Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Đất đai là yếu tố quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Đối với phát triển kinh tế trang trại thì nó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Huyện Hương Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 110.314,98 ha, bao gầm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở, đất chưa sử dụng. Việc sử dụng đất đai của huyện có sự biến động qua các năm như sau:

Qua bảng 3.1 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm giảm dần, đất lâm nghiệp tăng lên, đất chuyên dùng tăng, đất thổ cư tăng và đất chưa sử dụng giảm dần do được chuyển sang mục đích khác.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 - 2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%)

DT (ha) % DT (ha) % DT (ha) % 07/06 08/07 BQC

Tổng DT đất tự nhiên 110.314,98 100,00 110.314,98 100,00 110.314,98 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 13.396,70 12,14 13.325,31 12,08 13.275,40 12,03 99,47 99,63 99,55

1. Đất canh tác hàng năm 6.276,04 46,85 5.515,37 41,39 5.264,34 39,52 87,89 95,45 91,67

2. Đất vườn tạp 642,70 4,80 514,58 3,86 504,06 3,76 80,07 97,96 89,02

3. Đất trồng cây lâu năm 3.311,00 24,72 3.319,00 24,91 3.507,00 26,42 100,24 105,66 102,95

4. Đất mặt nước NTTS 477,60 3,56 487,00 3,65 485,00 3,65 101,97 99,59 100,78

5. Đất chăn nuôi 2.689,36 20,07 3.489,36 26,19 3.515,00 26,77 129,75 100,73 115,24

II. Đất lâm nghiệp 83.470,96 75,67 83.549,78 75,74 83.608,36 75,79 100,09 100,07 100,08

Đất rừng tự nhiên 53.740,26 64,38 51.382,44 61,50 49.105,35 58,73 95,61 95,57 95,59 Đất rừng trồng 21.156,40 25,35 24.298,04 29,08 27.633,72 33,05 114,85 113,73 114,29 Đất chưa có rừng 8574,30 10,27 7.869,30 9,42 6.869,30 8,22 91,78 87,29 89,54 III. Đất chuyên dùng 2.541,80 2,30 2.851,81 2,34 2.635,7 2,39 101,57 102,09 101,83 IV. Đất ở 889,32 0,81 892,55 0,81 899,74 0,82 100,36 100,81 100,58 V. Đất chưa sử dụng 10.016,20 9,08 9..965,33 9,03 9.895,78 8,97 99,49 99,30 99,40

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn

Diện tích đất nông nghiệp năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,53%, trong đó đất trồng cây hàng năm giảm 12,12%, đất trồng cây lâu năm tăng 0,24%, đất chăn nuôi tăng 29,75%, đất vườn tạp giảm 19,93%, đất nuôi trồng thuỷ sản tăng 1,97%. Đến năm 2008, diện tích đất nông nghiệp lại tiếp tục giảm so với năm 2007 là 0,37%, trong đó đất trồng cây hàng năm giảm 4,55%, đất trồng cây lâu năm tăng 5,66%, đất chăn nuôi tăng 0,73%, đất vườn tạp giảm 2,04%, đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 0,41%. Từ đó ta thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân qua 3 năm giảm 0,45% và cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp bình quân qua 3 năm như sau: đất trồng cây hàng năm giảm 8,33%, đất trồng cây lâu năm tăng 2,95%, đất chăn nuôi tăng 15,24%, đất vườn tạp giảm 10,98%, đất nuôi trông thuỷ sản tăng 0,78%. Và trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất.

Từ năm 2006 - 2008, trong cơ cấu đất nông nghiệp có nhiều biến động. Nguyên nhân là do đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào một số mục đích khác như đất ở, đất sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ, đất giao thông,….

Năm 2006, huyện triển khai thực hiện đề án phát triển chăn nuôi đồng thời người dân cũng thấy hiệu quả từ chăn nuôi mang lại tốt hơn so với việc trồng cây hàng năm nên trong 3 năm qua diện tích đất chăn nuôi tăng nhanh còn đất trồng cây hàng năm giảm dần. Đất trồng cây lâu năm tăng là vì trong những năm trước đây diện tích trồng cây ăn quả giảm mạnh do bị sâu bệnh, thị trường không ổn định,…Nhưng từ năm 2006 trở lại đây, huyện đã có những chương trình hỗ trợ cho việc trồng cây ăn quả như cam bù, bưởi đường…, và đưa thêm một số giống mới vào sản xuất, đồng thời có sự hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật,…Mặt khác có sự mở rộng diện tích mặt nước để phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản nên làm cho diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên (dù năm 2008 có gảm so với năm 2007 vì một số ruộng nuôi trồng thuỷ sản được chuyển sang trồng lúa, trồng cỏ), đất vườn tạp giảm nhẹ vì một số vườn chuyển sang phục vụ cho nhu cầu đất ở, đất trồng cây ăn quả,….

Diện tích đất lâm nghiệp bình quân qua 3 năm tăng 0,08%, trong đó rừng tự nhiên giảm 4,41%, đất rừng trồng tăng 14,29%, đất chưa có rừng giảm 10,46%. Nguyên nhân đất lâm nghiệp tăng là do một số đất chưa sử dụng được người dân tiến hành trồng rừng lên đó và trong đất lâm nghiệp thì diện tích rừng tự nhiên bị khai thác, chặt phá trái phép hoặc do bị cháy rừng nên làm cho diện tích rừng tự nhiên giảm, số rừng tự nhiên bị chặt phá một phần được sử dụng cho việc trồng rừng, và ngoài ra người dân còn trồng thêm rừng vào vùng đất chưa sử dụng và đất chưa có rừng nên làm cho diện tích rừng trồng tăng nhanh, đất chưa có rừng thì giảm dần. Điều này cũng chính là do các trang trại lâm nghiệp phát triển trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, đất chuyên dùng tăng, bình quân từ năm 2006 - 2008 tăng 1,83%, đất ở tăng gần 0,58%. Sở dĩ như vậy là do số hộ tăng lên và một phần là sử dụng cho quá trình đô thị hóa.

Đất chưa sử dụng bình quân qua 3 năm giảm 0,60%, nhằm chuyển sang phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và một số mục đích khác.

Nhìn chung, trong những năm gần đây sự biến động về đất đai của huyện Hương Sơn tạo thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp nói chung và đặc biệt là thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w