Thực trạng nhân khẩu và lao động

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 51 - 53)

Lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.Đối với các trang trại trên địa bàn huyện Hương Sơn hiện nay thì lực lượng lao động chủ yếu vẫn là lao động gia đình (trừ trang trại có quy mô sản xuất lớn).

Bảng 3.9. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các trang trại điều tra

Nguồn: Số liệu điều tra

Ngoài ra, các trang trại còn thường thuê lao động theo thời vụ và thuê lao động thường xuyên. Như vậy, đối với các trang trại gia đình thì nguồn lao động của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng đặc biệt là vai trò của chủ trang trại

Qua bảng 3.9 ta thấy rằng: Nếu so sánh chỉ tiêu bình quân lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp của toàn huyện (1,33 người/hộ) với lao động/trang trại thì

Chỉ tiêu ĐVT

Tình bình quân một trang trại TT Trồng trọt TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT NTTS TT Tổng hợp BQC 1.Nhân khẩu Người 4,94 4,60 4,50 5,50 4,80 4,73 2. Lao động

- Lao động chính gia đình LĐ 2,94 3,40 2,50 3,50 3,20 3,17

- Lao động phụ gia đình LĐ 2 1,20 2,00 2,00 1,60 1,56

- Thuê LĐ thường xuyên LĐ 0,29 0,67 0,33 0,50 1,20 0,57

Tiền công 1000đ/tháng 700,00 720,00 700,00 720,00 750,00 714,83

- Thuê lao động thời vụ Công 69,12 46,33 300,00 20,00 92,00 81,08

Tiền công 1000đ/công 50,00 53,46 55,00 50,00 55,00 52,65

3.Trình độ VH chủ hộ Cấp I % 17,65 13,33 16,67 - 20,00 15,00 Cấp II % 35,29 26,67 50,00 50,00 20,00 31,67 Cấp III % 47,06 60,00 33,33 50,00 60,00 53,33 4.Trình độ CM chủ hộ Đại học - cao đẳng % 5,88 6,67 - - 20,00 6,67 Trung cấp % 17,65 13,33 16,67 50,00 20,00 16,67

ta thấy rằng các trang trại trong huyện luôn có nguồn lực về lao động chính cao hơn các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Nghĩa là mô hình kinh tế trang trại có điều kiện để tập rung sản xuất với quy mô lớn hơn các hộ nông dân bằng chính nguồn lao động của gia đình. Nhìn chung, lao động trong các trang trại đều cao, đặc biệt là nhân khẩu của gia đình. Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản có 3,50 lao động chính chiếm 63,64% nhân khẩu của trang trại, tiếp theo là trang trại chăn nuôi có 3,40 lao động chính/trang trại, trang trại tổng hợp có 3,20 lao động chính/trang trại, thấp nhất là trang trại lâm nghiệp với 2,50 lao động chính/trang trại. Đây là nguồn lao động dồi dào rất có ý nghĩa với các trang trại đặc biệt là với các trang trại có xu hướng mở rộng quy mô diện tích.

Trong sản xuất nông nghiệp thường chịu rủi ro cao và chủ trang trại là người quyết định tới sự phát triển của trang trại. Vì thế trình độ của chủ trang trại ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh.

Theo kết quả điều tra ở bảng 3.9, ta có tình hình về trình độ của các chủ trang trại như sau: các chủ trang trại hầu hết là nam giới, trình độ học vấn chủ yếu là cấp III, bình quân chung chiếm 53,33%; số chủ trang trại có trình độ học vấn cấp II chiếm 31,67% và cấp I là 15%.

Về trình độ chuyên môn của các chủ trang trại: có 76,66% chưa qua đào tạo, 16,67% chủ trang trại có trình độ trung cấp, 6,67% chủ trang trại có trình độ đại học.

Như vậy, trình độ của các chủ trang trại ở huyện Hương Sơn còn chưa cao nên đây là mặt hạn chế của các trang trại trong việc tiếp cận và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Tuổi bình quân chung của các chủ trang trại là 42,52 tuổi, đây là độ tuổi đang có sức khỏe, có nhiều ước muốn và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Về vấn đề thuê lao động: Bình quân các trang trại thuê 0,57 lao động thường xuyên và 81,08 ngày công lao động. Trong đó, trang trại trồng trọt thuê 0,29 lao động thường xuyên/trang trại với mức tiền công là 700.000 đồng/tháng/lao động và 69,12 công lao động với mức tiền công là 50.000 đồng/công; trang trại chăn nuôi thuê 0,67 lao động thường xuyên/trang trại với tiền công là 720.000 lao động trên tháng và 46,33 ngày công lao động thời vụ với mức tiền công là 53,46 000 đồng/công; trang

trại lâm nghiệp thuê 0,33 lao động thường xuyên/trang trại với tiền công là 700.000 đồng/lao động/tháng và 300 ngày công lao động thời vụ với 55.000 đồng/công; trang trại nuôi trông thuỷ sản thuê 0,5 lao động thường xuyên/trang trại với 720.000 đồng/lao động/tháng và 20 ngày công lao động thời vụ với tiền công là 50.000 đồng/công; trang trại tổng hợp bình quân thuê 1,20 lao động thường xuyên/trang trại với mức tiền công là 750.000 đồng/lao động/trang trại và 92 ngày công lao động thời vụ với tiền công là 55.000 đồng/công. Như vậy, việc thuê lao động thường xuyên của trang trại tổng hợp là cao nhất và trang trại trồng trọt là thấp nhất; lao động thời vụ của trang trại lâm nghiệp là cao nhất và thấp nhất là trang trại nuôi trồng thuỷ sản.

Qua đó ta thấy, các trang trại trong huyện đều thuê lao động nhưng chủ yếu là lao động thủ công, việc thuê lao động hầu như là chỉ thoả thuận bằng miệng, chủ lao động có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, không có bảo hiểm xã hội, không nghỉ theo quy định. Ngược lại, người lao động cũng có thể chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào họ muốn. Vấn đề này làm cho việc sử dụng lao động còn có nhiều hạn chế, từ đó huyện cần xác định rõ giải quyết lao động là nghĩa vụ của mình và xã hội, cần tổ chức và mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho lao động nông thôn, đào tạo tay nghề cho người dân.

Tuy còn những hạn chế nhưng việc thuê lao động cũng là biểu hiện cho sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hương Sơn, đồng thời cho ta thấy rằng các chủ trang trại đã có tính toán trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w