Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tững là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS. Đổi mới PPDH được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các
kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu; là động lực để đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo niềm tin, năng lực tự học cho HS.
Kiến thức Tiếng Việt ở THCS bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hoạt động giao tiếp. Các kiến thức này có mặt ở chương trình từ lớp 6 đến lớp 9.Cho nên bất cứ đề kiểm tra đánh giá nào cũng phải tuân theo một quy trình chặt chẽ, cụ thể: Xác định mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, xác định các yêu cầu kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra…Nếu không tuân thủ quy trình, có thể sẽ không kiểm tra được nội dung cơ bản nhất, dẫn đến không phản ánh trung thực trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.
Trong dạy học Tiếng Việt kiểm tra bao gồm các phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết.
- Kiểm tra miệng: Phương pháp kiểm tra này không chỉ sử dụng được khi học bài mới, mà cả trong và sau khi học bài mới, khi ôn tập…
Kiểm tra miệng có thể dùng lời, có thể kết hợp trình bày đồ dùng trực quan với lời nói, đòi hỏi HS tái hiện tri thức đã biết để giải thích nghĩa của từ hay một cấu trúc ngữ pháp…đòi hỏi phải tư duy một cách sáng tạo. Ví dụ: Trước khi học bài mới “Nghĩa của từ”, GV tổ chức kiểm tra bài cũ với câu hỏi: Em hãy vẽ sơ đồ về phân loại từ theo nguồn gốc?
GV có thể gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ
Trước khi cho điểm, GV cần tổng kết những ưu điểm và nhược điểm trong tri thức, kĩ năng của HS được kiểm tra. Có như vậy, việc kiểm tra, đánh giá mới có ý nghĩa động viên và giáo dục.
Kiểm tra viết được dùng cả trước và sau khi học một tiết, một phần chương, một chương, một số chương hoặc toàn bộ môn học. Một trong những hình thức kiểm tra viết hiện đang sử dụng ngày càng nhiều, đó là hình thức trắc nghiệm. Với hình thức đó GV đòi hỏi điền các từ thích hợp vào câu hoặc lên câu hỏi, cho các phương án trả lời và lựa chọn phương án trả lời đúng. Ví dụ, sau khi học xong bài mới, còn ít thời gian GV tiến hành kiểm tra 15 phút cho HS. Đây là đề kiểm tra để học sinh trả lời nhanh và vắn tắt. Với loại đề này, không yêu cầu nhiều về kiến thức và kĩ năng. Kiến thức là những đơn vị kiến thức cơ bản được thể hiện trong phần yêu cầu cần đạt, hoặc diễn đạt cụ thể hơn trong phần ghi nhớ. Câu hỏi được GV chuẩn bị ở nhà ghi trên bảng phụ.
Chẳng hạn một số câu GV kết hợp lời nói cùng với việc sử dụng các phương tiện trực quan như:
a. Nối mỗi trường từ vựng ở bên trái với dãy từ thuộc trường từ vựng đó ở bên phải.
Trường từ vựng “nông thôn” a) máy bay, đại bác, quân đội, chiến trường, chiến lược, sĩ quan. Trường từ vựng “tâm lí” b) làng, lũy tre, đường thôn, ruộng,
vườn, trâu, lão nông, trưởng thôn. Trường từ vựng “chiến tranh” c) huấn luyện viên, thi đấu, trọng tài,
sân vận động, huy chương vàng. Trường từ vựng “thể thao” d) ô tô, xe đạp, xe máy, biển chỉ
đường, ngã ba, đèn đỏ.
e) nóng nảy, lạnh lùng, hồ hởi, phấn chấn, trầm cảm, hưng phấn. b. Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau ?
A- Ruộng rẫy B- Nhà cửa C- Của cải D- Gia tài ……
Đánh giá là sự biểu thị thái độ theo một chuẩn mực nhất định, người đánh giá (GV) nêu một nhận xét tổng hợp, đôi khi bằng lời hoặc lập bảng thống kê kết quả để xem xét mức độ làm bài của HS. Từ bảng thống kê, có thể xem xét và điều chỉnh lại câu hỏi nếu thấy dễ quá hoặc khó quá.
Khi đánh giá cần phải khuyến khích HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở đó, GV phân tích cụ thể mặt ưu và nhược điểm trong tri thức, kĩ năng của HS, đồng thời chỉ ra cách khắc phục mặt nhược và phát huy ưu điểm của các em. Tuy nhiên, không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của HS, năng lực vận dụng vào thực tiễn thể hiện qua ứng xử, giao tiếp của HS. Việc đánh giá phải chính xác, khách quan, công bằng; phải có tác dụng giáo dục và động viên HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót kịp thời.Có thể đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và không chính thức; đánh giá qua quan sát, trao đổi- thảo luận, qua tự học, sáng tạo đồ dùng học tập…
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Như vậy, việc đổi mới PPDH gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Một trong những phương pháp được sử dụng trong kiểm tra, đánh giá trong dạy học là PPTQ thông qua các phương tiện trực quan trong như: sử dụng công nghệ thông tin, bảng biểu…khi kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan; sơ đồ tư duy, mô hình… khi kiểm tra miệng.
Với sự trợ giúp của các phương tiện trực quan, kiểm tra, đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với GV. Sự trợ giúp đó đưa lại cho GV nhiều thông tin kịp thời đặc biệt phản ánh đúng chất lượng thực của HS, để qua đó linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. Đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá, GV sẽ tự đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, uy tín của mình với HS; trên cơ sở đó, GV
sẽ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghệ thuật sư phạm và nhân cách người GV.