2. Theo ngành CN
2.3. Tác động về xã hội 1 Sự gia tăng dân số
2.3.1. Sự gia tăng dân số
Theo kết quả điều tra dân số quận Tân Bình, ngày 01/04/1999, dân số thường trú là 612252 người, chiếm 9,11% dân số của thành phố Hồ Chí Minh. Dân số quận năm 1999 tăng 39,9% so với năm 1995. Quận Tân Bình có tốc độ gia tăng dân số khá lớn (trung bình từ năm 1996 đến năm 2003 tốc độ tăng dân số bình quân là 3,6% (cao hơn hẳn so với các kỳ điều tra trước). Trong đó, tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,15 % (năm 2003), tỉ lệ tăng dân số cơ học là 1,2 % (năm 2003).
Mức độ tăng dân số thời kỳ 1999-2003 bằng mức tăng dân số trong 10 năm từ 1989 - 1999 và xấp xỉ bằng hai lần mức tăng dân số trong 10 năm 1979-1989. Theo kết quả điều tra, “độ tuổi dưới 15 là 19,83%, thấp hơn 3,97 % so với thành phố (23,8%). Tuổi 65 trở lên chiếm 4,29% dân số quận Tân Bình, thấp hơn 0,96% so với thành phố (5,25%)” [58; 7]. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của quận cao hơn của thành phố Hồ Chí
Minh (75,88 %).
Cơ cấu giới tính giữa nam và nữ của quận trong những năm qua theo xu hướng tăng dần tỷ trọng nam và giảm dần tỷ trọng nữ. Cụ thể, tỷ trọng nam đã tăng từ 48,3% trong năm 1995 lên 48,83% trong năm 2003.
Tuy nhiên, quận Tân Bình đang phải đối mặt với những thách thức mới cần được tháo gỡ kịp thời. Đó là tỷ lệ sinh trong những năm trở lại đây có xu hướng tăng mạnh. Những người quan tâm đến dân số và công tác dân số ở quận hết sức lo ngại trước vấn đề trên. Số liệu thống kê cho thấy năm 2003, quy mô dân số quận đã đạt khoảng 743.057 người. Tại quận có tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng "bất thường". Năm 2003, quận có 849 trẻ em ra đời là con thứ 3, tăng 0,11% so với năm 2002 (57 của cặp vợ chồng cán bộ công chức). Hầu hết các gia đình sinh con thứ 3 đều thuộc nhóm kinh tế khá giả và trình độ học vấn tương đối cao. Nhận thức của một bộ phận nhân dân và cán bộ lãnh đạo, công chức nhà nước về vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình còn hạn chế. Vì vậy một bộ phận đáng kể trong nhân dân hiểu sai lệch một số điều quy định trong Pháp lệnh Dân số.
Do dân số trẻ và lượng người nhập cư đông đảo nên nguồn lao động của quận tương đối dồi dào. Năm 2003, số người trong độ tuổi lao động là 563.832 người, chiếm 75,88%. Sự phân bố lao động theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ lệ lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm mạnh, từ 20,4% năm 1979 xuống còn 0% năm 2003. Ngược lại, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành dịch vụ gia tăng đáng kể từ 38,2% năm 1979 lên 51,38% năm 2003.
Trong các ngành công nghiệp - xây dựng, tỷ lệ lao động tương đối cao và ít thay đổi, đạt 48.62% năm 2003. So với mức trung bình của thành phố Hồ Chí Minh, số lượng lao động của quận khá cao.
Bảng 2.5. Lao động sản xuất các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1996 – 2003
Đvt: người
Năm Tổng
SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ%
1996 72131 39054 51,89 2939 3,91 28754 38,21 4512 6,0
2000 90424 45901 47,82 540 0,56 39776 41,44 9778 10,19
2003 137.716 68.509 48,62 0 0 61264 43,47 11146 7,91
[43;36, 87, 87, 100]; [44;28, 60, 78; ] Theo số liệu thống kê năm 2002 của sở Lao động - Thương binh - Xã hội, tỷ lệ lao động chưa biết chữ của quận là 0,39% (thành phố Hồ Chí Minh 0,49%), tốt nghiệp tiểu học 31,13% (thành phố Hồ Chí Minh 31,03%), tốt nghiệp trung học cơ sở 27,28 % (thành phố Hồ Chí Minh 26,12 %), tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 32,94% (thành phố Hồ Chí Minh 32,30 %). Quận Tân Bình là nơi tập trung 35% tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật trong thành phố Hồ Chí Minh. Đây là điều kiện hàng đầu để xây dựng một nền kinh tế tri thức. Năm 2000, tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật của quận chiếm 53,5%, tỷ lệ lao động có bằng cấp (từ công nhân kỹ thuật trở lên) là 19,4%.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dần hình thành những luồng di dân lớn từ nông thôn ra thành thị. Theo Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 45% dân số thành thị. TP.Hồ Chí Minh và quận Tân Bình có trên 7,1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ dân số thành thị hiện chiếm 83,24% - lớn nhất cả nước. Dân số quận phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Giai đoạn 1999 -2003, dân số tại 15 phường khu giảm dần. Trong khi đó, ở 5 phường ven dân số tăng rất nhanh, do giá nhà đất thấp. Việc gia tăng về cơ học dân số tại quận đang diễn ra mạnh mẽ và rất khó kiểm soát. Số lượng dân nhập cư chiếm đến 1/3 dân số có độ tuổi từ 18 trở lên. Đa số dân nhập cư ở độ tuổi trẻ. Nguồn lao động trẻ này có tác động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa. Họ mang lại nhiều lợi ích tiềm năng lao động và nguồn nhân lực cho quận Tân Bình. Kết quả điều tra di dân tự do vào quận của phòng thống kê Tân Bình cho thấy có hơn 30% lực lượng lao động nhập cư đóng góp cho phát triển kinh tế của quận, khoảng 30% GDP. Đáng lưu ý là người nhập cư có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ chung của
quận, 8% số hộ nghèo thuộc diện KT3 (tạm trú dài hạn).
Vấn đề việc làm cho người lao động tại quận là một việc làm hết sức thiết thực. Sự gia tăng dân số đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi hoạt động sản xuất. Quận đã kiểm soát thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế. Quận chú trọng bảo đảm an toàn lao động và đào tạo nguồn lao động. Nhờ đó người lao động làm việc tại quận được bảo vệ quyền lợi.