Sử dụng dạy học văn bản

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 45 - 47)

Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo lập bởi sự liên kết các câu, các đoạn văn…tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, và có tính chất độc lập.

Dạy học văn bản trong nhà trường phổ thông nhằm cung cấp cho HS những tri thức cơ bản về văn bản, làm sáng tỏ thêm sự hành chức của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp; đồng thời phục vụ cho việc phân tích và tạo lập văn bản trong nhà trường và ứng dụng thực hành văn bản trong thực tiễn xã hội. Đặc biệt nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ ở HS; các em biết lĩnh hội, sản sinh tốt các loại văn bản viết và nói, biết làm cho văn bản của mình thích hợp với mục đích, hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp.

Để phát huy tính chủ động, sáng tạo; sự hứng thú học tập của HS trong dạy học về văn bản thì việc lựa chọn và sử dụng PPDH nào là rất quan trọng. Cho nên để đáp ứng yêu cầu đó, việc sử dụng PPTQ vào dạy học về văn bản rất cần thiết nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông.

Phương tiện trực quan được sử dụng ở đây cũng rất đa dạng: có thể dùng bảng phân loại để phân tích về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản; đưa ra các mẫu văn bản để phân tích…Tất cả những phương tiện trực quan đó có tác dụng tích cực trong dạy học về văn bản ở THCS. Ví dụ: Ở bài “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt” (Ngữ Văn 6- Tập 1).

Mục tiêu của bài học này là giúp cho HS nắm được các dạng thức của văn bản, nên GV đưa ra bảng phân loại được chuẩn bị trên giấy Ao để các em quan sát, vì đây là bài học mà các em lần đầu tiên được tiếp cận với kiến thức mới - kiến thức về văn bản. Với bảng phân loại này sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội kiến thức mới.

TT

Kiểu văn bản, phương thức biểu

đạt Mục đích giao tiếp Ví dụ

1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc. Kể lại truyện “Thánh Gióng”… 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật,

con người. Tả lại những pha bóng đẹp… 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Bày tỏ lòng yêu mến bộ môn bóng đá…

4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.

Bài nghị luận về tác hại của các tệ nạn xã hội… 5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính

chất, phương pháp. Thuyết minh về một giống vật nuôi… 6 Hành chính-công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,…

Các đơn từ…

Hay khi dạy mục khái niệm về văn bản, GV đưa ra ba bức tranh:

- Một người đang phát biểu trong cuộc họp, mọi người đang hết sức lắng nghe.

- Một nhóm HS đang đọc bản thông báo của nhà trường.

- Các thiếp mời cưới, hợp đồng lao động, tập thơ, tiểu thuyết…

HS quan sát ba bức tranh và trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Cha ông ta đã có câu : “ Trăm nghe không bằng một thấy” để nhấn mạnh

giá trị của việc thấy tận mắt những điều mà mình chỉ được nghe. Nếu như trong dạy học về văn bản GV chỉ giảng cho HS nghe, chẳng hạn thế nào là văn bản hành chính, thế nào là văn bản phân tích văn học…mà không hề chỉ ra cho HS thấy một mẫu cụ thể đang tồn tại xung quanh các em có thể nhìn tận mắt hình thù cụ thể của loại văn bản đó thì chắc chắn là hiệu quả của giờ giảng thấp. Chính những mẫu văn bản, mẫu phân tích…được GV sử dụng trong giờ dạy về văn bản là những phương tiện trực quan.

Ví dụ: Bài 28 “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính” (SGK Ngữ Văn 7, Tập 2). Mục đích của bài này là nhằm giúp các em nắm được thế nào là văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính. Vì vậy, bài học này cần phải đưa ra các mẫu để phân tích về mục đích, nội dung, yêu cầu của văn bản hành chính. Mẫu ở đây có thể lấy trong SGK, có thể giáo viên sưu tầm…Sau khi phân tích xong có thể để học sinh tự soạn thảo ra văn bản hành chính theo nội dung mà GV đưa ra, chẳng hạn như: Giấy đề nghị, văn bản báo cáo…

Như vậy, khi dạy học về văn bản, để phát huy được tác dụng của PPTQ phải xác định được mục tiêu, nội dung của bài học. Điều này sẽ giúp cho giờ dạy đạt được hiêu quả cao, đồng thời kích thích sự hứng thú và say mê học tập của HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w