1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Hiện nay, huyện Hương Sơn có 188 trang trại, trong đó có 54 trang trại trồng trọt, 93 trang trại chăn nuôi, 19 trang trại lâm nghiệp, 5 trang trại nuôi trồng thủy sản và 17 trang trại tổng hợp.
2. Hầu hết các trang trại ở Hương Sơn có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu (quy mô về diện tích và nố sản xuất kinh doanh).
3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các trang trại còn hạn hẹp, chủ yếu bán cho các lái buôn là chính, phần còn lại bán cho các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
4. Các trang trại trên địa bàn huyện đều có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua đào tạo. Phần lớn các chủ trang trại cũng là những người sản xuất giỏi nhưng chưa được đào tạo về chuyên môn.
5. Hiện nay, các chính sách phát triển trang trại còn thiếu, chưa phù hợp, thị trường không ổn định, thường bị tư thương ép giá, cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông và thủy lợi.
6. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật của các trang trại hầu hết còn hạn chế.
7. Tất cả các loại hình kinh tế trang trại đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với mức bình quân chung của toàn huyện, cụ thể là thu nhập bình quân của các trang trại trên địa bàn huyện đạt 74,54 triệu đồng/trang trại.
Phát triển kinh tế ở Hương Sơn đã góp phần khai thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven sông,…, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, giải quyết việc làm cho lao
8. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hương Sơn thì đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại được hiệu quả hơn.