2.3.2.1 Giáo lý
Kinh Côran: Giáo lý của Ixlam đợc trình bày cụ thể trong kinh Côran (AL Qoran) nguyên tiếng Arập là đọc, tụng, ngâm. Kinh Côran không phải sách kinh do giáo chủ Môhamét viết ra trong lúc ông truyền đạo, mà là công trình su tập của các nhà truyền giáo của đạo Ixlam, nhằm thâu tóm tất cả những lời giáo huấn của Thợng đế đối với loài ngời mà Môhamét nhận đợc qua thiên
thần Gabrien trong vòng 22 năm (610-632). Những lời rao giảng, những lời dạy của Môhamét cho tín đồ lúc đầu đợc môn đệ ghi lại trên lá Chà Là, đá trắng và học thuộc lòng. Sau này khi Môhamét qua đời, những ngời kế tục sự nghiệp truyền giáo của ông nh Calipha, Abu Bekr và Ôman thu thập, sắp sếp chỉnh lý một cách hệ thống thành bộ kinh Côran.
Sách Suma: “Suma” theo tiếng Arập có nghĩa là đức tính, phép xử thế mẫu mực. Sách soạn dựa trên những đức tính và cách xử thế của giáo chủ Môhamét tín đồ lấy gơng đó để noi theo. Sách Suma bao gồm những lời giải thích các điều luật Ixlam sau thánh Côran.
Sách Hadish: “Hadish” theo tiếng Arập có nghĩa là “truyền thống”,là các tập quán cổ truyền. Đó là cuốn sách su tập những lời nói, cử chỉ, hành động của giáo chủ Môhamét (cha đợc ghi trong sách Côran, sách Suma) và những ngời bạn của ông.
Cũng nh mọi tôn giáo, giáo lý của đạo Ixlam cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con ngời.
Quan niệm về thế giới: Đạo Ixlam tiếp thu khá nhiều quan niệm của các tôn giáo khác nhất là đạo Do Thái nh: Lịch sử sáng thế, thiên thần và ma quỷ, thiên đàng và địa ngục, cuộc phát xét cuối cùng…Đặc biệt, đạo Ixlam cũng chịu ảnh h- ởng khá rõ nét về thuyết độc thần của đạo Do Thái, đạo Kitô.
Tín điều căn bản đầu tiên của đạo Ixlam là niềm tin tuyệt đối vào thánh Ala. Tín đồ Ixlam giáo cho rằng thánh Ala và thợng đế duy nhất, tối cao, ngoài thánh Ala không còn có một thần nào khác. Ixlam giáo cho rằng thánh Ala là đấng kiến tạo, và điều khiển mọi sự sinh tồn trong vũ trụ.
Tôn sùng Môhamét là tín điều quan trọng thứ hai trong giáo lý đạo Ixlam. Môhamét đợc coi là sứ giả của thánh Ala, và là tiên tri của tín đồ. Bản thân ông không phải là thần, mà chỉ là ngời “báo tin vui”, “truyền cảch báo” của Thánh Ala cho nhân gian. Môhamét thừa nhận, trớc ông đã có nhiều vị sứ giả của Thợng đế nh Đavít, Xôlômông, Môdô, Giêsu…nhng Môhamét là sứ giả cuối cùng, đáng mến nhất, anh minh nhất,..và có sứ mệnh cao cả nhất là cứu
loài ngời thoát khỏi mọi tội lỗi, chỉ ra cho họ con đờng đứng đắn bằng cách truyền giảng ý chí của Thợng đế qua kinh Côran.
Đạo Ixlam còn buộc các tín đồ phải tôn thờ các bạn đồng nghiệp của tiên tri Môhamét bởi vì họ là những nhân vật xuất chúng, sau sứ giả của thánh Ala. Các bạn đồng nghiệp của Môhamét bao gồm những ngời có thật hoặc những ngời tởng tợng ra, tơng tự nh Thánh tông đồ của đạo Kitô.
Tín điều của đạo Ixlam còn quy định không thờ ảnh tợng vì theo đạo này thì không có một hình tợng nào có thể sánh đợc với hình ảnh của Thánh Ala. Vì thế trong các thánh đờng Ixlam chỉ trang trí bằng chữ Arập chứ không có ảnh tợng và tranh ảnh. Riêng trong đền Caaba ở Meca tảng đá đen đợc giữ lại từ thời Môhamét truyền đạo, đợc coi là thánh vật của đạo này.
Quan niệm về con ngời: Ixlam giáo cũng niệm con ngời gồm có hai phần thể xác và linh hồn. Thể xác chỉ là cái vỏ bọc tạm thời, bên ngoài, còn linh hồn là bất tử. Cuộc sống trần gian chỉ là “ngỡng cửa” để bớc vào cuộc sống vĩnh cứu ở thế giới bên kia.