2. Theo ngành CN
1.4. Xã hội quận Tân Bình dưới tác động của nền kinh tế công nghiệp 1 Lao động và việc làm
1.4.1. Lao động và việc làm
Theo nguồn niên giáo thống kê quận Tân Bình tình hình lao động – việc làm trên địa bàn trong 10 năm như sau:
Bảng 1.5 Thống kê lao động phân theo lĩnh vực kimh tế giai đoạn 1985 - 1995
Đvt: người
Năm Tổng Công nghiệp Nông nghiệp TM - DV XDCB - GTVT Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% 1985 44.045 19.100 43,36 4.821 10,82 17.368 39,43 3.256 7,39 1990 57.138 27.094 47,42 3.856 6,75 22.346 39,11 3.842 6,72 1995 66.175 31.068 46,95 3.107 4,70 27.842 42,07 4.158 6,28 [ 41;20, 29 - 34], [42;31, 52, 61]
Sau năm năm đổi mới lĩnh vực CN – TCN, đã có thêm 27.094 việc làm. Chiếm tỉ lệ là 47,42% số lượng lao động trong địa bàn quận. So với năm 1985, năm 1990 tăng 4,06% lao động. Đến năm 1995, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực CN – TCN tiếp tục tăng lên 3970. Nhu cầu tăng thêm lao động trong kinh tế bình quân là 10-15%/năm, công nghiệp là 5 – 8%. Nhìn chung, các doanh nghiệp là nơi sử dụng lao động lành nghề và góp phần hình thành đội ngũ lao động trong thời kỳ đổi mới. Riêng lĩnh vực CN – TCN trong thời kỳ này số lao động được phân bố theo các khu vực như sau:
Bảng 1.6 Phân tích số lao động trong CN – TCN từ năm 1985 đến năm 1995
Đvt: người
Năm 1985 1990 1995
Tổng 19.100 27.094 31.068
Quốc doanh Số lượng 600 2791 1799
Tỉ lệ % 3,14 10,30 5,79 Ngoài
quốc doanh
Tư doanh Số lượng 120 382 689
Tỉ lệ % 0,63 1,41 2,22 Hợp tác xã Số lượngTỉ lệ % 7.50039,27 3.21911,88 1.5114,86 Tổ sản xuất Số lượng 6.000 5.193 5.011 Tỉ lệ % 31,41 19,17 16,13 Cá thể Số lượng 4.880 15.509 22.058 Tỉ lệ % 25,55 57,24 71,0 [41;20], [42;31]
Theo bảng phân tích trên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo việc cho khoảng trên 90% . Đa số lao động làm việc chủ yếu cho các tổ chức cá thể. Đa phần họ đều ở độ tuổi rất trẻ trong khoảng 18 - 40. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận khai thác nguồn nhân công giá rẻ.
Theo thống kê tại các doanh nghiệp trên địa bàn, số năm làm việc trung bình của người lao động là 5 năm. Ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân lao động có thâm niên chỉ khoảng 2 - 4 năm. Trong khi tại các doanh nghiệp nhà nước,
lao động có thâm niên cao hơn. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường xuyên có sự biến động lao động. “Hàng tháng trung bình có từ 15 - 30% lao động được tuyển dụng mới bổ sung cho lao động nghỉ việc. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn quận. Số lao động có gia đình chiếm 43,4%, chưa có gia đình là 56,6%. Lao động nhập cư bình quân chiếm 62%” [58; 23]. Tỷ lệ lao động nhập cư ở các phía Nam cao hơn các tỉnh miền Trung và phía Bắc. Trong các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở thì có 39% lao động là đoàn viên công đoàn.
Về trình độ học vấn: khoảng 10% lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất không biết chữ, 45,5% trình độ tiểu học; 29% trình độ trung học cơ sở và 15,5% trình độ trung học phổ thông.
Về trình độ chuyên môn, “tay nghề: hơn 85% lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ sản xuất chưa qua học nghề tại các cơ sở đào tạo. Riêng các doanh nghiệp ngoài ngoài quốc doanh (nhưng trong số này khoảng 94% đã được đào tạo ngắn ngày tại doanh nghiệp); 4,5% CNLĐ kỹ thuật; 2,3% CNLĐ có trình độ trung cấp; chỉ 2,0% có trình độ cao đẳng và 1,0% có trình độ đại học” [41; 17]’ [42; 20].
Như vậy, biện pháp UBND quận đưa ra chủ trương sản xuất hàng gia công nên đã thu hút hàng ngàn lao động đến địa bàn Tân Bình làm việc. Điều đáng chú ý là phần lớn lao động là người ngoại tỉnh. Nhưng trình độ của người lao động trên địa bàn còn thấp. Công nhân chủ yếu là những người đạt trình độ phổ thông (tiểu học và THCS) nên khó đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.