0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Sự tách quận Tân Bình và Tân Phú

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở BIÊN HÒA THỜI KỲ 1930 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ (Trang 76 -83 )

2. Theo ngành CN

3.1.1. Sự tách quận Tân Bình và Tân Phú

Ngày 21/6/1994 Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Thành phố ra Nghị quyết điều chỉnh, sửa đổi địa giới hành chính một số quận, huyện trong đó có điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình. Việc làm đó phù hợp với một đô thị đa trung tâm và quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận Tân Bình nằm trong khu vực nội thành của thành phố. Việc quy hoạch phát triển của quận được nhà Thành phố coi trọng, điển hình, Quyết định số 136/HĐBT (ngày 27/08/1988) của Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh địa giới hành chính Tân Bình. 26 phường sáp nhập lại còn 20 phường (từ phường 1 đến phường 20). Việc làm đó tạo cơ sở cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng và phân bố với các quận, huyện lận cận

Theo định hướng phát triển đô thị của thủ tướng chính phủ đến năm 2020, Thành phố là một đô thị trung tâm cấp quốc gia và là trung tâm của vùng có bán kính ảnh hưởng 30 – 50 km. Khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân (kể cả việc mở rộng ven nội thành). Quy mô dân số nội thành khoảng 6 triệu và ngoại thành là 4 triệu. Quận Tân Bình có diện tích tự nhiên hơn 3.845 ha và dân số 728.773. So với các quận nội thành khác của thành phố, diện tích và dân số của quận là khá lớn. Vì vậy, ngày 1/12/2003, quận Tân Bình tách thành 2 quận theo Nghị định 130/CP/2003 của Thủ tướng Chính phủ (05/11/2003). Một là quận Tân Bình mới và quận Tân Phú (quận thứ 18 của TP.HCM)

Quận Tân Phú bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20 và một phần diện tích cùng dân số của phường 14, 15 thuộc quận Tân Bình. Tân Phú có 11 phường. Ðó là các phường Tân Sơn Nhì,

Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa (tên quận Tân Phú và tên các phường dựa theo địa danh đã hình thành lâu đời, hoặc có liên quan đến di tích lịch sử và truyền thống cách mạng). Diện tích tự nhiên quận Tân Phú là 1.606,98 ha và dân số có 310.876 người. Mật độ dân số trung bình là 19.472 người/km2.

Tân Bình còn lại 2.238,22 ha diện tích tự nhiên và 417.897 nhân khẩu. Quận mới được tổ chức thành 15 phường (giữ nguyên tên phường số từ 1-15). Một số phường được điều chỉnh lại cho phù hợp với diện tích và dân số. Quận đã điều chỉnh 3,22 ha đất và 758 nhân khẩu của phường 13 về phường 11. 1,49 ha đất và 1.425 nhân khẩu của phường 13 sát nhập về phường 12. 79,75 ha đất và 26.019 nhân khẩu của phường 13 về phường 14. Đồng thời, quận điều chỉnh 9,26 ha đất và 3.201 nhân khẩu của phường 14 về phường 13. Riêng phường 11 từ diện tích 55,11 ha mở rộng thành 58,33 ha nhờ ghép thêm với một phần của phường 14 cũ. Phường 12 từ 142,17 ha trở thành 143,66 ha do ghép một phần từ phường 14 cũ. Phường 13 mở rộng thành 118,24 ha; Phường 14 là 92,1 ha. Phường 15 có diện tích 1.012,69 ha, trong đó có 846 ha đất quốc phòng làm sân bay (Tân Sơn Nhất).

Như vậy, quận Tân Bình mới có tổng diện tích 22,38 km2, với 75.206 hộ. Phía Đông quận Tân Bình giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10. Phía Bắc quận giáp quận 12, quận Gò Vấp. Phía Tây giáp quận Tân Phú. Phía Nam giáp quận 11. Sự điều chỉnh đó, tạo điều kiện cho quận triển khai tốt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Qua đó, quận Tân Bình từng bước khẳng định được vị trí của mình so với các quận, huyện khác của Thành phố.

3.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp của quận Tân Bình mới

Căn cứ vào Nghị quyết số 01, 20, 21 -NQ/TW của Bộ Chính trị, chính quyền Thành phố và quận Tân Bình đề ra chủ trương, biện pháp nhằm tạo điều kiện tốt cho các thành phần kinh tế phát triển. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của khu công nghiệp Tân Bình là một điển hình. Tuy nhiên, quận còn thiếu kinh

nghiệm trong việc nghiên cứu và dự báo về nền kinh tế thị trường, nên chưa kịp thời có chính sách phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Vì vậy, các doanh nghiệp nhà nước và tập thể chưa phát huy đúng mức vai trò chủ đạo của kinh tế. Mặt khác, kết quả cải cách hành chính còn hạn chế. Nhất là lĩnh vực quy hoạch về đất đai, xây dựng còn rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ngoài ra, quản lý Nhà nước về các loại thị trường chưa đồng bộ (cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn, lậu thuế, vi phạm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường… ).

