Nếu giá trị sản xuất (GO) và thu nhập (MI) của các trang trại phản ánh quy mô, số lượng những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng và trình độ đầu tư, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất để đạt được những kết quả đó. Với các chủ trang trại mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu số một. Do đó chủ trang trại phải lựa chọn phương án đầu tư hợp lý để có hiệu quả cao nhất. Vì thế, hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng để thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo các mô hình kinh tế trang trại. Đối với các trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008 được thể hiện ở bảng 3.17 như sau:
- Giá trị sản xuất
+ Giá trị sản xuất/ha: Bình quân một trang trại của huyện đạt 60,32 triệu đồng/ha, trong đó cao nhất là của trang trại chăn nuôi là 94,09 triệu đồng/ha, tiếp theo là trang trại tổng hợp với 71,58 triệu đồng/ha, trang trại nuôi trồng thủy sản là 42,41 triệu đồng/ha, trang trại trồng trọt là 19,12 triệu đồng/ha, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 4,76 triệu đồng/ha. Như vậy, ta có thể thấy rằng trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng đất cao nhất, còn trang trại lâm nghiệp là thấp nhất (vì loại trang trại này có diện tích rừng mới trồng khá lớn nên hiệu quả sản xuất thấp, chủ yếu đang có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc là chính).
- Giá trị sản xuất/lao động: Bình quân của mỗi trang trại điều tra là 59,45 triệu đồng/lao động, trong đó mô hình trang trại chăn nuôi là cao nhất với 85,91 triệu đồng/lao động, tiếp đến là trang trại tổng hợp với 73,07 triệu đồng/lao động, trại nuôi trồng thủy sản với 32,77 triệu đồng/lao động, trang trại lâm nghiệp là 26,72 triệu đồng/lao động; và thấp nhất là trang trại trồng trọt đạt 23,42 triệu đồng/lao động. Như vậy ở trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng lao động cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại.
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại điều tra ở huyện Hương Sơn năm 2008
Chỉ tiêu ĐVT Tính bình quân cho một trang trại TT trồng trọt TT chăn nuôi TT lâm nghiệp TT NTTS TT tổng hợp BQC 1.GTSX (GO) Tr.đ 115,68 395,17 120,38 180,24 350,72 277,63 GO/ha Tr.đ 19,12 94,09 4,76 42,41 71,58 60,32 GO/LĐ Tr.đ 23,42 85,91 26,75 32,77 73,07 59,45 GO/chi phí Lần 1,77 1,30 1,50 1,70 1,43 1,48 GO/vốn Lần 0,55 1,31 0,70 0,82 1,07 1,00 2.Thu nhập(MI) Tr.đ 50,36 90,06 40,00 74,35 105,19 74,54 MI/GO % 43,53 22,79 33,23 41,35 29,29 30,87 MI/ha Tr.đ 8,32 21,44 1,58 17,49 21,47 15,61 MI/LĐ TR.đ 17,13 26,49 16,00 21,24 32,87 23,15 MI/khẩu Tr.đ 10,19 19,58 8,89 13,52 22,24 15,87 MI/chi phí Lần 0,77 0,30 0,50 0,70 0,43 0,48 MI/vốn Lần 0,24 0,30 0,23 0,34 0,32 0,28 3. GTSPHH (H) Tr.đ 98,65 344,00 102,02 151,62 301,65 240,34 H/GO % 85,28 87,05 84,75 84,12 86,01 86,33 H/MI Lần 1,96 3,82 2,55 2,04 2,87 3,03 H/ha Tr.đ 16,31 81,90 4,04 35,68 61,56 52,29 H/LĐ Tr.đ 19,97 74,78 22,67 27,57 62,84 51,47 H/Chi phí Lần 1,51 1,13 1,27 1,43 1,23 1,27 H/ vốn Lần 0,47 1,14 0,59 0,69 0,92 0,83
Nguồn: Số liệu điều tra
- Tổng giá trị sản xuất/vốn đầu tư: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn theo giá trị sản lượng. Năm 2008 mô hình trang trại chăn nuôi có tỷ lệ cao nhất là 1,31 lần, trang trại tổng hợp là 1,07 lần, trang trại nuôi trồng thủy sản là 0,82 lần, trang trại lâm nghiệp là 0,70 lần, thấp nhất là trang trại trồng trọt với 0,55 lần. Bình quân giá trị sản xuất trên một đồng vốn bỏ ra là 1 lần. Qua đó thấy ở trang trại chăn nuôi có giá trị sản xuất trên đồng vốn bỏ ra là cao nhất nhưng trong chỉ tiêu này thì giá trị sản xuất trên đồng vốn chưa phản ánh được hoàn toàn chính xác vì trang trại lâm nghiệp còn đang trong thời kỳ kiến thiết mà chưa đến lúc khai thác còn nhiều.
