Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp 1 Cơ cấu và quy mô đầu tư

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 83 - 90)

2. Theo ngành CN

3.2 Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế công nghiệp 1 Cơ cấu và quy mô đầu tư

3.2.1. Cơ cấu và quy mô đầu tư

Tiếp tục mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế, giai đoạn 2004 đến 2010 quận Tân Bình tái khẳng định việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang Thương mại - Dịch vụ và Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Việc chuyển đổi này là tất yếu khách quan. Quận coi thương mại – dịch vụ là thế mạnh và tương xứng với vị trí của một quận nội thành của Thành phố. Điều đó là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.

Để thực hiện được chủ trương, quận tập trung thực hiện hướng đi mới. Theo đó, tốc độ tăng trưởng và phát triển thương mại - dịch vụ, giá trị sản xuất công nghiệp của quận hàng năm đạt khá cao.

Bảng 3.1 Các cơ sở kinh tế quận Tân Bình chia theo ngành giai đoạn 2004 – 2010

(giá cố định 94) Đvt: tr đồng

Tổng Công nghiệp Thương mại - dịch vụ XDCB - GTVT

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

2004 110.012 34.214 31,1 67.161 61,0 8.637 7,9

2005 120.883 34.989 28,9 74.856 61,9 11.038 9,1

2010 158.671 42.504 26,8 101.179 63,8 14.988 9,4

[44;28, 60, 78], [2;27, 35, 51]

Giai đoạn từ năm 2004 - 2005, các cơ sở ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần, chiếm bình quân 30% trong cơ cấu ngành kinh tế quận, giảm 18% so với giai đoạn trước. Trong khi đó, lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng từ 42% lên 61%, (tăng 19%). XDCB - giao thông vận tải tăng ổn địch. Nguyên nhân ngành công nghiệp giảm là do năm 2005 nằm trong tình hình khó khăn chung (giá xăng dầu và nguyên liệu tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, nạn hàng giả chưa được giải quyết triệt để, hàng hoá Trung Quốc nhập lậu bán giá rẻ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp đối với thị trường nội địa). Trong khi đó, thị trường xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu lại bị thu hẹp do tác động của các vụ kiện bán phá giá (sản phẩm mũ giày da) hoặc các các áp đặt về hàng rào kỹ thuật (hàng thuỷ sản). Một số doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm đang trong quá trình sắp xếp quy hoạch lại theo chủ trương di dời vào các khu công nghiệp và khu quy hoạch. Ngoài ra chi phí dịch vụ, nhân công, kho bãi, vận chuyển, tiền thuê đất… ở quận cao so với các địa phương lân cận. Do vậy, công nghiệp quận Tân Bình đang trong xu hướng tăng chậm lại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn đều ở trong phần địa giới hành chính của quận Tân Phú (kể cả Khu công nghiệp Tân Bình). Có 84 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thuộc danh sách phải di dời vào các khu công nghiệp và vùng phụ cận trong năm 2004 (trong đó có một số ngành mũi nhọn của quận như: dệt, nhuộm, may, thuộc da, cơ khí, cao su, nhựa...).

Trong cơ cấu công nghiệp quận, các cơ sở Công ty cổ phần - nhà nước chiếm tỉ lệ là 8,33% (năm 2005), tăng 1,4% so với khi mới tách quận. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 91,67%, giảm 2,24%so với năm 2004. Sự giảm sút về số lượng cơ sở ngoài quốc doanh so với giai đoạn trước là không đáng kể do quận và Thành phố đang thực hiện việc tái cơ cấu nền kinh tế. Trong đó, các công ty cổ phần - Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Bảng 3.2 Các cơ sở công nghiệp Tân Bình theo thành phần kinh tế giai đoạn 2004 – 2010

