Vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 53 - 57)

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn hơn kinh tế hộ. Muốn mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chiều sâu để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như tăng năng suất lao động đòi hỏi phải có sự đầu tư tương đối lớn về vốn và trong một thời gian tương đối dài.

Bảng 3.10. Quy mô sản xuất của các trang trại điều tra ở huyện Hương sơn năm 2008

Mô hình trang trại < 200 triệu 200 - 300 triệu 300 - 500 triệu ≥ 500 triệu

1. Trang trại trồng trọt 10 6 1 0

2. Trang trại chăn nuôi 1 10 16 3

3. Trang trại lâm nghiệp 2 4 0 0

4. Trang trại NTTS 1 1 0 0

5. Trang trại tổng hợp 1 1 2 1

Tổng cộng ( 60 TT) 15 22 19 4

Cơ cấu ( % ) 25,00 36,67 31,67 6,66

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua bảng 3.10 cho thấy: Hầu hết các trang trại ở huyện Hương Sơn có quy mô sản xuất và đầu tư vốn từ 200-500 triệu đồng .Với tổng số 60 trang trại điều tra thì có 15 trang trại có vốn dưới 200 triệu đồng (chiếm 25%), 22 trang trại có vốn từ 200-300 triệu đồng (chiếm 36,67%), 19 trang trại có vốn từ 300-500 triệu đồng (chiếm31,67%), 4 trang trại có vốn từ 500 triệu đồng trở lên chiếm 6,66%).

Nhận xét: Quy mô của trang trại thể hiện về tiềm lực kinh tế, hơn nữa nó biểu hiện về quy mô sản xuất của trang trại.

Đối với trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp cần lượng vốn tương đối lớn nhưng các trang trại này có lợi thế đó là có khả năng thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh hơn.

Đối với các trang trại trồng trọt như trồng cây lâu năm hay trang trại lâm nghiệp thì cần lượng vốn không lớn như trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp nhưng chúng lại chu kỳ kinh doanh dài nên khả năng thu hồi vốn và quay vòng vốn chậm hơn.

Thực trạng và nhu cầu về vốn của các trang trại điều tra được thể hiện qua bảng 3.11

Bảng 3.11. Nhu cầu về vốn của các trang trại điều tra Ở huyện Hương Sơn năm 2008

Chỉ tiêu Tính bình quân một trang trại

TT trồng trọt TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT NTTS TT tổng hợp BQC

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tổng vốn BQ/TT 210,12 100,00 300,65 100,00 172,05 100,00 220,50 100,00 328,54 100,00 261,79 100,00 1. Vốn tự có 140,09 66,67 180,54 60,05 97,26 56,53 125,02 56,70 221,00 67,27 162,27 62,06 2.Vốn vay 66,50 31,65 119,81 39,85 74,79 43,47 95,48 43,30 95,54 29,08 97,37 37,12 Nguồn chính thống 53,50 80,45 74,51 62,19 67,30 89,99 78,63 82,35 75,66 79,19 68,07 72,23 Nguồn không chính thống 13,00 19,55 45,30 37,81 7,49 10,01 16,85 17,65 19,88 20,81 29,30 27,77 3. Hỗ trợ 3,53 1,68 3,00 0,10 0,00 0,00 0,00 0,00 12,00 3,65 2,15 0,82

4. Nhu cầu vay vốn 80,00 100,00 150,00 100,00 80,00 100 120,00 100,00 122,00 100,00 119,83 100 Nhu cầu được đáp ứng 66,51 83,17 119,81 79,87 74,79 93,48 95,48 79,57 95,54 78,31 97,37 82,03 5. Một số chỉ tiêu BQ

Tổng vốn BQ/LĐGĐ 42,53 - 65,36 - 38,23 - 40,09 - 68,45 - 55,59 -

Tông vốn BQ/ ha 34,73 - 71,58 - 6,81 - 51,88 - 67,05 - 53,63 -

Tổng vốn tự có/ ha 23,16 - 42,99 - 3,85 - 29,42 - 45,10 - 33,18 -

Nguồn: Số liệu điều tra

Qua số liệu ở bảng 3.11 ta thấy rằng: Nhìn chung, lượng vốn bình quân của một trang trại ở huyện Hương Sơn là 261,79 triệu đồng trong đó cao nhất là trang trại tổng hợp với tổng số vốn là 328,54 triệu đồng, sau đó là trang trại chăn nuôi với số vốn là 300,65 triệu đồng, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp là 172,05 triệu đồng. Nguồn vốn chủ yếu của các trang trại là vốn tự tích lũy trong những năm trước đó chiếm 60,06%, còn lại là đi vay và một ít là được hỗ trợ. Vốn vay bình quân là 97,37 triệu đồng/trang trại chiếm 37,12% tổng số vốn, trong đó vay từ nguồn chính thống (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) là 68,07 triệu đồng chiếm 72,23% chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT và Ngân hàng Chính sách xã hội, còn lại là vay từ nguồn không chính thống (anh em, bạn bè,…) là 29,30 triệu đồng chiếm 27,77% tổng số vốn vay của trang trại

Bên cạnh đó thì các trang trại cũng được hỗ trợ một ít là 2,15 triệu đồng/trang trại, chiếm 0,82% tổng số vốn trang trại. Mô hình trang trại lâm nghiệp có tỷ lệ vốn vay từ nguồn chính thống cao nhất là 89,99% tổng vốn vay và 10,01% vay từ nguồn không chính thống.

Qua bảng số liệu điều tra 3.11 ta thấy, nhu cầu vay vốn của trang trại lâm nghiệp là 80 triệu đồng và nhu cầu được đáp ứng là 74,79 triệu đồng chiếm 93,48% là trang trại có nhu cầu vay được đáp ứng cao nhất, còn lại là trang trại trồng trọt là 83,17%, trang trại chăn nuôi là 79,87%, trang trại nuôi trồng thủy sản là 79,57%, trang trại tổng hợp là 78,31%. Điều này đã cho thấy rằng, các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng và tạo điều kiện rất lớn cho các chủ trang trại vay vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống.

Việc vay vốn của các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp cũng được đáp ứng nhưng việc xem xét các dự án này ít hơn là do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, các trang trại này có vòng quay vốn ngắn hơn nên lượng vốn vay không cần nhiều.

Thứ hai, các loại hình sản xuất này thường mang tính rủi ro cao như dịch bệnh, mưa bão, giá cả thị trường không ổn định. Những lý do đó đã tạo cho chủ trang trại sự lo lắng về khả năng thu hồi và hoàn trả vốn vay.

Thứ ba, khả năng tiếp cận của các chủ trang trại với nguồn vốn khác còn hạn chế, các trang trại này có nhu cầu vay vốn thì vay ở Ngân hàng NN&PTNT, các tổ chức tín dụng,… mà thủ tục vay vốn còn phức tạp, rườm rà nên người đi vay còn gặp nhiều khó khăn. Do đó để tạo điều kiện cho các chủ trang trại trong việc vay vốn thì Nhà nước cần cấp giấy chứng nhận cho các trang trại và tạo hành lang pháp lý thuận lợi, giảm thủ tục rườm rà khi vay vốn để tạo điều kiện và là nguồn lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Các trang trại hầu hết là thiếu vốn sản xuất kinh doanh, do đó luôn có nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w