III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
3. Ghi nhớ 2 (SGK
3.3.3. Kết luận về việc thăm dò
Quá trình thăm dò trên bốn lớp 6 ở trường THCS Nghi Đức và Trường Thi, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
- Việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở hai trường THCS trên giúp HS có sự say mê, hứng thú với bài học hơn cũng như tham gia hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực, độc lập; làm sôi nổi không khí lớp học, tạo ra không khí học tập tốt.
- Qua các giờ dạy có sử dụng PPTQ, hiệu quả giờ dạy cao hơn, HS tập trung chú ý hơn, đặc biệt người dạy đã trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học; và HS trở thành chủ thể của quá trình nhận thức để chiếm lĩnh tri thức và bồi dưỡng nhân cách.
- Trước những hiệu quả như vậy, chúng tôi có thể khẳng định vấn đề sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS là có tính khả thi.
Tiểu kết chương 3
Do nhiều điều kiện khách quan và điều kiện thời gian nên việc thăm dò được tiến hành với HS còn hạn chế chưa đủ để khẳng định sự thành công của đề tài. Tuy nhiên, với những kết quả khả quan bước đầu có thể đánh giá: Sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS là một trong những phương pháp khơi gợi hứng thú, động viên và nhiệt tình học tập của HS, giúp ích cho việc bồi dưỡng năng lực quan sát và tưởng tượng của HS. Qua thăm dò chúng tôi thấy rằng: PPTQ giúp cho GV nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và nhiệt tình nghề nghiệp. Về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học cũng cần được trang bị đầy đủ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất lượng.
Trong dạy học, để phát huy được vai trò của PPTQ, GV cần xác định mục tiêu, nội dung của bài học để lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp. Từ đó mới phát huy được hiệu quả trên nhiều phương diện.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước Công nghiệp, hôi nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu đối với ngành giáo dục phải thay đổi mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, ngành giáo dục phải tích cực đổi mới PPDH, lấy HS làm trung tâm, hay nói cách khác thực hiện quá trình dạy học phải dựa vào hoạt động tích cực chủ động của HS nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, kích thích hứng thú học tập của HS.
Tinh thần đổi mới PPDH này đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12/1996) và được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005). Một trong những PPDH tích cực phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới hiện nay đó là PPDH trực quan đã được chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận và qua thực tiễn vận dụng PPTQ vào dạy học Tiếng Việt ở THCS, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. PPTQ là một PPDH giúp cho HS dễ dàng tiếp thu kiến thức nhờ vào sự tri giác trực tiếp của các giác quan vào sự vật, hiện tượng. PPDH trực quan được xây dựng trên cơ sở con đường nhận thức biện chứng của Lênin: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Chính vì thế mà phương pháp trực quan luôn phát huy được tính tích cực, sáng tạo và năng lực quan sát của HS thông qua việc sử dụng các phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học tạo ra nguồn tri thức mới.
2. Qua thực tiễn nghiên cứu đề tài luận văn ở bậc THCS, chúng tôi phân tích làm rõ những khái niệm, cơ sở khoa học của PPTQ và những nội dung, hình thức và quy trình sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS. Từ đó để khẳng định tính tất yếu của việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS. Để chứng minh điều đó, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, đề ra quy trình giải pháp nhằm thực hiện tốt việc vận dụng PPTQ vào dạy học Tiếng Việt ở bậc THCS.
Tuy nhiên, để vận dụng phương pháp trực quan đạt hiệu quả cao trong dạy học Tiếng Việt ở THCS, đòi hỏi người GV phải trên cơ sở nắm vững một số yêu cầu cơ bản khi vận dụng PPTQ, tăng cường đầu tư về chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng tính tích cực, hứng thú của HS trong quá trình nhận thức.
Để kiểm chứng tính khoa học, tính sư phạm và hiệu quả của việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm
trong phạm vi bốn lớp 6 của hai trường THCS Nghi Đức và Trường Thi thông qua việc thăm dò và đã rút ra được những kết luận. Và những kết luận đó đã khẳng định được tính hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS.
3. Như vậy, qua kết quả thực nghiệm đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thiết khoa học đã đề ra trong đề tài và đây cũng là cơ sở khẳng định: Sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng có nhiều vấn đề chưa được đi sâu phân tích, chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Vì vậy, chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp chân tình của các nhà khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.