Chính sách phát triển công nghiệp của quận Tân Bình

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 51 - 54)

2. Theo ngành CN

2.1.2.Chính sách phát triển công nghiệp của quận Tân Bình

(khoá VII - Tháng 12/1996) và kế hoạch số 10 – KH/QU Ban Thường vụ quận, UBND quận đề ra định hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn 1996 – 2003 là công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để chính sách phát triển công nghiệp được thực hiện hiệu quả, quận tập trung vào một số điểm chính như sau:

Một là, UBND quận chú trọng các sản phẩm chủ lực xuất khẩu ra thị trường quốc tế nhằm thu ngoại tệ. Đồng thời, quận từng bước hạn chế nhập khẩu ở những ngành có thế mạnh phát triển.

Hai là, quận cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Chính quyền kêu gọi đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Đặc biệt, các chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Ba là tạo thêm tích luỹ cho ngân sách thông qua điều tiết thuế nhằm giữ vững ổn định kinh tế -xã hội. Song song với ba điều đó, quận tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề có đủ khả năng tiếp thu kiến thức và công nghệ tiên tiến. Tất cả việc làm trên đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm.

Từ thực trạng kinh tế CN - TCN, Quận uỷ đã tập trung thực hiện CNH các ngành tiểu thủ công nghiệp và HĐH các ngành kinh tế kỹ thuật. Các ngành dệt, may, cao su, nhựa, đồ gỗ, sơn mài vừa có các doanh nghiệp đạt trình độ công nghiệp, vừa có nhiều hộ sản xuất đạt trình độ tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, mục tiêu công nghiệp hoá là thúc đẩy hoạt động của các ngành tiến lên trình độ công nghiệp hiện đại. Cụ thể, Quận uỷ chú trọng vào các doanh nghiệp còn sử dụng kỷ thuật lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ. Quận Tân Bình thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị ở những khâu then chốt. Việc làm đó quận sẽ hoàn chỉnh đồng bộ trong vòng 5 năm. Trung bình mỗi năm có từ 25-30% doanh nghiệp đầu tư máy móc mới.

Đối với doanh nghiệp dân doanh: thực hiện nhất quán và đầy đủ Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Quận Tân Bình thực

hiện cổ phần hoá doanh nghiệp theo chỉ thị 500/TTG của Chính phủ và sự chỉ đạo của Thành phố. UBND tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý của từng ngành, từng cấp để kiến nghị với Thành phố những quy định cần bãi bỏ và bổ sung phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giữa các doanh nghiệp được thiện từng bước. Đồng thời, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quy hoạch phát triển các ngành nghề, loại hình. Mặt khác, quận tiến hành cải cách thủ tục và thời gian đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Quận xây dựng cơ chế quản lý sau khi đăng ký kinh doanh (hậu kiểm) và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, UBND quận tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền và doanh nghiệp. UBND quận giao cho chính quyền địa phương theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Song song đó, quận bước đầu thực hiện và mở rộng trang Web trên Internet về doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và thí điểm đăng ký kinh doanh trên Internet.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Quận đẩy mạnh phân cấp quản lý, cải cách thủ tục hành chánh không cần thiết, xử lý nghiêm các hiện tượng gây phiền hà, nhũng nhiễu cho các nhà đầu tư. Các Sở - ngành xây dựng các dự án phù hợp với định hướng phát triển của Quận để giới thiệu với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn mới. Chính quyền chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Tiếp tục chương trình gặp gỡ định kỳ với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Đầu tư nguồn vốn ngân sách: UBND cải tiến các khâu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư. Chính quyền cải tiến thủ tục liên quan đến chuẩn bị đầu tư, duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, đấu thầu, thi công, nghiệm thu. Đồng thời quận tập trung cho công tác đền bù, giải tỏa, tái định cư. Qua đó quận đã thúc đẩy tiến độ đầu tư đúng thời hạn và giải ngân kịp thời.

Triển khai rộng rãi chương trình hỗ trợ vốn đầu tư: UBND tập trung rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu trên địa bàn. Các cơ quan quản lý Nhà nước tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành công tác nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư và giải ngân. Ngân hàng triển khai thực hiện nhanh các quy định mới về tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh.

Ngoài ra, UBND quận chủ trương không phát triển thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp ô nhiễm. Quận ủy chủ trương giữ lại cụm công nghiệp nhẹ Hoàng Hoa Thám thuộc phường 12 và một số cơ sở tại phường 15, để đầu tư thành cơ sở sản xuất công nghiệp sạch thân thiện với môi trường sống. Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hiện hữu không gây ô nhiễm đan xen trong khu dân cư được giữ lại, nhằm tạo việc làm, bảo đảm sự tăng trưởng bền vững. Lâu dài, quận tiến hành xem xét chuyển dịch các cơ sở này sang dịch vụ nhằm tạo thêm quỹ đất cho các công trình phúc lợi công cộng. Quận tiếp tục cấp giấy phép đầu tư, giải ngân, thế chấp, bảo lãnh… Phối hợp hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố, quận cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để thúc đẩy vốn đầu tư nhanh hơn.

UBND quận phát huy hiệu quả những hình thức đầu tư và tiến hành kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng các tài sản công của các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước. Từ đó quận có biện pháp thu hồi, hoán đổi nhằm tạo ra nguồn đầu tư mới. Chính sách đa dạng hóa các hình thức đầu tư đã huy động được số lượng vốn khá lớn của mọi thành phần kinh tế cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Việc làm đó đã góp phần cho quận tiến hành thành công chủ trương xã hội hóa đầu tư dịch vụ công

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 51 - 54)