0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Thực trạng của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học TiếngViệt ở THCS

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 25 -29 )

1.3.2.1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp trực quan của giáo viên trongdạy học Tiếng Việt ở THCS.

Nhằm đánh giá thực trạng của GV ở việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt, cần xem xét hai phương diện: mức độ và cách thức sử dụng PPTQ như thế nào?

* Mức độ vận dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt.

Có thể nói rằng, mức độ sử dụng PPTQ của GV ở THCS chưa được thường xuyên, cả năm học nếu sử dụng thì ở những tiết dự giờ hoặc thao giảng. Và phương tiện dạy học được sử dụng rất đơn giản, nghèo nàn . Còn một số GV sử dụng phương tiện với ý nghĩa là phương tiện minh họa đơn thuần cho bài giảng, điều này cho thấy hiệu quả vận dụng PPTQ trong dạy học chưa phát huy đúng với chức năng của nó.

Mặc dù GV đã có ý thức sử dụng PPTQ trong dạy học, nhưng trong thực tiễn dạy học thì mức độ sử dụng phương pháp này còn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng chung quy lại vẫn là mấy nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất: Môn Ngữ văn là môn học về ngôn từ, chủ yếu sử dụng ngôn từ, liên tưởng để hiểu và cảm nhận đối tượng. Có lẽ vì thế mà nhiều người cho rằng không nên và không cần thiết phải sử dụng các phương tiện trực quan. Cũng xuất phát từ nhận thức ấy mà từ trước tới nay việc đầu tư cho thiết bị dạy của môn học này là ít nhất.

Thứ hai: Phần lớn GV chưa nhận thức được hết vai trò và tác dụng của phương tiện dạy học cũng như chưa nhận thức được vị trí, vai trò của môn học. Chưa đầu tư suy nghĩ nhiều về phương hướng và cách thức sử dụng phương tiện một cách có hiệu quả; chưa chịu khó sưu tầm và tự tạo ra các thiết bị dạy học cho phù hợp.

Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường học nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn quá khó khăn, nghèo nàn…

* Cách thức vận dụng PPTQ của GV

Qua dự giờ thao giảng trong tổ chuyên môn, đặc biệt là môn Tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy cách vận dụng PPTQ vào dạy học của GV có những ưu điểm và những hạn chế như sau:

- Ưu điểm:

Hầu hết trong tiết dạy sử dụng PPTQ của GV đều chuẩn bị tốt các phương tiện trực quan.

Kỹ năng sử dụng khá thành thạo các phương tiện trực quan, kích thích được sự chú ý, quan sát của HS.

- Hạn chế:

Một số GV xem việc sử dụng phương tiện dạy học là một khâu phụ, là sự đột phá cho sự minh chứng “chỉn chu” trong giờ dạy học của mình. Do đánh giá quá cao vai trò của PPTQ nên một số GV còn lạm dụng trong việc sử dụng phương tiện trực quan, do đó không chuyển tải được hết kiến thức cơ bản, cần thiết của bài học, dần dần gây tâm lý nhàm chán, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức của HS.

Dường như GV còn lúng túng, hạn chế trong việc sử dụng phương tiện trực quan hoặc chưa đưa ra được quy trình sử dụng phương tiện trực quan nói chung và các phương tiện trực quan cụ thể. Do vậy, yêu cầu đặt ra cần phải có quy trình chặt chẽ hướng dẫn GV sử dụng phương tiện trực quan. Đối với bộ môn Tiếng Việt ở nhà trường THCS, việc sử dụng PPTQ để phù hợp với từng vùng miền, từng trường, từng lớp và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh còn nhiều bất cập. Nhìn chung, các GV khi sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học chỉ mới dừng lại ở mức độ là khâu phụ trong tiến trình dạy học, một phương tiện qua loa cho lời giảng, chưa thấy được tầm quan trọng của nguồn tri thức và sức mạnh tiềm ẩn của nó.

Vì vậy, nhiều bài dạy, giờ dạy học đạt hiệu quả không cao mà nó trở nên tẻ nhạt, đơn điệu, không kích thích sự hứng thú học tập cũng như chưa phát huy được tính tích cực học tập của HS.

Đại đa số GV THCS khi dạy chỉ sử dụng các phương tiện trực quan như: sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh,… để minh họa cho bài giảng, ít chú ý đến chức năng nguồn tri thức của chúng, tức là không chú ý đến việc tổ chức cho HS khai thác tìm kiếm kiến thức từ nguồn này, đã lãng phí nguồn kiến thức vô cùng quan trọng.

