Dạy học bài mới là hoạt động mà ở đó GV và HS phải có sự cộng hưởng để đạt được mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy, trước khi vào bài mới, GV cần lựa chọn PPDH tích cực phù hợp với mục tiêu cần đạt của bài học; đặc biệt xác định được việc sử dụng PPTQ trong dạy học bài mới sẽ phát huy được hiệu quả đối với GV và HS.
Mỗi bài học là một mục tiêu cần đạt khác nhau, cho nên việc sử dụng phương tiện trực quan là không giống nhau, bài học này có thể sử dụng phương tiện trực quan này, nhưng đối với bài kia lại không được.
Sử dụng PPTQ trong dạy học bài mới đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì nếu nội dung bài học đó dài thì phương pháp này sẽ đảm bảo tính hợp lí tiết kiệm thời gian giảng giải; hơn nữa nó kích thích hứng thú học tập của HS và khắc phục được PPDH truyền thống (thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò nghe).
Trong dạy học bài mới, phương tiện trực quan được sử dụng cũng rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: Có thể sử dụng trực quan bằng hình ảnh nhằm tác động vào thị giác của HS như: sơ đồ, bản vẽ, mô hình nhằm tái hiện các biểu tượng khái quát lại các yếu tố hoặc quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình tìm hiểu cấu trúc chức năng của các đơn vị Tiếng Việt. Hay sử dụng trực quan bằng con đường thính giác. Đây là hình thức trực quan được sử dụng chủ yếu trong dạy học Tiếng Việt phù hợp với đặc trưng của ngôn ngữ, đó là một hệ thống tín hiệu được thể hiện trên cả kênh chữ viết và kênh âm thanh. Chúng ta cũng có thể sử dụng trực quan tổng hợp nghĩa là phối hợp tất cả hình thức tác động vào giác quan của HS nhằm phát huy tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành nhân cách. Đối với HS khiếm thị, có thể sử dụng trực quan bằng các xúc giác khác (chữ nổi).
Như vậy, trong dạy học bài mới, trên cơ sở xác định mục đích nội dung bài học cần lựa chọn phương pháp và hình thức sử dụng trực quan. Trong hoạt động dạy học, sử dụng phương tiện trực quan chính là sử dụng một PPDH.
Ví dụ:
- Vận dụng các mô hình vào việc dạy kiến thức mới như các bài học về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ (Ngữ Văn 6).
- Sử dụng các sơ đồ trong dạy học bài mới như sơ đồ phân tích câu, sơ đồ phân loại câu…(Ngữ Văn 8). Ngoài ra, có thể sử dụng sơ đồ tư duy khi củng cố lại bài học.
- Sử dụng một số tranh ảnh để tạo nên tình huống giao tiếp… trong các bài như: “Các phương châm hội thoại”, “Hội thoại”…(Ngữ Văn 9).
……
Dạy học bài mới là giai đoạn rất quan trọng, bởi giai đoạn này diễn ra sự tương tác giữa GV và HS ngay trên lớp, cho nên hiệu quả của dạy học được thể hiện. Do đó, để thực hiện một bài học mới đạt chất lượng, GV cần tiến hành thiết kế bài dạy học theo hướng vận dụng PPTQ kết hợp với các PPDH khác (phương pháp học tập theo nhóm…). Sử dụng PPTQ trong dạy học bài mới sẽ phát huy được tính cực, chủ động, sáng tạo của HS; kích thích được sự hứng thú học tập của HS.