Năm TB Mới 2005 2010

Tổng 29.234 24.959 42.504

Cty cổ phần hóa – nhà nước Số lượng 1.925 2.078 0

Tỉ lệ% 6,59 8,33 0 Ngoài quốc doanh Hợp tác xã Số lượng 185 101 95 Tỉ lệ% 0,633 0,41 0,22 Cty Cổ phần Số lượng 794 897 7.601 Tỉ lệ% 2,72 3,59 17,88 Cty TNHH Số lượng 11.492 17.186 22.206 Tỉ lệ% 39,31 68,86 52,24 DNTN Số lượng 2.484 3.159 2.550 Tỉ lệ% 8,50 12,66 6,0 Cá thể Số lượng 12.350 11.538 10.052 Tỉ lệ% 42,25 46,23 23,65 [44;28], [2;27] Việc tái cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục được đẩy mạnh trong 5 năm 2006 – 2010. Giai đoạn này được coi là năm cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020. Do đó, Lãnh đạo các cấp, các ngành quận triển khai chỉ đạo tích cực việc phát triển kinh tế ngay từ những tháng đầu năm nhằm phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu ngành kinh tế quận chuyển dịch rõ rệt và được thể hiện như sau:

Trong vòng 5 năm, Cơ cấu ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân là 29,68% (so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra từ 20-25%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân là 12,30% ( cao hơn Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra 10-12%). Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 07-CT/TU (23/11/2007 của Ban Thường vụ Thành ủy) và Kế hoạch số 1250/KH-UBND (26/02/2008 của UBND thành phố) các hợp tác xã kinh doanh thương mại - dịch vụ được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong 05 năm, tốc độ kinh tế tập thể tăng trưởng bình quân là 30,55%, trong đó thương mại dịch vụ tăng 22,71%.

So sánh thực lực của 2 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ cho thấy hiện nay ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm dần và tăng chậm. Trong khi đó, ngành thương mại - dịch vụ phát triển mạnh cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Từ đó, quận Tân Bình thực hiện thành công chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong lĩnh vực công nghiệp, giai đoạn 2006 – 2010, hoạt động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng, phong phú. Tính đến năm 2010 trên địa bàn quận có 42.504doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cá thể 10.052 cơ sởđang hoạt động, chiếm 23,65%. Công ty cổ phần tăng nhanh về số lượng. Chiếm tỉ lệ là 17,88%, tăng 15,29% so với năm 2005. Trong khi đó Các cơ sở Hợp tác xã, công ty TNHH, DNTN được thể hiện thông qua bảng 3.2. Sự mở rộng về quy mô của kinh tế hộ Cá thể và công ty Cổ phần góp phần giải quyết việc làm và có

đóng góp tích cực vào kinh tế công nghiệp của quận. Như vậy, việc chuyển đổi các cơ cấu kinh tế của quận là đúng hướng và đóng góp đáng kể cho mức tăng trưởng kinh tế chung của Thành phố.

Vốn đầu tư cho ngành kinh tế tăng dần qua các năm. Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là 5.587 tỷ đồng. Số vốn đầu tư đó đã đóng góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu của quận Tân Bình. Trung bình hàng năm số vốn đầu tư vào kinh tế của quận tăng 20%.

Ngoài việc sử dụng ngân sách nhà nước để chủ động sửa chữa và nâng cấp các trung tâm thương mại (chợ Tân Bình, Bàu Cát...). Uỷ ban nhân dân quận dùng phần lớn vốn đầu tư để phát huy nguồn nội lực. Việc làm đó đã khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư (xã hội hoá về vốn) để xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Do quận đặt trọng trọng tâm phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phần lớn số vốn tập trung đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ.

Vốn đầu tư bình quân mỗi trên địa bàn quận giai đoạn 2004-2010 là 622,683 tỷ đồng, tăng 15% so với giai đoạn trước. Trung bình vốn đầu tư cho sự kinh tế quận là 89 tỷ đồng/ năm. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 174 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương 78 tỷ đồng và địa phương 96 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp Nhà nước là 55 tỷ đồng, vốn vay 35 tỷ đồng vốn tự 20 tỷ đồng. Vốn đầu tư nước ngoài 108 tỷ. Vốn ngoài nhà nước: Vốn các tổ chức và doanh nghiệp 156.591 tỷ đồng. Vốn của các hộ gia đình 129.092 tỷ đồng.