+ Thu nhập/diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập của trang trại trên một đơn vị diện tích. Theo bảng 3.15 cho ta thấy trang trại tổng hợp đạt tới 21,47 triệu đồng/ha, tiếp đến là trang trại chăn nuôi 21,44 triệu đồng/ha, trang trại nuôi trồng thủy sản là 17,49 triệu đồng/ha, trang trại trồng trọt là 8,32 triệu đồng/ha và thấp nhất là trang trại lâm nghiệp chỉ có 1,58 triệu đồng/ha. Như vậy về quy mô diện tích của trang trại lâm nghiệp là lớn nhất nhưng chỉ tiêu này lại đạt thấp nhất.
+ Thu nhập/vốn đầu tư: Nó phản ánh khá đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu này càng cao thì mô hình này càng đạt hiệu quả sản xuất. Trong các mô hình trang trại điều tra thì mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản đạt cao nhất là 0,34 lần, tiếp đến là trang trại tổng hợp là 0,32 lần, trang trại chăn nuôi là 0,3 lần, trang trại trồng trọt là 0,24 lần, trang trại lâm nghiệp là 0,23 lần. Điều này có thể lý giải vì mô hình trang trại lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng và là rừng mới trồng nên cần phải đầu tư trong thời gian dài mà thu nhập tính theo từng năm.
+ Thu nhập/lao động: Phản ánh thu nhập trên một khẩu của trang trại. Mô hình trang trại tổng hợp có mức thu nhập/nhân khẩu cao nhất là 22,24 triệu đồng/nhân khẩu, tiếp đến là trang trại chăn nuôi đạt 19,58 triệu đồng/nhân khẩu, trang trại nuôi trồng thủy sản là 13,52 triệu đồng/nhân khẩu, trang trại trồng trọt là 10,19 triệu đồng/nhân khẩu, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp đạt 8,89 triệu đồng/khẩu. Ngoài ra ta còn có chỉ tiêu thu nhập/chi phí bỏ ra. Cụ thể ở trang trại trồng trọt đạt cao nhất là 0,77 lần, sau đó là trang trại nuôi trồng thủy sản đạt0,7 lần, trang trại lâm nghiệp là 0,50 lần, trang trại tổng hợp là 0,43 lần, thấp nhất là trang trại chăn nuôi 0,30 lần.
- Giá trị sản phẩm hàng hóa: Bình quân một trang trại có giá trị sản phẩm hàng hóa là 240,34 triệu đồng/năm, tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 86,30%. Điều này chứng tỏ tính chất sản phẩm hàng hóa ở Hương Sơn tương đối cao. Trong đó cao nhất là trang trại chăn nuôi với 87,05%, thấp nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản.
+ Giá trị sản phẩm hàng hóa/ha: Năm 2008, bình quân ở các trang trại điều tra đạt 52,29 triệu đồng/ha, cao nhất là của trang trại chăn nuôi đạt 81,90 triệu đồng/ha, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp là 4,04 triệu đồng/ha.
Tóm lại, thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể rút ra một số kết luận sau:
- Mô hình trang trại chăn nuôi có hiệu quả sử dụng đất đai cao nhất và thấp nhất là trang trại lâm nghiệp. Sỡ dĩ trang trại lâm nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng đất thấp là vì ở trang trại lâm nghiệp chủ yếu là trồng keo - loài cây có chu kỳ kinh doanh dài ( 5-7 năm ), mặt khác chúng lại mới được trồng nên chưa cho thu hoạch được là bao nhiêu. Do đó việc đánh giá trong một năm vẫn chưa rút ra được kết luận đầy đủ cho trang trại này.
- Trang trại trồng trọt có hiệu quả thu nhập/chi phí đạt cao nhất.