Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Lao động là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của từng vùng miền. Dựa vào tình hình phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động người ta có thể đánh giá được tình hình phát triển kinh tế của một vùng hay một quốc gia nào đó có phát triển hay không.

Qua bảng 3.2 ta thấy: Năm 2006, dân số toàn huyện là 125.330 người, năm 2007 là 124.552 người, giảm 778 người hay giảm 0,62% so với năm 2006. Năm 2008 là 122.705 người, giảm 1.847 người hay giảm 1,48% so với năm 2007. Như vậy bình quân qua 3 năm dân số giảm 1,05%.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh(%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQC

1. Nhân khẩu Người 125.330 100,00 124.552 100,00 122.705 100,00 99,38 98,52 98,95

Nông nghiệp Người 11.2631 89,97 111.796 89,76 110.066 89,70 99,26 98,45 98,86 Phi nông nghiệp Người 12.699 10,03 12.726 10,22 12.639 10,30 100,21 99,32 99,76

2. Lao động 44.123 100,00 43.685 100,00 43.355 100,00 99,01 99,25 99,13

Nông nghiệp LĐ 40.199 91,11 39.454 90,31 38.270 88,27 98,15 97,00 97,57

Phi nông nghiệp LĐ 3.924 8,89 4.231 9,69 5.085 11,73 107,82 120,18 113,84

3. Hộ Hộ 31.818 100,00 31.795 100,00 31.875 100,00 99,93 100,25 100,09

Nông nghiệp Hộ 28.800 90,51 28.779 90,51 28.804 90,37 99,93 100,09 100,01

Phi nông nghiệp Hộ 3.018 9,49 3.016 9,49 3.071 9,63 99,93 101,82 100,87

* Một số chỉ tiêu - - - -

Nhân khẩu/ hộ NK/hộ 3,94 - 3,92 - 3,85 - 99,49 98,21 98,85

Lao động/ hộ LĐ 1,39 - 1,37 - 1,36 - 98,56 99,27 98,91

Khẩu NN/ hộ Người 3,54 - 3,52 - 3,45 - 99,44 98,01 98,72

LĐNN/ hộ NN LĐ 1,40 - 1,37 - 1,33 - 97,86, 97,08 97,47

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hương Sơn

Khẩu nông nghiệp là 112.631 người vào năm 2006, đến năm 2008 giảm xuống còn 110.066 khẩu. Khẩu phi nông nghiệp tăng 12.699 người vào năm 2006 lên 12.726 người vào năm 2007, nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống còn 12.639 người. Bình quân 3 năm khẩu nông nghiệp giảm 1,14%; khẩu phi nông nghiệp giảm 0,24%.

Về lao động, năm 2006 toàn huyện có 44.123 lao động, năm 2007 giảm xuống còn 43.685 lao động tức là giảm 438 lao động hay giảm 0,09%, đến 2008 lao động của huyện tiếp tục giảm xuống 43.355 lao động tức là giảm 330 lao động hay giảm 0,75%. Bình quân qua 3 năm giảm 0,87%. Và lao động nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2006, lao động nông nghiệp chiếm 91,11% tổng số lao động, đến năm 2008 chiếm 88,27% tổng số lao động của huyện. Bình quân 3 năm lao động nông nghiệp giảm 2,43%, lao động phi nông nghiệp tăng 13,84%.

Tổng số hộ năm 2006 là 31.818 hộ, năm 2007 giảm xuống 31.795 hộ, nhưng năm 2008 lại tăng lên 31.875 hộ, bình quân 3 năm tăng 0,09%. Trong đó, hộ nông nghiệp năm 2006 là 28.800 hộ chiếm 90,51% tổng số hộ, còn lại là hộ phi nông nghiệp. Năm 2008, hộ nông nghiệp là 28.804 hộ (dù năm 2007 giảm xuống còn 28.779 hộ) chiếm 90,37%, hộ phi nông nghiệp là 9,63%. Bình quân 3 năm hộ nông nghiệp tăng rất ít là 0,01%, hộ phi nông nghiệp tăng 0,87%. Như vậy hộ phi nông nghiệp tăng nhanh hơn hộ nông nghiệp nhiều.

Qua đó cho thấy quá trình đô thị hóa ở nông thôn diễn ra nhanh và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang nghành khác, đó là chuyển từ lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp - thương mại -dịch vụ, di dời đến nơi khác ở, hay do xuất khẩu lao động.

Tóm lại, qua số liệu ở bảng 3.2 cho ta thấy: Huyện Hương Sơn chủ yếu là phát triển nông nghiệp, có xã hầu như là thuần nông như Sơn lễ, Sơn Tiến, Sơn Phúc,…. Bình quân lao động/hộ trên địa bàn huyện chưa đến 2 người (1,37 người), hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, năng suất, trình độ lao động còn thấp. Vì thế nên thu nhập của người dân còn thấp. Do vậy phát triển kinh tế trang trại là hướng đi mới có tác dụng nâng cao thu nhập và mức sống của người nông dân được tốt hơn.

Nhận xét: Ta thấy, ở Hương Sơn có lực lượng lao động trong nông nghiệp rất dồi dào nên sẽ thuận lợi cho việc thuê mướn lao động của cá trang trại trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w