Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 61)

2.4.1.1.Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học

Trước hết, GV phải xác định được những mục tiêu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau mỗi tiết học

* Về mục tiêu: Là những mục tiêu cụ thể, mang tính xác định, là cái hiện thực hóa mục đích, thường được dùng trả lời câu hỏi “cần đạt được cái gì?”, “cần phải biết làm gì?”

* Về nội dung: Trên cơ sở xác định mục tiêu, cần phải xác định được nội dung của bài học bao gồm: phần trọng tâm của bài học.

Chẳng hạn như bài: “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”( Ngữ Văn 6- Tập 1): Nội dung trọng tâm của bài là: Tìm hiểu về từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt.

Mức độ yêu cầu: Giúp HS hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt, cụ thể:

- Khái niệm về từ

- Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)

- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn/ từ phức, từ ghép/ từ láy)

2.4.1.2.Lựa chọn hình thức trực quan

Hình thức trực quan bao gồm: trực quan thông qua phương tiện dạy học truyền thống và trực quan thông qua phương tiện dạy học hiện đại. Đối với môn Tiếng Việt ở THCS, hình thức trực quan chủ yếu được thể hiện qua phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại như sau: *Trực quan thông qua phương tiện dạy học truyền thống: Gồm có mô hình, hình mẫu, đồ họa( tranh ảnh, hình vẽ, bảng vẽ, sơ đồ)

* Trực quan thông qua phương tiện dạy học hiện đại: Gồm có máy chiếu hình ( sử dụng bản ảnh trong, bản ảnh dương, phim đèn chiếu…). Các thiết bị âm thanh: video, cát sét, vô tuyến truyền hình, giáo án điện tử bằng phương pháp trên phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet, máy vi tính và projector…

Tùy theo trình độ tay nghề của GV, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường mà GV vận dụng hình thức trực quan nào là tối ưu, mang lại hiệu quả sư phạm cao trong dạy học bộ môn.

2.4.1.3.Thiết kế bài dạy học

Để thực hiện một tiết lên lớp, công việc quan trọng, đầu tiên của GV là phải tiến hành thiết kế bài dạy học theo hướng vận dụng PPTQ.

a) Trước khi tiến hành thiết kế một bài dạy học môn Tiếng Việt, đòi hỏi GV cần chuẩn bị một số hoạt động sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung SGK và các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học.

Thứ hai: Nắm vững nội dung bài dạy để xác định mục tiêu, lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm.

Thứ ba: Chú ý đến đối tượng ( người học) về trình độ nhận thức, nhu cầu cần lĩnh hội kiến thức, hứng thú để dự kiến cách thức, PPDH nhằm tác động, kích thích, khơi dậy tính tích cực hoạt động của HS.

Thứ tư: Xác định hình thức dạy học cho phù hợp với tâm lí HS và điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có của nhà trường.

Thứ năm: Xác định hình thức củng cố kiến thức, vận dụng tri thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Thứ sáu: Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình dạy học và cách xử lí của GV.

b) Các bước thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt ở THCS Bước thứ nhất: Xác định mục tiêu bài dạy học.

Mục tiêu bài dạy học chính là cái cần phải đạt tới do người dạy đề ra khi thực hiện quá trình dạy học một bài cụ thể. Có ba mục tiêu cần xác định khi dạy môn Tiếng Việt:

Bước thứ hai: Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy và cấu trúc các đơn vị kiến thức theo bài dạy học.

Mặc dù lượng kiến thức Tiếng Việt đưa vào chương trình trên cơ sở được chọn lọc kĩ lưỡng và sắp xếp theo lôgic khoa học và sư phạm, nhưng HS trong quá trình tiếp thu kiến thức đã không gặp ít khó khăn, chẳng hạn như: các em khó hiểu bài, không tiếp thu được kiến thức mà HS đã truyền đạt…Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do GV chưa xác định được kiến thức cơ bản nên đã dạy theo kiểu “ôm đồm kiến thức” làm cho HS rơi vào thế bị “ức chế”, hoặc truyền đạt những kiến thức đơn giản, sơ sài làm cho việc truyền thụ kiến thức không đảm bảo tính đầy đủ, cần thiết và khoa học; từ đó dẫn đến tâm lí chán học bộ môn, không kích thích được hứng thú học của HS.

Vì vậy, biết lựa chọn, xác định kiến thức cơ bản là kĩ năng đầu tiên của GV trong quá trình thiết kế bài dạy học và dạy học.

Tuy nhiên, để xác định kiến thức cơ bản của môn học có hiệu quả, GV cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: Nắm vững tính đặc thù và nhiệm vụ của bộ môn Tiếng Việt ở THCS.

