Thực trạng đầu tư vốn của các trang trại điều tra năm

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 57 - 60)

Tùy thuộc vào hướng sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên và diều kiện kinh tế khác nhau mà các trang trại đầu tư khác nhau. Qua bảng 3.12, ta thấy được thực trạng đầu tư vốn của các trang trại điều tra như sau: Bình quân mỗi trang trại đầu tư mua sắm tài sản cố định là 194,40 triệu đồng (chiếm 75,15 tổng giá trị tài sản), vốn lưu động là 67,39 triệu đồng (chiếm 24,85 %tổng giá trị tài sản).

Trong tổng số vốn cố định thì giá trị gia súc cơ bản là cao nhất, bình quân mỗi trại ở huyện có 86,16 triệu đồng (chiếm 41,15% tài sản cố định).

Phân tích cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất chủ yếu của từng mô hình kinh tế trang trại ta thấy:

Trang trại trồng trọt có vốn cố định là 172,3 triệu đồng chiếm 82% tổng giá trị tài sản, trong đó trồng trọt là 112,60 triệu đồng (chiếm 65,35% vốn cố định) giá trị nhà xưởng, chồng trại và các loại máy móc là 23,7 triệu đồng (chiếm 13,75% vốn cố định). Vốn lưu động của trang trại là 37,82 triệu đồng chiếm 18% tổng giá trị tài sản.Việc xem xét chỉ tiêu vốn cố định/diện tích (nói lên mức đầu tư của trang trại), với mô hình này chỉ tiêu vốn cố định/ha là 28,48 triệu đồng/ha.

Mô hình trang trại chăn nuôi: Vốn cố định là 211,42 triệu đồng chiếm 70,32% tổng giá trị tài sản, trong đó gia súc cơ bản là 151,42 triệu đồng/trang trại chiếm 71,62% tổng vốn cố định; giá trị nhà xưởng, chuồng trại và các loại máy móc là 36 triệu đồng, chiếm 17,02% vốn cố định. Ngoài ra còn có rừng trồng, trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Trong tổng giá trị tài sản thì vốn lưu động là89,23 triệu đồng chiếm 29,68% tổng giá trị tài sản. Chỉ tiêu vốn cố định/ha của trang trại chăn nuôi là 50,34 triệu đồng/ha.

Bảng 3.12. Thực trạng đầu tư vốn của các trang trại diều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008

Chỉ tiêu Tính bình quân một trang trại

TT trồng trọt TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT NTTS TT tổng hợp BQC

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ %

Tổng giá trị tài sản 210,12 100,00 300,65 100,00 172,05 100,00 220,50 100,00 328,54 100,00 261,79 100,00 A.Vốn cố định 172,30 82,00 211,42 70,32 137,64 80,00 162,75 73,81 248,15 75,73 194,40 75,15

1.Nhà xưởng, chuồng trại 12,00 6,96 31,00 14,66 8,20 5,96 6,52 4,01 25,00 10,07 22,02 10,87 2.Các loại máy móc 11,70 6,79 5,00 2,36 4,00 2,91 4,76 2,92 8,75 3,53 7,10 3,79 3.Gia súc cơ bản 14,00 8,13 151,42 71,62 10,50 7,63 12,4 7,62 60,20 24,26 86,16 41,50 4.Trồng trọt 114,60 65,35 14,00 6,62 10,00 7,27 10,85 6,67 55,81 22,49 44,92 24,65 5.Rừng trồng 20,00 11,61 9,00 4,26 104,44 75,87 0,00 0,00 45,39 18,29 24,39 14,53 6.Mặt nước 2,00 1,17 1,00 0,48 0,50 0,36 128,22 78,78 53,00 21,36 9,81 5,01 B.Vốn lưu động 37,82 18,00 89,23 29,68 34,41 20,00 57,75 26,19 80,39 24,47 67,39 24,85

1.Chi phí sản xuất dở dang 10,59 28,00 20,00 22,41 15,00 43,59 8,25 14,29 40,39 50,24 18,14 28,16 2.Tiền mặt 27,23 72,00 69,23 77,59 19,41 56,41 49,50 85,71 40,00 49,76 49,25 71,84

C.Vồn cố định/ ha 28,48 - 50,34 - 5,44 - 38,29 - 50,64 - 39,28 -

D.Vốn lưu động /ha 6,25 - 21,24 - 1,37 - 13,59 - 16,41 - 14,35 -

Nguồn: Số liệu điều tra

Mô hình trang trại lâm nghiệp: Có vốn cố định là 137,64 triệu đồng chiếm 80% tổng giá trị tài sản, trong đó giá trị trồng rừng là 104,44 triệu đồng chiếm 75,87% vốn cố định; giá trị nhà xưởng, chuồng trại và các loại máy móc là 12,2 triệu đồng chiếm 8,87% vốn cố định; còn lại là giá trị gia súc cơ bản chiếm7,63%; trồng trọt là 7,27% và 0,36% mặt nước nuôi trồng thủy sản. Vốn lưu động của trang trại này là 34,41 triệu đồng chiếm 20% tổng giá trị tài sản, chỉ tiêu vốn cố định/ha là 5,44 triệu đồng.

Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản: Vốn cố định là 162,75 triệu đồng chiếm 73,81% tổng giá trị tài sản; trong đó giá trị mặt nước nuôi trồng thủy sản là 128,22 triệu đồng chiếm 78,78% vốn cố định; giá trị nhà xưởng, chuồng trại và các loại máy móc là 6,93%; giá trị gia súc cơ bản chiếm 7,62%; ngành trồng trọt chiếm 6,67%. Vốn lưu động là 57,75 triệu đồng chiếm 26,19% tổng giá trị tài sản. Chi tiêu vốn cố định/ha là 38,29 triệu đồng.

Mô hình trang trại tổng hợp: Vốn cố định là 248,15 triệu đồng chiếm 75,53% tống giá trị tài sản, trong đó giá trị gia súc cơ bản là 60,20 triệu đồng chiếm 24,26%; trồng trọt là 55,81 triệu đồng chiếm 22,49%; giá trị rừng trồng là 45,39 triệu đồng chiếm 18,29%; giá trị mặt nước nuôi trồng thủy sản là 53 triệu đồng chiếm 21,36%; giá trị nhà xưởng, chuồng trại và các loại máy móc là 33,75 chiếm 13,60% vốn cố định. Vốn lưu động là 80,39 triệu đồng, chiếm 24,47%, chỉ tiêu vốn cố định/ha là 50,64 triệu đồng.

Như vậy, hướng sản xuất của từng mô hình kinh tế trang trại khác nhau thì có sự phân bổ vốn khác nhau.Nhìn chung các trang trại đều mua sắm trang thiết bị nhưng còn thấp. Điều này chứng tỏ các trang trại vẫn chủ yếu sử dụng lao động thủ công. So sánh mức đầu tư của 5 mô hình trang trại trên ta thấy: trang trại tổng hợp có mức đầu tư vốn cố định/ha cao nhất là 50,64 triệu đồng, tiếp theo là trang trại chăn nuôi với 50,34 triệu đồng/ha, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 5,44 triệu đồng/ha.

Với đặc điểm địa hình không được thuận lợi, canh tác chủ yếu trên đất dốc cho nên các trang trại khó có thể đưa máy móc vào thay thế cho sức lao động của con người ở khâu nặng nhọc. Do vậy vẫn cần lao động thủ công để đảm nhận công

việc này nên muốn mở rộng quy mô của trang trại thì cần thuê lao động bên ngoài. Điều này một phần hạn chế khả năng tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại và làm giảm năng xuất lao động bên ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 57 - 60)