Các điều kiện liên quan đến GV và HS

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64 - 67)

* Các điều kiện liên quan đến GV

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của người GV

Trình độ, năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm, phẩm chất của người GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả dạy học.

Về trình độ năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm của người GV được khái quát như sau:

Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học;

Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học;

Năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học;

Năng lực giải quyết những tình huống nảy sinh trong thực tiễn dạy học. Với những năng lực trên sẽ giúp cho giáo viên vận dụng PPDH một cách tốt nhất. Tuy nhiên năng lực quan trọng, cần thiết nhất của GV khi dạy học bao gồm: Năng lực chuẩn bị giáo án, lên lớp, giảng bài, tổ chức các hoạt động trên lớp và kiểm tra, đánh giá.

Về phẩm chất của GV: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng PPDH tích cực nói chung và PPTQ nói riêng vào quá trình dạy học. Chẳng hạn như đức tính cần cù, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, sẵn sàng gắn bó với nghề suốt đời…Có như thế, người GV mới có thể vượt qua những rào cản, những khó khăn, mặc cảm để tìm tòi, sáng tạo trong quá trình vận dụng PPDH tích cực nói chung và PPTQ nói riêng góp phần cải tiến, đổi mới PPDH, thúc đẩy chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Để làm được điều đó, mỗi GV cần:

Tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia các cuộc hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của GV.

Ngoài ra, bản thân GV phải tích cực dự giờ đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, ở trường để đúc rút kinh nghiệm.

Phát huy tiềm năng sáng tạo của GV trong việc tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn.

Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại và công nghệ thông tin trong dạy học song song với việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học.

Nắm vững các yêu cầu sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình thiết kế bài dạy học và trong quá trình dạy học, nhất là khi sử dụng phương tiện trực quan theo hướng đề cao vai trò nhận thức của HS nhằm phát huy tính hiệu quả của phương tiện trực quan.

Cần sử dụng linh hoạt phối hợp với các PPDH tích cực khác theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Đồng thời phải biết kết hợp đa dạng các phương tiện trực quan. Chẳng hạn như: Khi vận dụng PPTQ bằng phương tiện dạy học hiện đại, GV cần kết hợp với phương tiện trực quan truyền thống.

GV đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ để HS thực hiện trong quá trình quan sát, đồng thời cần phải bao quát lớp học, điều chỉnh định hướng sai lệch khi HS quan sát.

Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh thông qua phiếu điều tra thực tế về hiệu quả việc sử dụng PPTQ trong dạy học. Với giải pháp này, GV có thể điều chỉnh kịp thời PPDH cho phù hợp đối tượng dạy học.

* Các điều kiện liên quan đến HS

- Phẩm chất và năng lực của HS:

PPTQ trong dạy học bộ môn đặt ra yêu cầu đối với HS về năng lực quan sát, chú ý, năng lực tư duy. Do đó, phẩm chất, năng lực của HS sẽ có ảnh hưởng đến việc sử dụng PPTQ trong dạy học.

Việc GV tổ chức hình thức dạy học, vận dụng PPDH đạt hiệu quả cao nếu học sinh chăm ngoan, có động cơ học tập và năng lực tự học tốt cũng như hứng thú đối với môn học.

Nếu HS lười học, thiếu tích cực, không hứng thú với môn học, thì việc tổ chức hình thức dạy học, vận dụng PPDH của GV sẽ không đạt hiệu quả hoặc hiệu quả không cao.

Vì vậy HS cần:

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của môn học trong hệ thống các môn học ở trường THCS.

Để thực hiện được điều này, đòi hỏi bản thân người GV phải nhận thức đúng vai trò, vị tí, tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt, thậm chí được coi trọng, chú ý nhiều hơn vì đây là bộ môn có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức ngôn ngữ học, hệ thống Tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp.

- Phải có động lực học tập:

Động lực học tập của HS thường đi đôi với sự hứng thú và niềm vui trong quá trình học tập. Chính vì thế mà động lực học tập sẽ giúp HS hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức, qua đó mà HS tích cực trong việc thực hiện yêu cầu của GV như: Sưu tầm tài liệu, tranh, ảnh có liên quan đến nội dung dạy học, tích cực phát biểu ý kiến nhằm phát huy có hiệu quả việc sử dụng PPTQ trong dạy học.

Để có động lực trong học tập cần phải có nhiều nhân tố tích cực tác động, kích thích quá trình học tập của HS, chẳng hạn như sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè; sự tác động của thầy cô giáo thông qua PPDH, tạo điều kiện cho HS trong quá trình dạy học.

- Tăng cường rèn luyện kĩ năng quan sát kết hợp ghi chép:

Việc rèn luyện kĩ năng quan sát kết hợp ghi chép của HS phải thông qua sự hướng dẫn của GV môn học, thông qua những yêu cầu, nhiệm vụ mà GV giao cho HS trong quá trình sử dụng PPTQ vào dạy học.

Nếu GV sử dụng PPTQ mà không chú ý rèn luyện cho HS kĩ năng này thì các em sẽ lo quan sát mà quên ghi bài hoặc ghi bài mà không chú ý quan sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học tiếng việt ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 64 - 67)