Giai đoạn 2004 - 2010, Đảng bộ quận Tân Bình mới đề chủ trương mới nhằm phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Mục tiêu là xây dựng quận Tân Bình trở thành một quận nội thị văn minh, giàu đẹp, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ nhất, chính quyền các cấp tập trung thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Thứ hai, kinh tế quận cần chuyển dịch đúng hướng, Trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo. Sự phát triển của các doanh nghiệp quốc doanh và kinh tế tập thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Thứ ba, các phường cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và trở thành cầu nối trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Những việc làm đó đã góp phần bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Đồng thời quận đã đóng góp vào thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.

Trọng tâm hoạt động của quận là đẩy mạnh chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế để nâng cao hiệu quả hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). UBND quận tiến hành vận động nhân dân cư ngụ ở địa phương yên tâm đầu tư phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiềm năng sẵn có. Đồng thời, chính quyền cùng với động nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện

công tác chỉnh trang đô thị, sắp xếp lại trật tự kinh doanh trên 9 tuyến đường trọng điểm của quận.

Phần lớn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn đều ở trong phần địa giới hành chính của quận Tân Phú (kể cả Khu công nghiệp Tân Bình). Quận chú trọng đầu tư đúng mức tạo cho ngành thương mại - dịch vụ phát triển. Ngoài 4 trung tâm thương mại lớn, Quận ủy gắn việc quy hoạch tổng thể và chi tiết để quy hoạch, phát triển một số trung tâm thương mại khác (kinh doanh điện - điện máy, thủ công mỹ nghệ, vật liệu trang trí nội thất…) Đồng thời, các ban ngành mở rộng và nâng cấp quy mô hoạt động của các chợ và siêu thị lớn trên địa bàn. Ngoài ra, trên các tuyến đường chính UBND các phường sắp xếp lại các ngành hàng kinh doanh, thực hiện có hiệu quả việc giải tỏa các chợ tự phát, tụ điểm kinh doanh trái phép, lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, kỹ thuật tay nghề tinh xảo, thu hút lao động tại chỗ.

UBND quận thành lập Ban Chỉ đạo để theo dõi việc tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang Thương mại dịch vụ từ nay đến năm 2010. Ủy ban nhân dân 15 phường và các ban ngành liên quan có kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, Đảng ủy quy định rõ về thời gian, trách nhiệm của từng đơn vị, thực hiện chế độ giao ban, báo cáo quý, 6 tháng, năm. Trong quá trình thực hiện kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Hàng năm, Ủy ban nhân dân quận (Ban chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế) tổ chức sơ kết đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch và đề ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện tiếp theo. Phân công Phòng Kinh Tế (Phó Ban chỉ đạo thực hiện chuyển đổi kinh tế) chủ động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện của các đơn vị và có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Quận và Ban chỉ đạo.

Quận chủ động nghiên cứu, tổng kết quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, quận kịp thời đề xuất với Thành phố sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách. Ngoài ra, chính quyền các phường thúc đẩy chính sách hỗ trợ phát triển mô hình doanh nghiệp trong các hợp tác xã. Tại 15 phường loại hình hợp tác xã sản xuất - kinh doanh đa ngành nghề tạo điều kiện để phát triển hiệu quả hơn. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp nhận các công nghệ sản xuất tiên tiến thông qua việc hỗ trợ vốn. Mặt khác, UBND thúc đẩy việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, tham gia các dự án đầu tư cho các doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, UBND khuyến khích phát triển các hình thức doanh nghiệp có sở hữu hỗn hợp (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân). Các doanh nghiệp nâng cao tính tự giác, tự chủ và tự chịu trách nhiệm qua thực hiện nghĩa vụ. Song song đó, quận tiến hành rà soát, kiến nghị Thành phố điều chỉnh các quy định về thành phần kinh tế, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, Quận ủy đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn qua hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Quận lập ban dự báo và thông tin thị trường. Trên cơ sở đó, quận đưa ra những chính sách tối ưu nhằm ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngoài phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Hiệp hội doanh nghiệp và các hội nghề nghiệp phát huy vai trò qua việc tập hợp và vận động doanh nghiệp đầu tư thiết bị hiện đại. Hiệu quả là các xí nghiệp được mở rộng về quy mô sản xuất - kinh doanh và góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh và bền vững.