Các nguồn vốn đang có xu hướng tăng trở lại ở quận. Trong đó nguồn vốn cho công ty cổ phần- Nhà nước tăng 8,2%. Sự tăng vốn là do các doanh nghiệp sau khi đã cổ phần hóa, kinh doanh có hiệu quả. Các công ty này đầu tư mở rộng mua sắm máy móc hiện đại đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào quận chững lại trong giai đoạn đầu khi tách quận và tăng mạnh trong những năm gần đây là 16%. Nguồn vốn của các tổ chức và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 16,4%, đây là thành phần kinh tế rất năng động, sau

khi được Nhà nước khuyến khích mở rộng cơ chế chính sách, nên nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào một số ngành như: công nghiệp, thương mại, khách sạn nhà hàng, bưu chính viễn thông, nhà ở… Nguồn vốn khác tăng 18,5%, đây là nguồn vốn của dân cho xây dựng nhà.

Bảng 3.3 Cơ cấu đầu tư quận Tân Bình phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2004 – 2010

Đv: tỷ đồng

Công nghiệp Thương mại - Dịch vụ XDCB - GTVT

Số lượng Tỉ tệ% Số lượng Tỉ tệ % Số lượng Tỉ tệ %

161 25,80% 338 54,30% 124 19,90%

[43;109], [2;59]

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư quận Tân Bình theo ngành kinh tế giai đoạn 2004 - 2010

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về vốn ngân sách đã làm chậm tiến độ thi công. Nhiều công trình không triển khai được do đấu thầu nhiều lần, hoặc giá đấu thầu cao hơn giá dự toán. Các văn bản mới ban hành thay đổi cơ chế chính

sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Mặt khác, các dự án vay vốn nước ngoài triển khai chậm do thủ tục rườm rà, phải thông qua nhiều cấp. Việc phối hợp giữa các địa phương, các ngành trong quá trình triển khai dự án còn nhiều bất cập. Ngoài ra công tác khảo sát lập dự án, thiết kế kỹ thuật của một số đơn vị tư vấn không đạt chất lượng phải chỉnh sửa nhiều lần. Nguồn vốn Thành phố giao cho quận giải ngân chậm. Giai đoạn 2004 – 2010, Tân Bình cấp 125 quyết định đầu tư. Trong đó Thương mại – dịch vụ 338 tỷ đồng chiếm 54,30%. Công nghiệp là 161 tỷ đồng chiếm 25,80%. XDCB - GTVT là 124 tỷ đồng chiếm 19,90%.

Trong lĩnh vực ngành công nghiệp quận tập trung huy động vốn đầu tư cho ngân sách Thành phố đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Quận thực hiện trương phát hành trái phiếu đô thị năm 2005 để tạo vốn đầu tư. Qua đó tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng và hồ sơ pháp lý để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, quận thực hiện tốt Quyết định 80-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các doanh nghiệp được thanh lý, bán mặt bằng, nhà xưởng một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, UBND áp dụng tốt các biện pháp như cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ; hoặc thực hiện tốt cơ chế một cửa hỗ trợ nhà đầu tư. Đồng thời, chính quyền quận mạnh dạn kiến nghị Thành phố xem xét lại một số loại phí, lệ phí và các loại giá dịch vụ.

Những việc làm trên đã thu hút vốn đầu tư trên địa bàn quận tăng trở lại trong 3 năm gần đây. Đặc biệt trong năm 2010, tổng vốn đầu tư là 348 tỷ đồng, chiếm hơn 50% nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn này.

Bên cạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án trên các lĩnh vực thương mại - dịch vụ (dự án Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc Hồng; dự án Cao ốc văn phòng tại số 364 Cộng Hòa; dự án Cao ốc văn phòng Trung tâm thương mại của Công ty TNHH Phúc Yên; Siêu thị Parkson Plaza Trường Sơn…). UBND quận không ngừng quan tâm nâng cấp vỉa hè, trồng cây xanh tại các tuyến đường trọng điểm. Song song, quận đầu tư vốn để

xếp quy hoạch ngành nghề kinh doanh trên các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Cộng Hòa. Tại đó, quận ưu tiên cấp giấy phép phát triển các nghề kim khí điện máy, thiết bị viễn thông, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ tài chính ngân hàng hoặc cho thuê văn phòng đại diện…Đến nay, tiến độ thực hiện một số dự án đầu tại Tân Bình còn chậm, nhất là dự án Trung tâm Thương mại - dịch vụ Tân Bình. Việc sửa chữa các chợ dù, có đầu tư nâng cấp, nhưng còn dàn trải. Ngành công nghiệp sạch có hàm lượng chất xám cao phát triển chậm.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w