Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Hương sơn

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Qua bảng 3.3 ta thấy: Qua 3 năm, từ 2006-2008 tình hình phát triển kinh tế của huyện có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng nghành công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

* Về nông - lâm - ngư nghiệp

Qua 3 năm giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng khá nhanh, từ 459.408 triệu đồng (2006) lên 589.882 triêu đồng (2008), trong đó ngành nông nghiệp tăng từ 412.270 triêu đồng (2006) lên 513.992 triệu đồng (2008) bình quân qua 3 năm tăng 11,66% nhưng về cơ cấu phần trăm lại giảm từ 89,74% (2006) xuống còn 87,12% (2008).

- Đối với ngành trồng trọt: Hiện đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, có tác dụng cải tạo đất, giảm dần các loại cây lương thực kém hiệu quả, tăng dần các loại cây ăn quả như cam bù, bưởi đường,...Cụ thể là năm 2006 giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là 275.414 triệu đồng, nhưng năm 2008 tăng lên 319.217 triệu đồng, bình quân chung qua 3 năm tăng 7,66%.

- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây trong nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Cụ thể: qua 3 năm, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 66,8% (2006) xuống còn 62,11% (2008), chăn nuôi tăng từ 33,2% (2006) đến 37,89%(2008). Trong ngành chăn nuôi có sự phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng. Đó là chăn nuôi lợn, trâu, bò, hươu, dê, gia cầm với nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt, khi đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh được quan tâm nhiều.

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2006 – 2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%)

Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % 07/06 08/07 BQC

Tổng giá trị sản xuất 910.099 100,00 999.517 100,00 1.269.081 100,00 109,83 126,97 118,09 I.Ngành nông - lâm -thủy sản 459.408 50,48 489.428 48,97 589.882 46,48 106,53 120,52 113,31

1. Ngành nông nghiệp 412.270 89,74 433.959 88,66 513.922 87,12 105,26 118,43 111,66 Trồng trọt 275.414 66,80 288.276 66,43 319.217 62,11 104,67 110,73 107,66 Chăn nuôi 136.856 33,20 145.683 33,57 194.705 37,89 106,45 133,65 119,28 2. Lâm nghiệp 42.281 9,20 48.661 9,95 62.849 10,66 115,09 129,16 121,92 3. Thủy sản 4.857 1,06 6.808 1,39 13.111 2,22 140,17 192,58 164,30 II. CN – TTCN 40.267 4,42 45.303 4,53 63.671 5,02 112,51 140,55 125,45 III.Xây dựng cơ bản 102.400 11,25 135.515 13,56 182.200 14,36 132,34 134,45 133,39 IV. Thương mại dịch vụ 109.860 12,07 125.791 12,59 162.401 12,80 114,67 129,10 121,58 V. Ngành khác 198.164 21,78 203.480 20,35 270.927 21,35 102,68 133,15 116,93

* Một số chỉ tiêu bình quân

GTSXNN/khẩuNN 3,66 - 3,88 - 4,67 - 106,01 120,36 112,96

GTSXNN/ LĐNN 10,26 - 11,00 - 13,43 - 107,21 122,09 114,41

GTSXNN/ hộ NN 14,32 - 15,08 - 17,84 - 105,31 118,30 108,77

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hương Sơn

đó là chăn nuôi lợn, trâu, bò, hươu, dê, gia cầm với nhiều loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt, khi đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh được quan tâm nhiều.

- Về ngành lâm nghiệp có sự tăng về số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm, năm 2006 giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp là 42.281 triệu đồng và năm 2008 là 62.849 triệu đồng, bình quân qua 3 năm tăng 21,92%. Vì thế, trong những năm gần đây việc trồng rừng nguyên liệu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt cho người dân.

- Nuôi trồng thủy sản cũng vậy, tuy với diện tích không nhiều nhưng do mở rộng thêm diện tích canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên giá trị sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản tăng từ 7.857 triệu đồng(2006) lên 13.111 triệu đồng (2008), bình quân qua 3 năm tăng 64,30%.

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Trong mấy năm trở lại đây tỷ trọng ngành này liên tục tăng cả về số lượng và tỷ trọng, nhưng vẫn còn chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của các ngành. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất của ngành này là 40.267 triệu đồng chiếm 1,06% (2006) tăng lên 63.671 triệu đồng chiếm 5,02% (2008), bình quân qua 3 năm tăng 25,45%.

- Ngành xây dựng cơ bản: Đây là ngành thu hút được nhiều lao động tham gia, giải quyết được việc làm (thường xuyên và thời vụ) cho lao động nông nghiệp ở nông thôn hiện nay. Cụ thể, năm 2006 có tổng giá trị sản xuất là 102.400 triệu đồng chiếm 11,25%, và đến năm 2008 là 182.200 triệu đồng chiếm 14,36%, bình quân qua 3 năm tăng 33,39%.

- Ngành thương mại dịch vụ: Trong những năm gần đây giá trị sản xuất của ngành liên tục tăng, từ 109.860 triệu đồng (2006) lên 162.401 triệu đồng, bình quân qua 3 năm tăng 21,58%.

- Ngành khác: Bao gồm các ngành như văn hóa, giáo dục, y tế,…ngành này chiếm hơn 1/5 tổng giá trị sản xuất kinh doanh của toàn huyện. Năm 2006, giá trị sản xuất đạt 198.164 triệu đồng chiếm 21,78%, đến năm 2008 đạt 270.927 triệu đồng chiếm 21,35%, bình quân qua 3 năm giá trị sản xuất của ngành tăng 16,93%.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng: Giá trị sản xuất của tất cả các ngành đều không ngừng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ kinh tế huyện Hương Sơn đã không ngừng phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế trong nông nghiệp. Vì thế chúng sẽ góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế của huyện nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện hương sơn hà tĩnh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w