Sự mở rộng đầu tư và quy mô của các ngành kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 54 - 60)

2. Theo ngành CN

2.2.1.Sự mở rộng đầu tư và quy mô của các ngành kinh tế công nghiệp

Từ năm 1995 đến năm 2000, vốn đầu tư thuộc ngân sách thành phố ở quận Tân Bình tăng mạnh. Do các kế hoạch đầu tư công nghiệp được triển khai từ

những năm đầu và tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm đạt khá cao. Đầu tư của khu vực kinh tề dân doanh trên địa bàn quận tăng tăng trung bình là 9,6%. Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước tăng bình quân là 12,8%.

Thành tựu nổi bật của chính sách đổi mới kinh tế thời kỳ hội nhập của quận là thu hút được một lượng lớn đầu tư nước ngoài. Khi sự tích lũy vốn nguồn trong nước còn thấp, thì việc huy động được một lượng lớn nguồn đầu tư bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho ngành công nghiệp, đóng một vai trò quan trọng đối với kinh tế quận Tân Bình. Năm 1995, quận có 23/155 dự án toàn thành phố với tổng số vốn là 256/2290 triệu USD (toàn thành phố). Năm 1997, vốn đầu tư vào quận chững lại. Đặc biệt trong các năm 1998, 1999 đầu tư nước ngoài giảm do tác động cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Á. Về hình thức đầu tư, liên doanh chiếm 43,9%, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 50,4% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 5,7%. Về cơ cấu vốn đầu tư thì hình thức liên doanh chiếm 63,7%, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 25,9% và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 10,4%.

Dựa vào số liệu đầu tư trên, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời giai đầu chủ yếu là hình thức liên doanh. Tình hình đầu tư nước ngoài có chuyển động khá hơn sau bốn năm bị giảm sút. Từ năm 1997 đến năm 2000, giá trị đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,6% so với trước. Về đầu tư mới và tăng vốn, “có 12/88 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép với vốn đăng ký là 137 triệu USD. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thực hiện 4437/19.701 tỷ đồng, tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, vốn ngân sách 3.183 tỷ đồng, tăng 50% và đạt 110% kế hoạch; vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh và dân cư 5.876 tỷ đồng, tăng 15%; vốn doanh nghiệp Nhà nước 5.646 tỷ đồng, tăng 9%; vốn đầu tư nước ngoài thực hiện (kể cả FDI và ODA) 5.042 tỷ đồng, giảm 21,2% so cùng kỳ” [43;106], [44; 84], [3; 56].

Cơ cấu vốn đầu tư bước đầu đã được cải thiện trên địa bàn quận. Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp tăng từ 42,8% (năm 1999) lên 51,5% (năm 2000),

54,15% (năm 2003). Thông tin liên lạc từ 10,26% lên 13,3% và giáo dục - y tế từ 2,9% lên 7%, khách sạn - nhà hàng giảm từ 11,2% xuống 6%.

Bảng 2.1 Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn quận từ năm 1995 – 2003

Đvt: tỷ đồng Năm Ngân sách DN dân doanh và dân cư DN nhà nước DN nước ngoài Vốn nội địa khác 1995 30,07 22,14 32,76 10,12 4,91 2000 22,9 25,6 25,35 24,74 1,41 2003 18,23 28,02 24,4 27,12 2,23 [43;109], [44;84]

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn quận giai đoạn 1995 - 2003

Lĩnh vực đầu tư, “năm 2000 có 72 dự án đầu tư vào công nghiệp (chiếm 40,22% tổng vốn đầu tư trên địa bàn), 47 dự án vào bất động sản và hoạt động tư vấn (chiếm 26,26%), 35 dự án vào thương mại - dịch vụ - khách sạn, nhà hàng (chiếm 19,6%), 25 dự án vào bưu điện, vận tải (14%). Năm 2000 vốn đầu tư là 1576 tỷ đồng, tăng 20,2% so với trước. Đến năm 2003, vốn đầu tư vào công nghiệp tiếp tục tăng lên 2578 tỷ” [44; 85], [59; 91]. Như vậy, đầu tư đã có xu hướng trở lại quận Tân Bình và tiếp tục tăng trong các năm sau.

