghiệm hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho HS. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện các bài dạy môn Khoa học.

+ Về mặt nhận thức: Nhận thức của HSTH chủ yếu là nhận thức cảm tình việc lĩnh hội tri thức của các em đòi hỏi phải có sự phát triển tơng ứng của các quá trình nhận thức trực tiếp hiện thực: cảm giác, tri giác và quan sát. HS lớp 4,5 đã xuất hiện nhận thức lý tính hay còn gọi là t duy trừu tợng đợc thể hiện ở các hình thức khái niệm, phán đoán và suy luận tạo cơ sở giúp trẻ lĩnh hội đợc các kiến thức khá trừu tợng của môn Khoa học.

- Chú ý: Chú ý của HSTH gồm có chú ý không chủ định và chú ý có chủ định, chú ý không chủ định chiếm u thế. Khả năng chú ý có chủ định của học sinh tiều học tăng dần từ lớp 1 đến lớp 5, cùng với việc hình thành các thuộc tính của chú ý nh sự tập trung chú ý, sự bền vững của chú ý, sự di chuyển chú ý Do đó trong…

quá trình tổ chức cho HS làm thí nghiệm, GV cần đa dụng cụ thí nghiệm ra đúng thời điểm để tránh sự phân tán chú ý của HS, đồng thời đa học sinh vào tình huống có vấn đề, gây hứng thú tìm hiểu để lôi cuốn HS vào bài học.

- Ghi nhớ: HSTH ghi nhớ máy móc rất tốt. Đến giai đoạn 2 xuất hiện một cách ghi nhớ mới trong quá trình học tập của các em. Đó là cách ghi nhớ dựa vào việc phát hiện lôgic của tài liệu cần ghi nhớ, dựa vào việc cải biến tài liệu học tập, sắp xếp nó theo lôgic nhất định trên cơ sở thấu hiểu nội dung tài liệu. Nhờ vậy mà tài liệu trở nên dễ nhớ và nhớ đợc lâu hơn. Kiểu ghi nhớ này gọi là ghi nhớ có ý nghĩa, có chủ định. Nó giúp cho việc lĩnh hội những kiến thức mang tính trừu tợng của môn Khoa học đợc dễ dàng hơn. HS nắm đợc bản chất vấn đề tạo điều kiện và căn cứ cho việc tiếp thu những kiến thức tiếp theo.

Lớp 4, lớp 5 là giai đoạn cuối của bậc tiểu học. Hoạt động học đã hình thành tr- ớc đây tiếp tục phát triển và đạt trình độ nh một năng lực của HS - năng lực học tập, và nhờ đó các em có đợc những năng lực khác nh: năng lực toán, năng lực ngữ văn Năng lực học tập của HS giai đoạn phát triển này đ… ợc tạo nên bởi những cơ sở ban đầu kiểu t duy khoa học (t duy lý luận) năng lực thực hiện các kỹ năng công cụ nh: kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, kỹ năng tính toán Nh… vậy các em có khả năng làm thí nghiệm, quan sát để rút ra tri thức khoa học.

+ Tình cảm: Tình cảm có vị trí đặc biệt đối với HSTH vì nó là khâu trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của các em. Đối tợng gây xúc cảm cho HSTH thờng là những sự vật, hiện tợng cụ thể, sinh động, vì ở các em hệ thống tín hiệu thứ nhất vẫn còn chiếm u thế. Do đó những bài giảng khô khan khó hiểu, nặng nề về lý luận không gây cho HS những cảm xúc tích cực, thậm chí làm cho các em mệt mỏi, chán chờng. Đặc biệt những kiến thức khoa học lại khá trừu tợng đối với các em. Qua đặc điểm này ta thấy, trong quá trình dạy học môn Khoa học có thể khơi dậy của trẻ xúc cảm học tập qua việc tổ chức hoạt động học tập cho HS (qua việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm, thảo luận nhóm). Từ đó mà tính tích cực nhận thức của HS đợc phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả học tập.

Nh vậy, từ việc phân tích những đặc điểm tâm sinh lý HSTH có thể rút ra kết luận rằng: sử dụng PP thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với lôgic của quá trình dạy học và đặc điểm nhận thức của HS sẽ là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lợng, hiệu quả dạy học môn Khoa học ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 30 - 33)