Các điều kiện liên quan đến môi trường dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 70)

Môi trường dạy học là một trong những yếu tố tạo thành cấu trúc hoạt động dạy học chi phối trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của dạy và học. Theo quan điểm sư phạm học tương tác thì môi trường dạy học là những điều kiện cụ thể, đa dạng do người dạy tạo ra và tổ chức cho người học hoạt động, thích nghi trên nền tảng những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đặt ra cho người học nhằm đạt tới mục tiêu của nhiệm vụ dạy học. Môi trường dạy học có quyết định không nhỏ đối với cách dạy cũng như cách học trong quá trình dạy học. Một môi trường học tập thoải mái, an toàn, lành mạnh sẽ đem lại cho GV và HS sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo và tưởng tượng hơn hẳn một một không gian bừa bãi, tối tăm và ngột ngạt. Xây dựng nhà trường thành môi trường thân thiện, môi trường dạy học yên ổn, từ đó giúp các em có được tâm lí thoải mái hơn, tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường và GV nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em, đề ra biện pháp giáo dục thích hợp, phát huy năng lực bản thân. Chẳng hạn,

ngoài giờ lên lớp, nhà trường còn tổ chức các buổi tham quan ngoại khóa, thăm hỏi những gia đình HS có hoàn cảnh khó khăn...Qua đó các em có được ý chí phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đồng thời, giúp người GV an tâm công tác, phát huy được năng lực giảng dạy của mình.

Môi trường học tập, giảng dạy công tác của GV phải là môi trường khuyến khích, tạo điều kiện cho việc sử dụng phương tiện trực quan.

Như vậy, khi có một môi trường dạy học lí tưởng thì việc sử dụng PPDH nói chung và PPTQ nói riêng là cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong dạy học Tiếng Việt ở THCS.

Tiểu kết chương 2

Nội dung, hình thức và quy trình sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS là khâu quan trọng và cần thiết trước khi GV tiến hành dạy học bằng PPTQ. Nội dung, hình thức và quy trình này được chúng tôi khái quát trên cơ sở thực tiễn của quá trình dạy học, bao gồm các bước : Sử dụng dạy học về từ ngữ, dạy học về ngữ pháp, dạy học về văn bản ; sử dụng trong dạy học bài mới, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong tổng kết và ôn tập, trong kiểm tra và đánh giá ; lựa chọn nội dung kiến thức, xác định phương tiện trực quan, chọn hình thức trực quan, thiết kế giáo án và thực hiện. Các bước này nếu được chuẩn bị chu đáo thì hiệu quả của việc sử dụng PPTQ vào dạy học môn Tiếng Việt ở THCS càng cao.

Để thực hiện nội dung, hình thức và quy trình này, chúng tôi đưa ra các điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng PPTQ trong dạy học Tiếng Việt ở THCS một cách thiết thực đối với lãnh đạo nhà trường, đối với GV, HS và cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường cùng với môi trường dạy học.

Ở chương 2 này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả trong dạy học bằng PPTQ, nhằm kích thích hứng thú học tập của HS đối với bộ môn Tiếng Việt ở THCS, đáp ứng nhu cầu về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Chương 3

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w