Chỉnh sửa và hoàn thiện chơng trình sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân lớp 11 THPT qua khảo sát tại trường THPT dân tộc nội trú tân kỳ nghệ an (Trang 66 - 67)

- Phơng pháp nêu vấn đề.

3.3.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện chơng trình sách giáo khoa

Một trong những vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lợng dạy học môn giáo dục công dân là chất lợng sách giáo khoa của môn học. Nó đòi hỏi cả về hình thức và nội dung cuốn sách phải thể hiện đúng, đủ và hiệu quả những vấn đề cần

thiết để môn học trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản.

Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chơng trình thay sách giáo khoa môn giáo dục công dân cho các trờng trung học phổ thông, trong đó sách giáo dục công dân lớp 11 có hai nội dung chính: Công dân với kinh tế và Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội đã cung cấp đợc những kiến thức phổ thông về những khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nớc ta, giúp các em ý thức đợc trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, gia đình và bản thân. Mặc dù các nhà viết sách đã có rất nhiều nỗ lực cố gắng đơn giản hoá các nội dung và rút ngắn nội dung kiến thức, nhng qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy đang còn một số vấn đề cần phải chỉnh sửa hoặc cắt giảm để sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 11có đợc sự hoàn thiện hơn.

Thứ nhất, nội dung vẫn còn khá nặng nề và mang tính hàn lâm. Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu kỹ phần "Công dân với kinh tế" ta thấy các nội dung tơng đối giống với nội dung chơng trình đợc giảng dạy ở bậc đại

học. Ví dụ bài Hàng hoá - tiền tệ - thị trờng, bài Quy luật giá tri trong sản xuất và lu thông hàng hoá.

Đây là bài có nội dung rất khó và khi trao đổi với các giáo viên thì họ cũng đồng ý nh vậy. Những vấn đề nh: hàng hoá, hai thuộc tính của hàng hoá, lợng giá trị, thời gian lao động xã hội cần thiêt, nguồn gốc ra đời và chức năng của tiền, quy luật lu thông tiền tệ…Những vấn đề này cũng có đầy đủ trong chơng trình môn kinh tế chính trị dạy trong các trờng cao đẳng và đại học. Nh thế thì theo chúng tôi là cha phù hợp với đối tợng và quá nặng nề với các em học sinh.

Thứ hai, nội dung ở một số bài chủ yếu là lý thuyết, còn thực hành thì rất ít, thông tin nhiều, thuật ngữ chính trị phức tạp, những kết luận mang tính áp đặt buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, …Ví dụ bài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc và bài Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cờng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nớc.

Vậy, để góp phần nâng cao chất lợng dạy học môn giáo dục công dân và

nâng cao hiệu quả phơng pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần "Công dân với kinh tế", chúng ta cần phải chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung chơng trình sách giáo khoa.

Chơng trình sách giáo khoa phải khắc phục đợc tình trạng quá tải về kiến thức nhằm tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực, tăng cờng các tình huống có vấn đề, các bài toán nhận thức để học sinh tập giải, giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cờng những câu hỏi phát triển trí thông minh, sáng tạo, giảm bớt những kết luận mang tính áp đặt, tăng cờng những gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học. Ngoài ra, phần bài tập của học sinh cũng phải giảm phần học thuộc lý thuyết mà tăng cờng phần thực hành, bài tập trắc nghiệm khách quan.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân lớp 11 THPT qua khảo sát tại trường THPT dân tộc nội trú tân kỳ nghệ an (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w