0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Thực trạng chung về phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH (Trang 41 -45 )

Sau những năm thực hiện Nghị quyết số 03/2000 - CP ngày 02/02//2000 của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01 - NQ/HU ngày 08/02/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010 của UBND huyện thì kinh tế trang trại trên địa bàn huyện đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, thể hiện vai trò là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khẳng định được khả năng vượt trội so với sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển trang trại qua 3 năm của huyện Hương Sơn (2006 – 2008)

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn

Qua bảng 3.4 ta thấy, từ năm 2006 đến 2008 thì tốc độ phát triển kinh tế trang trại ở hương Sơn là khá nhanh, đặc biệt là sự phát triển của trang trại chăn nuôi. Năm 2006, toàn huyện có 112 trang trại, đến năm 2007 là 168 trang trại tăng 56 trang trại so với năm 2006, và đến năm 2008 thì tổng số trang trại của huyện là 188 trang trại. Trung bình qua 3 năm tổng số trang trại tăng 30,95%, trong đó trang trại chăn nuôi tăng nhanh nhất bình quân qua 3 năm tăng 59,21%

Loại hình TT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) TT % TT % TT % 07/06 08/07 BQC Tổng số TT 112 100,00 168 100,00 188 100,00 150,00 111,90 130,95 1. TT trồng trọt 44 39,29 50 29,76 54 28,72 13,64 108,00 110,82 2. TT chăn nuôi 40 35,27 82 48,81 93 49,47 205,00 113,41 159,21 3.TT lâm nghiệp 16 14,29 17 10,12 19 10,12 106,25 111,76 109,01 4. TT NTTTS 2 1,78 5 2,97 5 2,66 250,00 100,00 175,00 5. TT tổng hợp 10 8,93 14 8,34 17 9,03 140,00 121,43 130,72

(53 trang trại), trang trại trồng trọt tăng 10,82% (10 trang trại), trang trại lâm nghiệp tăng 9,01% (3 trang trại), trang trại nuôi trồng thủy sản tăng 75% (2 trang trại), trang trại tổng hợp tăng 30,72% (7 trang trại).

Các trang trại có quy mô, tính chất và hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Do phân bố ở khu vực chủ yếu là diện tích đồi núi với đồng bằng nhỏ hẹp, phân tán nên đặc điểm chung của các trang trại là kết hợp giữa sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cùng với một ít nuôi trồng thủy sản hoặc chăn nuôi với chế biến và kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Về trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, lạc, đậu, cây ăn quả (cam bù, cam chanh, bưởi đường, chanh,…). Về chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, hươu, dê, gia cầm. Về sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng nguyên liệu (keo, gió trầm, bạch đàn). Về kinh doanh dịch vụ chủ yếu là dịch vụ xay xát, chế biến, nấu rượu kết hợp với dịch vụ bán hàng tổng hợp. Về nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi các loại cá nước ngọt như cá mè, cá trắm, cá rô phi,…

Trong những năm từ 2006 – 2008, trang trại trồng trọt tăng lên nhưng diện tích trồng cây hàng năm giảm chuyển sang trồng cây lâu năm như cam bù, cam chanh, bưởi đường,vải, …và một phần chuyển sang trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi. Còn trang trại chăn nuôi năm 2007 tăng nhanh, tăng hơn gấp đôi về số lượng trang trại so với năm 2006 nhưng cuối năm 2007 nghành chăn nuôi gặp một số khó khăn như dịch bệnh, thị trường không ổn định,…nên năm 2008 tốc độ tăng trưởng về số lượng trang trại chăn nuôi bị chậm lại. Về trang trại lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp cũng đều tăng là vì người dân thấy được hiệu quả mà kinh tế tang trại mang lại cùng với việc họ nhận thêm đất, mở rộng diện tích đất chưa sử dụng, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Vì vậy, nhìn chung tổng số trang trại qua các năm đều không ngừng tăng lên, các trang trại tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao có diện tích đất rộng lớn như xã Sơn Kim I, Sơn Kim II, Sơn Mai, Sơn Tây.

