Chuyển biến về xã hội dưới tác động của phát triển kinh tế công nghiệp 1 Lao động và việc làm

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 97 - 102)

2. Theo ngành

3.3. Chuyển biến về xã hội dưới tác động của phát triển kinh tế công nghiệp 1 Lao động và việc làm

3.3.1. Lao động và việc làm

Nghị quyết lần thứ V của Đảng bộ quận Tân Bình xác định “Giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt. Phương hướng cơ bản để tạo thêm việc làm là phải dựa và phát huy khả năng thu hút của tất cả các thành phần kinh tế và đưa đi hợp tác lao động ở nước ngoài . Khuyến khích giúp đỡ và tạo điều kiện cho người lao động tự tạo và tự tìm việc làm. Ưu tiên giải quyết việc làm đối với số lao động dôi ra do tinh giảm biên chế, bộ đội xuất ngũ và số học sinh mới ra

trường”. Người lao động có thu nhập và đời đời sống ổn định thì tệ nạn xã hội sẽ giảm. Qua hoạt động hiệu quả của Liên đoàn lao động quận Tân Bình, quận đã thành công khi thực hiện một loạt biện pháp trong việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Việc quận phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự hoạt động hiệu quả khu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, quận tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động sông trên địa bàn. Mặt khác, hệ thống đào tạo, dạy nghề sát với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp góp phần cung ứng đầy đủ công nhân lành nghề cho các xí nghiệp. Cùng với Thành phố, quận thực hiện hiệu quả chính chương trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài góp phần giải quyết lao động thất nghiệp trên địa bàn quận. Mỗi năm Liên đoàn Lao động giải quyết việc làm cho 7.000 lao động và đào tạo nghề cho 4.000 người. Sự thành công chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm qua việc đã tạo ra chuyển biến về chất lượng đào tạo nghề, bảo đảm công tác giải quyết việc được ổn định lâu dài.

Lao động của quận trong các ngành kinh tế được phân bố ở bảng 3.7. Lao động ngành thương mại – dịch vụ có xu hướng tăng dần. Trong khi đó, lao động ngành công nghiệp có xu hướng giảm. Xây đựng cơ bản và giao thông vận tải tăng không đáng kể. Sự thay đổi về lao đông trong các ngành là do tác động của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận. Sự chuyển biến trên cho thấy sự chỉ đạo đúng đắn của Quận uỷ.

Bảng 3.7. Lao Động quận Tân Bình theo ngành kinh tế giai đoạn 2004 – 2010

Đvt: người

Năm Tổng Công nghiệp TM - DV XDCB - GTVT

Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%

2004 110.012 34214 31,10 67161 61,05 8637 7,85

2005 120.883 34989 28,94 74856 61,92 11038 9,13

2010 158.671 42504 26,79 101179 63,77 14988 9,45

Biểu đồ 3.4. Lao Động Tân Bình theo ngành kinh tế giai đoạn 2004 – 2010

Ban thường vụ Quận đoàn Tân Bình đã tổ chức “Ngày Hội thanh niên với nghề nghiệp và việc làm”. Tại các ngày hội, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động - tuyển sinh học nghề, là công tác ưu tiên hàng đầu. 20 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tiếp, với hơn 1.500 nhu cầu tuyển dụng và 600 lượt lao động được phỏng vấn trực tiếp.

Riêng lao động sản xuất công nghiệp được phân bố trong khu vực kinh tế như sau:

Bảng 3.8 Lao động theo khu vực sản xuất công nghiệp quận Tân Bình giai đoạn 2004 – 2010

Đvt: người Năm 2004 2005 2010 Tổng 29.234 24.959 42.504 Cty cổ phần hóa - NN Số lượng 1.925 2.078 Tỉ lệ% 6,59 8,33 0 Ngoài quốc doanh Hợp tác xã Số lượng 185 101 95 Tỉ lệ% 0,63 0,41 0,22 Cty Cổ phần Số lượng 794 897 7.601 Tỉ lệ% 2,72 3,59 17,88 Cty TNHH Số lượng 11.492 17.186 22.206 Tỉ lệ% 39,31 68,86 52,24 Số lượng 2.484 3.159 2.550

Tỉ lệ% 8,50 12,66 60

Cá thể Số lượng 12.350 11.538 10.052

Tỉ lệ% 42,25 46,23 23,65

[44;27] [2;28]

