Lý thuyết trên lớp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân lớp 11 THPT qua khảo sát tại trường THPT dân tộc nội trú tân kỳ nghệ an (Trang 70 - 72)

- Phơng pháp nêu vấn đề.

3.4.1.Lý thuyết trên lớp

Bất kỳ một môn học nào cũng đều bao gồm phần lý thuyết và phần bài tập, phần thực hành. Đặc biệt, chơng trình môn giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông, nội dung học tập của học sinh chủ yếu là lý thuyết. Có thể nói, lý thuyết, lý luận là nền tảng của quá trình học tập của học sinh. Khi tiếp xúc học tập, nghiên cứu một môn học nào đó, các em luôn phải bắt đầu từ hệ thống lý thuyết của môn đó, bắt đầu tiếp xúc từ các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, định lý, định luật…sau đó mới đi đến thực hành, thí nghiệm… Nói nh thế không có nghĩa là hoạt động của con ngời bắt đầu bằng lý luận, mà ở đây chúng ta chỉ đề cập đến quá trình học tập, nghiên cứu của ngời học, khi lý luận đã đợc khái quát từ hoạt động thực tiễn thành những môn khoa học cụ thể trong nhà trờng.

Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận là "kim chỉ nam" cho hành động, soi đờng, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lý thuyết, lý luận của các môn học có vai trò giúp cho ngời học nắm đợc những khái niệm, phạm trù, nguyên lý cơ bản của môn học, để từ đó ngời học có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề và vận dụng vào thực tiễn một cách chính xác và có hiệu quả.

Tuy nhiên, khi chúng ta nói đến vai trò của lý thuyết, lý luận đối với quá trình học tập của học sinh, chỉ chú ý đến trang bị, giảng giải lý thuyết, thiên về lý thuyết, xem nhẹ phần bài tập, thực hành thì sẽ sai lệch với nguyên tắc của giáo dục là "học đi đôi với hành", lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Thực trạng môn giáo dục công dân hiện nay, trong đó có phần "Công dân với kinh tế" lơp 11, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc giảng giải lý thuyết, khái niệm, phạm trù, quy luật, mà cha chú ý nhiều đến vấn đề nghiên cứu thực tiễn. Hầu hết các bài học trong phần "Công dân với kinh tế" hiện nay, mặc dù đã đợc các nhà khoa học soạn một cách kỹ lỡng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn, nhng qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy rằng nội dung lý thuyết của phần học này tơng đối nhiều và có những phần thực sự là khó. Khó đối với cách dạy của giáo viên và khó đối với việc nhận thức của các em học sinh. Chẳng hạn nh lý thuyết phần "Quy luật lu thông tiền tệ", "Quy luật giá trị"... Nh đã nói ở phần trên, nội dung chơng trình phần lý thuyết nhiều và có phần cha phù hợp với đối tợng ngời học, có những bài thông tin nhiều, thuật ngữ trừu tợng, những kết luận mang tính áp đặt bắt các em phải ghi nhớ máy móc…làm cho quá trình dạỵ và học của giáo viên và học sinh mất rất nhiều thời gian để giải quyết phần lý thuyết, không đủ thời gian cho việc sử dụng phơng pháp mới, đặc biệt là phơng pháp nêu vấn đề cần nhiều thời gian để giải quyết các tình huống.

Nh vậy, để đảm bảo cho việc sử dụng phơng pháp dạy học nêu vấn đề một cách có hiệu quả trong việc giảng lý thuyết trên lớp, thiết nghĩ, chúng ta nên đơn giản hoá và trình bày phần lý thuyết một cách ngắn gọn hơn. Chẳng hạn nh vấn đề nguồn gốc của tiền: vẫn biết trong bộ T bản, Các Mác trình bày rất cụ thể lịch sử hình thành, phát triển các hình thái của giá trị để đi đến nguồn gốc ra đời của tiền, nhng đối với học sinh phổ thông không nhất thiết phải đi theo cách trình bày nh trong tác phẩm kinh điển, chúng ta có thể diễn đạt một cách phổ thông hoá, chứ không thể giống nh chơng trình giảng dạy cho cao đẳng, đại học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần công dân với kinh tế chương trình giáo dục công dân lớp 11 THPT qua khảo sát tại trường THPT dân tộc nội trú tân kỳ nghệ an (Trang 70 - 72)