Sử dụng dạy học ngữ pháp

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 45)

Ngữ pháp Tiếng Việt được dạy ngay từ các lớp dưới của bậc tiểu học và liên tục suốt các lớp ở tiểu học, và đến các lớp của THCS. Không có chương trình Tiếng Việt ở lớp học nào lại bỏ qua phần ngữ pháp. Đó là vì vai trò quan trọng của ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ nói chung và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói riêng.

Dạy học ngữ pháp nhằm cung cấp các tri thức về cú pháp Tiếng Việt: Tri thức về hệ thống cú pháp Tiếng Việt như cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và theo muc đích nói…Tri thức về các quy tắc hoạt động của cú pháp Tiếng Việt như

quy tắc đổi trật tự trong câu, quy tắc sử dụng trực tiếp và gián tiếp các loại câu, quy tắc tạo nghĩa hàm ẩn và hàm ngôn của câu và của văn bản…

Nắm được những tri thức này, HS có cơ sở khoa học để hiểu các vấn đề cú pháp của Tiếng Việt và vận dụng nó vào hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời có cơ sở để học và lĩnh hội các ngôn ngữ khác.

Dạy học ngữ pháp còn rèn luyện các kĩ năng: Kĩ năng đặt câu, tạo lập văn bản sao cho phù hợp với các quy tắc cú pháp Tiếng Việt, vừa thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp; đồng thời đó cũng là các kĩ năng tiếp nhận và lĩnh hội được các câu, các văn bản, trong đó có cả văn bản nghệ thuật.

Chương trình dạy học phần ngữ pháp ở THCS chủ yếu tập trung những vấn đề: Các kiểu cấu tạo câu (Ngữ văn 6); các kiểu câu đơn phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo, các phép biến đổi câu, các phép tu từ cú pháp(Ngữ văn 7).

Cũng như dạy học từ ngữ, dạy học ngữ pháp cần sử dụng các PPDH tích cực trong đó có PPTQ. Bởi vì, những vấn đề trừu tượng của lí thuyết ngữ pháp cần được trình bày và nhận thức một cách cụ thể, trực quan. Do đặc trưng của ngữ pháp mang cấu trúc tầng bậc và bao gồm các yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố, nên trong lĩnh vực ngữ pháp người ta sử dụng tương đối phương tiện trực quan để dạy học.

Sử dụng các ngữ liệu từ thực tế giao tiếp( lời nói, câu văn, từ ngữ, văn bản…). Các ngữ liệu này chính là những tài liệu trực quan cho việc dạy học ngữ pháp. Chúng là điểm xuất phát cho sự hình thành các khái niệm lí thuyết, là nơi trở lại để củng cố, vận dụng các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp và luyện tập các kĩ năng ngữ pháp. Vì thế cần lựa chọn và phân tích các ngữ liệu sao cho chúng phục vụ được một cách cụ thể, rõ ràng các vấn đề lí thuyết.

Ngôn ngữ của GV trong quá trình dạy học cũng là một phương tiện trực quan. Vì thế một yêu cầu đối với ngôn ngữ của GV là tính trong sáng, chuẩn mực của ngôn ngữ văn hóa. Nó không chỉ là phương tiện của người

GV, mà đối với môn Tiếng Việt, nó còn chính là một phương tiện trực quan, thường xuyên tác động đến HS.

Các mô hình cấu trúc, các bảng biểu tổng kết so sánh, và cả các tranh ảnh được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với nội dung bài dạy. Chẳng hạn một bức tranh là một phương tiện trực quan để tạo nên một tình huống giao tiếp, hoặc là cơ sở cho ý nghĩa mệnh đề (ý nghiã miêu tả, ý nghĩa sự vật) của một câu nào đó, hay của các câu khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa mệnh đề.

Tùy vào mục tiêu, nội dung bài dạy, GV lựa chọn phương tiện trực phù hợp sao cho tiết dạy đạt được hiệu quả và đạt mục tiêu của bài học. Ví dụ: dạy các bài về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (SGK Ngữ Văn 6, tập 1).

Mục tiêu cần đạt của các bài này là giúp HS:

- Hiểu được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là gì?

- Nắm được cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Sau khi phân tích các ví dụ trong SGK và đưa ra kết luận cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là gì? GV yêu cầu HS suy nghĩ về cấu tạo của các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ bằng cách đưa ra mô hình của từng cụm. - GV gọi một số HS lên bảng vẽ mô hình

- HS vẽ mô hình về cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. - GV cho HS nhận xét

- GV yêu cầu HS quan sát các mô hình trên bảng và bổ sung, điều chỉnh để có được một mô hình chính xác, đầy đủ.

Mô hình cụm danh từ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t 2 t 1 T 1 T 2 s 1 s 2

tất cả những em học sinh Chăm ngoan ấy

Mô hình cụm động từ

Cũng/ còn/ đang/ chưa tìm được/ ngay/ câu trả lời Mô hình cụm tính từ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

vẫn/ còn/ đang trẻ Như một thanh niên Hay khi dạy về các kiểu câu đơn phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo (SGK Ngữ Văn 7, tập 2), sau khi tìm hiểu và phân tích các ví dụ trong SGK, GV yêu cầu:

- HS hoạt động theo nhóm hoặc tổ.

- Các nhóm thảo luận và cử một người đại diện lên bảng vẽ mô hình của nhóm mình.

- Các nhóm vẫn tiếp tục thảo luận.

- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung vào mô hình.

- GV tổng kết, bổ sung, điều chỉnh và thống nhất cùng HS đưa ra mô hình hoàn chỉnh.

Mô hình về các kiểu câu đơn Cấu tạo

Mục đích Câu bình thường Câu đặc biệt

Câu nghi vấn Em đã làm xong bài chưa? Sao lại thế? Câu trần thuật Trời không chớp bể với mưa

nguồn.

Xa xa đi lại những đoàn quân.

Câu cầu khiến Em thề đi chư! Đi đi! Câu cảm thán Cô này ghê gớm làm sao! Trời ơi!

Trong dạy học ngữ pháp, việc sử dụng mô hình là rất phổ biến. Chẳng hạn như sử dụng mô hình để phân tích cấu trúc ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ:

Phân tích cấu trúc ngữ pháp câu. Phân tích cấu trúc văn bản.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ngữ pháp. Cùng với mô hình, đây cũng là một phương tiện trực quan đơn giản và rất dễ sử dụng.

Dạy bài “Các kiểu cấu tạo câu” (SGK Ngữ Văn 6, tập 2) GV sử dụng sơ đồ tư duy như sau:

Các kiểu cấu tạo câu

Câu đơn Câu ghép

Câu có từ là Câu không có từ là

Hay khi dạy bài “Các thành phần chính của câu’ (Ngữ Văn 6, tập 2), GV sử dụng mô hình quen thuộc để hướng dẫn HS xác định các thành phần của câu:

Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Ví dụ:

- Sáng mai, chúng ta // được nghỉ học. TN CN VN

- Trên sân trường, học sinh // đang nô đùa với nhau. TN CN VN

Người ta nói rằng: học ngữ pháp rất khô, khó, khổ. Chính vì vậy, đa số HS hiện nay không thích học phần ngữ pháp. Điều này đòi hỏi GV phải

biết sử dụng và kết hợp các PPDH tích cực trong quá trình dạy học, đặc biệt sử dụng PPTQ trong dạy học ngữ pháp nhằm khắc phục tình trạng chán học của HS, đồng thời kích thích sự hứng thú và nhiệt tình học tập ở các em. Bởi dạy học ngữ pháp sẽ cung cấp cho học sinh các tri thức về cú pháp Tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w