* Về quy mô diện tích: Theo số liệu điều tra của Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn thì quy mô diện tích của các trang trại được đánh giá tăng dần từ dưới 3 ha, từ 3 ha đến dưới 10 ha, từ 10 ha đến dưới 30 ha và từ 30 ha trở lên.

Bảng 3.5. Quy mô trang trại của huyện Hương Sơn qua 3 năm ( 2006 – 2008 )

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) TT % TT % TT % 07/06 08/07 BQC Tổng số TT 211 100,00 168 100,00 188 100,00 150,00 111,90 130,95 < 3 ha 49 43,75 81 48,21 95 50,53 165,31 117,28 141,30 3 – 10 ha 33 29,46 52 30,95 56 29,79 157,58 107,69 132,64 10 – 30 ha 20 17,86 24 14,29 26 13,83 120,00 108,33 114,17 ≥ 30 ha 10 8,93 11 6,55 11 5,86 110,00 100,00 105,00

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn

Qua bảng 3.5, thể hiện về quy mô diện tích của các trang trại ở huyện Hương Sơn không đều nhau, các trang trại có quy mô dưới 3 ha chiếm từ 43- 50%, trang trại có quy mô từ 3 -10 ha chiếm tỷ lệ cao nhất là vào năm 2007 là 30,95%, trang trại có quy mô từ 10-30 ha tuy có tăng ít về số lượng nhưng cơ cấu lại giảm qua 3 năm (từ 17,86% vào năm 2006 xuống 13,83% vào năm 2008), trang trại có quy mô từ 30 ha trở lên cũng vậy, qua 3 năm chỉ tăng thêm 1 trang trại và cơ cấu lại giảm từ 8,93% năm 2006 xuống còn 5,85% vào năm 2008. Nhìn chung quy mô và số lượng các loại trang trại đều tăng nhưng tăng nhanh nhất là trang trại có quy mô dưới 3ha, vì hầu hêt chúng là các trang trại chăn nuôi hay trồng cây ăn quả với quy mô diện tích nhỏ.

Năm 2008, tổng diện tích của các trang trại trên địa bàn huyện là 2.016 ha, bình quân 10,6 ha/trang trại.

Kinh tế trang trại của huyện được hình thành và phát triển dựa trên chủ trương đúng đắn của Nhà nước và được tập trung chủ yếu ở các xã có điều kiện thuận lợi về kinh tế, đất đai, lao động, khoa học kỹ thuật,… cho sản xuất nông nghiệp như vùng trồng cây ăn quả (cam bù, bưởi đường, chanh,…); một số vùng trồng rừng và các vùng miền có điều kiện phát triển chăn nuôi.

Dựa trên đặc điểm và điều kiện kinh tế, đất đai nên mỗi trang trại có phương hướng sản xuất riêng của mình theo mục đích tận dụng tối đa các lợi thế có sẵn để việc sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập cao.

Căn cứ vào tiêu chí phân loại của Thông tư liên bộ giữa Bộ NN&PTNT với Tổng cục thống kê, dựa vào giá trị sản phẩm hàng hóa của trang trại chúng tôi tiến hành phân loại các trang trại như sau: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp.

Trong các loại hình trên thì trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại phổ biến nhất ở khu vực nghiên cứu.

Từ cơ sở nhận dạng các loại hình trang trại, chúng tôi tiến hành điều tra 60 trang trại trên địa bàn toàn huyện và thu thập số liệu, tổng hợp các loại hình kinh tế trang trại của huyện Hương Sơn được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Cơ cấu các loại hình trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008

Mô hình trang trại Số lượng (TT)Năm 2008Cơ cấu (%)

Tổng số TT điều tra 60 100,00 1. TT trồng trọt 17 28,33 2. TT chăn nuôi 30 50,00 3. TT lâm nghiệp 6 10,00 4. TT NTTTS 2 3,33 5. TT tổng hợp 5 8,33

Hình 3.1. Cơ cấu các loại hình trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008

Qua điều tra và nghiên cứu thực trạng cơ cấu các loại hình trang trại của huyện ta thấy: Trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% sau đó là trang trại trồng trọt 28,33%, trang trại lâm nghiệp 10%, trang trại tổng hợp 8,34%, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,33%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH (Trang 41 -45 )

×