UBND tiến hành đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ công và hoạt động sự nghiệp thông qua hình thức tổ chức đấu thầu và đơn đặt hàng. Chính quyền cấp phường có chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nhân đầu tư phát triển các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công trên địa bàn. Từ đó, quận đã tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sự nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

hình thành và phát triển. UBND thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh tế, lao động. Các doanh nghiệp được hỗ trợ thỏa đáng để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp theo Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư. Việc làm đó nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa người lao động, hạn chế các vụ đình công tự phát của công nhân tại quận. Quận tiếp tục kiến nghị Thành phố thành lập Công ty đầu tư tài chính nhằm thực hiện chức năng đại diện sở hữu vốn Nhà nước. Nó bảo đảm vai trò tổ chức đầu tư tài chính để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của quận Tân Bình.

Quận ủy chỉ đạo các ban ngành bảo đảm phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường trong quá trình hội nhập thế giới. UBND các phường thúc đẩy chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế như:

- Tổ chức thí điểm thị trường giao dịch hàng hóa, nhất là hàng hóa nông sản. - Thị trường giao dịch truyền thống và thương mại hiện đại phát triển đồng bộ phù hợp với trình độ phát triển của thị trường quốc tế.

- Các ban ngành khẩn trương hoàn thành đề án thị trường tài chính để triển khai thực hiện. Trong đó, Nhà nước bảo đảm vai trò quản lý hiệu quả nhằm thu hút, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển. Đồng thời, quận giao cho phòng kinh tế kiểm tra, ngăn ngừa và kịp thời xử lý các sai phạm trong hoạt động của thị trường chứng khoán và các hành vi rửa tiền.

- Ngoài ra, Quận ủy khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện 3 yếu tố: cung - cầu - môi giới. Nhà nước tổ chức các cuộc thi để nâng cao năng lực sáng tạo công nghệ mới và nội địa hóa công nghệ. Quận kết hợp với việc thu hút đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Căn cứ vào đó, quận đề ra chính sách khuyến khích đổi mới và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Quận áp dụng một loạt các chính sách nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại. Qua đó, quận đã nâng cao thêm một bước về chất lượng và hiệu quả xuất khẩu lao động.

- Phát triển kinh tế gắn với việc cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân. Đặc biệt là công tác chăm lo cho người thu nhập thấp. Chính quyền 15 phường chú trọng đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động.

So sánh thực lực của 2 ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm dần và tăng chậm. Trong khi đó ngành thương mại - dịch vụ phát triển mạnh về số lượng và quy mô. Một số đơn vị đã khẳng định vị trí của mình trên thương trường trong và ngoài nước. Từ thực tế trên, quận Tân Bình xác định lại cơ cấu kinh tế là “Thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp” và xem đây là thế mạnh mới. Tân Bình đã đề ra chỉ tiêu cụ thể như sau: mức hàng năm của thương mại-dịch dự kiến tăng trưởng từ 15% đến 25%. Công nghiệp – tiểu thủ công từ 10% đến 15%.

Nhằm thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một mặt quận vẫn thúc đẩy sự phát triển hợp lý giữa ngành thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác quận tập trung vốn đầu tư tạo điều kiện cho ngành thương mại – dich vụ phát triển. Ngoài 4 trung tâm thương mại lớn, quận gắn việc quy hoạch tổng thể và chi tiết nhằm phát triển một số trung tâm thương mại khác (như khu vực kinh doanh điện - điện máy, thủ công mỹ nghệ, vật liệu trang trí nội thất…) Đồng thời, chính quyền mở rộng và nâng cấp quy mô hoạt động của các chợ và siêu thị lớn. Ngoài ra, chính quyền địa phương sắp xếp lại các ngành hàng kinh doanh trên các tuyến đường chính.

Các phường tiếp tục phát triển dịch vụ, nhất là ngành tài chính - ngân hàng, du lịch, y tế, giáo dục, bưu chính - viễn thông, vận tải - kho bãi, tư vấn và bảo hiểm. Đảng ủy đề ra các chính sách khuyến khích sáp nhập các ngân hàng

thương mại trên địa bàn để tăng năng lực cạnh tranh. Mở rộng thị trường tài chính ra toàn quận. Bên cạnh đó, các phường nằm ở trung tâm xây dựng trung tâm thương mại quốc tế, sở giao dịch hàng hóa, các trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ khu vực. Đến năm 2010, quận thành một trong những trung tâm mua

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở BIÊN HÒA THỜI KỲ 1930 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ (Trang 76 -83 )

×