Tình trạng dạy chay khá phổ biến, các phương tiện trực quan được sử dụng trong giờ học còn đơn điệu.

Một số GV đã cố gắng phát huy tính tích cực tự giác của HS trong lớp học và làm cho giờ Tiếng Việt sinh động bằng cách tạo không khí học tập sôi động, như tổ chức HS thảo luận, tổ chức một số trò chơi liên quan đến nội dung bài học, tổ chức ngoại khóa, hay đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời. Nhưng số tiết học kiểu nàycòn quá ít, có chăng chỉ phổ biến trong các giờ thao giảng.

1.3.2.2. Thực trạng việc tiếp cận với phương pháp trực quan của học sinh trongdạy học Tiếng Việt ở THCS

a. Nhận thức về vai trò và thái độ học tập môn Tiếng Việt ở THCS. Để tìm hiểu nhận thức về vai trò và thái độ học tập môn Tiếng Việt và làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu về thực trạng tiếp cận với PPTQ của HS trong giờ học, chúng tôi đã tiến hành điều tra HS khối 09- Trường THCS Trường Thi với kết quả như sau: 92,2% số học sinh cho rằng môn Tiếng Việt là môn học cần thiết, quan trọng và bổ ích. Rõ ràng, phần lớn HS đều nhận thức đúng về vai trò, vị trí của môn Tiếng Việt ở trường THCS.

Mặc dù nhận thức đúng về vai trò, vị trí của môn Tiếng Việt nhưng về động cơ, thái độ học tập thì trái với nhận thức, cụ thể:

Khi hỏi “ Em chỉ học khi gần kiểm tra và thi phải không?” thì có đến 73,4% cho là đúng; 20,2% ý kiến chưa đúng lắm và 6,4% ý kiến cho là không đúng.

Hay khi hỏi: “Ở trên lớp, em tham gia phát biểu kiến, xây dựng bài, tranh luận, thảo luận như thế nào trong tiết học môn Tiếng Việt?”, có 35,7% ý cho là tích cực, có 40,8% ý kiến là không bao giờ, “thỉnh thoảng” có 23,5% ý kiến.

Về hứng thú học tập, chúng tôi hỏi: “ em có thích học môn Tiếng Việt không?”: có 27,6% số HS thích học; 69,2% HS có thái độ bình thường đối với môn học và 3,2% số HS không thích học.

Như vậy, giữa nhận thức về vị trí, vai trò môn học và thái độ học tập của HS trong trường hợp này là mâu thuẫn. Để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã trò chuyện với HS: một số HS phát biểu rằng “ chúng em yêu Tiếng Việt nhưng chúng em không thích học Tiếng Việt vì môn học này rất khô khan” và phương pháp giảng dạy của GV chưa thật sự kích thích hứng thú, tích cực, sáng tạo của HS.

Với thái độ học tập trên của HS sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bộ môn đặc biệt là đối với sự phát triển nhân cách của các em.

b. Thực trạng việc tiếp cận PPTQ của HS trong giờ học Tiếng Việt. Đối với các trường THCS thuộc các xã vùng sâu vùng xa nên đa số các em chưa tiếp cận được với phương tiện trực quan hiện đại, các PPDH tích cực của GV. Vì vậy, các em gặp khó khăn và hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức bài học khi GV sử dụng phương pháp này.

Ở những trường thuộc thành phố, thị xã có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì các em HS có sự hứng thú, niềm say mê tìm hiểu kiến thức hơn.

Tuy nhiên, dù ở đâu nhưng qua các tiết thao giảng của GV có vận dụng PPTQ thì sự hứng thú của hầu hết HS được bộc lộ rõ, cụ thể:

Các em rất tích cực quan sát, chăm chú, lắng nghe những vấn đề mà GV đưa ra để tranh luận, thảo luận. Mức độ tập trung vào bài học cao hơn. - HS giơ tay phát biểu sôi nổi, nhiệt tình, chủ động nắm kiến thức bài học.

- Biết vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua việc tích cực hoàn thành tốt hệ thống bài tập trong SGK.

Từ thực trạng việc tiếp cận PPTQ của HS THCS đã khẳng định tính tất yếu của việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS.

1.3.3. Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng phươngpháp trực quan trong dạy học Tiếng Việt ở THCS

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 25 -29 )

×