Lao động Cty cổ phần hóa – nhà nước năm 2005 giải quyết thêm 153 việc làm, chiếm 8% lao động. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu hút hơn 80% lao động. Loại hình HTX – Cty Cổ phần thu hút 998 ngàn lao động (năm 2005). Năm 2010 loại hình này giải quyết 769,6 ngàn lao động, chiếm tỷ lệ 18% trong cơ cấu công nghiệp ngoài quốc doanh. Loại hình thu hút nhiều lao động nhất trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là Cty TNHH. Trong đó, loại hình doanh nghiệp tư nhân và khu vực các thể có xu hướng giảm vì thu hẹp phạm vi hoạt động do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến năm 2010, quận giải quyết 10.052 người lao động cho ngành công nghiệp. Lao động tập trung lớn nhất trong các ngành trọng điểm (như sản xuất trang phục, thuộc và nhuộm da (3.541 người), dệt (1.732 người), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (1.509 người), sản xuất thực phẩm và đồ uống (774 người), sản xuất giường tủ, bàn ghế (647 người), sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa plastic (898 người)).

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động quận tổ chức diễn đàn với nghề nghiệp và việc làm. 500 học sinh, sinh viên tham gia đối thoại, tư vấn về nhu cầu tuyển dụng, kỹ năng tìm việc, ngành nghề thu hút, chọn nghề, việc làm, kinh nghiệm phỏng vấn…Đồng thời, Đoàn – Hội tổ chức trao học bổng nghề, trợ vốn cho thanh niên thuộc diện nghèo, bộ đội xuất ngũ và thanh niên tái hòa nhập cộng đồng… Ngân hàng Chính sách xã hội trao vốn của 4 dự án cho thanh niên làm kinh tế với trị giá 400 triệu đồng và 1 dự án của học sinh, sinh viên trị giá 200 triệu đồng.

Nhờ Quận ủy và sự hỗ trợ phối hợp của Ủy ban nhân dân quận, phong trào thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo được triển khai. Việc đó đã tạo nên phong trào có tính thường xuyên trong chương trình hoạt động của các cấp công đoàn. Nó góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ

tiêu kinh tế - xã hội quận Tân Bình. Năm Năm 2008, quận có 30 dự án tham gia phong trào thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo có giá trị 45 tỷ đồng; 15 sáng kiến làm lợi 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, công đoàn các cấp còn tạo điều kiện cho 4.591 lượt công nhân vay 30,94 tỷ đồng từ quỹ CEP (trợ vốn cho người nghèo tự làm việc); trao 522,5 triệu học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho 1.538 học sinh nghèo vượt khó…

Năm 2008 Liên đoàn Lao động thành phố đã trao cờ thi đua xuất sắc cho Liên đoàn Lao động quận và 05 công đoàn cơ sở, bằng khen cho 26 tập thể và 27 cá nhân. Dịp này, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình cũng tặng giấy khen cho 35 tập thể và 36 cá nhân.

Về trình độ chuyên môn của người lao động, giai đoạn 2004 – 2010, không có bằng cấp 22,22%, có bằng cấp 77,78%. Trong đó Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ 20,17% trung cấp chuyên nghiệp 20,33%, từ cao đẳng trở lên 59,5% .

Gần đây, tình hình giải quyết việc làm ở quận Tân Bình trở nên căng thẳng do số thanh niên bước vào độ tuổi lao động lớn. Một khó khăn khác là lực lượng lao động ở các tỉnh kéo về Tân Bình ngày càng đông … Uỷ ban nhân dân quận cần có chính sách khuyến khích đầu tư tạo ra nhiều ngành nghề, khôi phục các ngành nghề truyền thống để giải quyết công ăn việc làm một cách hữu hiệu nhất

Trong 11 tháng đầu năm, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động và giải quyết việc làm cho 271,1 ngàn lượt người, đạt 100,4% so kế hoạch. Số người có việc làm ổn định là 196,7 ngàn lượt người. Ước tính kết quả giải quyết việc làm cả năm 2010 là 291,6 ngàn lượt người đạt 108,0% so với kế hoạch, tăng 0,7% so năm 2009, trong đó số người có việc làm ổn định là 211,9 ngàn lượt người, chiếm 72,7% so với số lao động được giải quyết việc làm. Số chỗ làm việc mới được tạo ra trong năm ước tính là 127,9 ngàn chỗ làm, đạt 106,6% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w