Thứ hai: Nắm vững chương trình, nội dung SGK và chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.

Có nắm vững chương trình, nội dung SGK và chuẩn kiến thức kĩ năng môn học sẽ giúp cho GV chủ động hơn trong việc chọn lọc, bổ sung, đi sâu hay giảm bớt những đơn vị kiến thức trong bài học mà không làm ảnh hưởng đến chuẩn kiến thức hay tính hệ thống của các đơn vị kiến thức. Thứ ba: Nắm vững đối tượng ( HS).

Do trình độ nhận thức của HS không đồng đều so với mặt bằng chung về chuẩn kiến thức, cho nên GV cần phải nắm vững đặc điểm đối tượng giảng dạy để có sự cân nhắc, lựa chọn kiến thức cơ bản tức là giáo viên có thể bổ sung, đi sâu, phát triển, nâng cao, giảm tải sao cho vừa sức HS.

Bước thứ ba: Xác định hình thức tổ chức dạy học.

Tùy vào mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng HS, điều kiện thời gian, phương tiện dạy học mà GV có thể lựa chọn hình thức dạy học cho thích hợp nhất. Một số hình tổ chức hình thức dạy học như:

Hình thức tổ chức cho HS cá nhân ( tự học SGK để nắm kiến thức, làm bài tập, trả lời những câu hỏi mang tính chất đàm thoại…Hình thức này áp dụng đối với những nội dung vừa sức, không khó đối với nhận thức của HS.

Hình thức tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ ( thảo luận nhóm). Hình thức này thường phù hợp với những nội dung kiến thức có nhiều vấn đề khó mà một HS không thể tự giải quyết được, đòi hỏi phải co sự hợp tác của nhiều cá nhân.

Hình thức tổ chức tranh luận, thảo luận cả lớp để tìm một thống nhất chung đối với một vấn đề nào đó. Hình thức này được vận dụng trong trường hợp những vấn đề có thể đưa đén nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học này có hạn chế: ít phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhiều HS và tạo ra sự ỷ lại của một bộ phận HS trong lớp, vì vậy mà nó ít được sử dụng trong quá trình dạy học.

Do mức độ của kiến thức cũng như mức độ nhận thức của HS không đồng nhất với nhau, nên một tiết lên lớp, GV cần vận dụng kết hợp, đa dạng nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy được tính cực của các cá nhân trong lớp học.

Bước thứ tư: Xác định PPDH

Xác định PPDH trong thiết kế bài dạy học có vai trò quyết định đối với hiệu quả của việc thực hiện bài dạy học. Để có thể xác định tốt PPDH, GV cần căn cứ vào các cơ sở sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào mục tiêu bài dạy học. Đối với mỗi đơn vị kiến thức, mỗi mục tiêu, GV có thể dùng PPTQ kết hợp với thảo luận nhóm, tranh luận.

Thứ hai: Căn cứ vào nội dung của bài học.

Tùy theo nội dung của bài học mà có phương pháp tiếp cận khác nhau, do đó không có PPDH nào thích hợp với tất cả các nội dung bài học. Vì vậy, khi xác định PPDH, GV nhất thiết phải căn cứ vào nội dung cụ thể của bài học.

Thứ ba: Căn cứ vào đối tượng HS.

Trong lớp học, tất yếu sẽ có sự chênh lệch về trình độ, năng lực của HS, cụ thể về vốn kiến thức, về kĩ năng, tư duy…Do vậy, để kích thích nhu cầu, hứng thú khám phá, tiếp nhận tri thức của HS, GV phải lựa chọn PPDH thích hợp với đối tượng HS.

Thứ tư: Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

Đây là yếu tố không mang tính quyết định nhưng nó có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn PPDH, ảnh hưởng đến hiệu quả tiết dạy. Chẳng hạn như: tài liệu, phương tiện dạy học, số lượng HS…

Thứ năm: Căn cứ vào năng lực, tay nghề của GV.

Năng lực, tay nghề của GV được thể hiện ở kinh nghiệm, thói quen, hiệu quả lựa chọn và vận dụng PPDH.

Tóm lại, mục đích của việc xác định, lựa chọn PPDH nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học.

Bước thứ năm: Xác định hình thức củng cố, đánh giá,vận dụng tri thức của HS.

Thông thường, hình thức củng cố, đánh giá, vận dụng tri thức của HS được tiếp hành sau khi kết thúc bài học, nhằm đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu bài học, khả năng lĩnh hội và vận dụng tri thức vào thực tiễn của HS.

Hình thức củng cố, đánh giá có thể bằng câu hỏi, bài tập tình huống nhưng phải tập trung vào mục tiêu, kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w