Nhìn chung, cơ cấu vốn đầu tư quận Tân Bình vào kinh tế công nghiệp là phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa. Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều có trình độ công nghệ cao hơn mức trung bình của ngành kinh tế.

Nó góp phần nâng cao trình độ công nghệ của ngành kinh tế. Nhiều dự án đầu tư đã cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại quận. Sản phẩm xuất khẩu từ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Sự gia tăng đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 27%. Năm 2003 giá trị xuất khẩu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 34%.).

Về vùng, lãnh thổ đầu tư nhiều vào quận từ 1996 đến năm 2003, Đài Loan có 15 dự án (chiếm 17% nguồn vốn). Hồng Công 12 dự án, (chiếm 16% nguồn vốn). Singapore có 14 dự án (chiếm 12% nguồn vốn). Hàn Quốc 10 dự án (chiếm 7% nguồn vốn). Pháp 8 dự án (8% nguồn vốn). Ngoài ra, đầu tư vào thành phố và quận Tân Bình còn có hàng chục nước khác như Anh, Úc, Hà Lan, Thụy Sĩ… [44; 86], [59; 92].

Việc thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chính sách chung của quận Tân Bình và thành phố. Quận Tân Bình đã chủ động, sáng tạo để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Quận là một trong những nơi đi đầu và thành công của thành phố về phát triển khu công nghiệp nhờ thu hút mạnh vốn đầu tư. Đạt được thành công đó là do UBND quận đã cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hành chính tại khu công nghiệp

Tuy nhiên, việc đầu tư vẫn chưa đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đặc biệt một số dự án lớn đầu tư hạ tầng kỹ thuật triển khai chậm do khâu đền bù giải toả rất chậm. Tăng cường xúc tiến để thu hút và triển khai đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn là thử thách lớn trong việc bảo đảm tăng trưởng ổn định của quận. Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc có tính chất ngân sách không gặp khó khăn về nguồn vốn. Nhưng vì sự thay đổi một số cơ chế và thủ tục về quản lý đầu tư và xây dựng nên tiến độ thực hiện các dự án đã bị ảnh hưởng. Khâu đền bù, giải tỏa, tái định cư gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy việc triển khai thi công kéo dài ở các công trình trọng điểm.

Khu vực quốc doanh tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển. Riêng công ty chế biến hàng xuất khẩu Tân Phú hoạt động có phần giảm sút. Quận đã chấn chỉnh và định hướng cho đơn vị này hoạt động. Một số đơn vị khác đã tích cực mở rộng quy mô sản xuất. Hai đơn vị điểm hình của quận đã được cổ phần hoá theo chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng. Khu vực ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Các ngành hoạt động hoạt động đạt hiệu quả cao là may thêu, cơ khí, cao su, nhựa. Riêng ngành dệt, giấy, lương thực, thực phẩm gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1996 - 2003

(Giá cố định 94) Đvt: trđ

Năm Tổng số %

năm

Chia ra Cơ cấu %

QD NQD QD NQD

1996 1.622.134 114,83 53.872 1.568.262 3,32 96,682000 2.797.011 117,06 111.303 2.685.708 3,98 96,02 2000 2.797.011 117,06 111.303 2.685.708 3,98 96,02 2003 4.569.528 118,42 109.536 4.459.764 2,40 97,60

[58; 31]

Sau 5 năm, nhịp độ phát triển kinh tế công nghiệp quận Tân Bình đã tăng theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 1.413 tỉ (năm 1996) lên 2.997 tỉ (2000) chiếm 19,8% giá trị sản lượng công nghiệp khối quận huyện toàn thành phố. Tổng số vốn đầu tư đổi mới thiết bị trong toàn quận là 777,7 tỉ đồng, bình quân tăng 27,2% năm. Các ngành chủ lực là dệt, may mặc, thực phẩm, nhựa… Khu công nghiệp Tân Bình có 62 doanh nghiệp đầu tư 517 tỉ đồng và 16 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút 1200 lao động. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng hàng năm 19,09%. Khu vực kinh tế tập thể đã được chuyển đổi theo luật Hợp tác xã với 11 đơn vị, đạt giá trị sản xuất tăng 2,7 lần trong vòng 5 năm. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng thêm 113 đơn vị và chiếm 14,43% giá trị sản xuất. Khối kinh tế cá thể hoạt động khá đa dạng và chiếm 11,7% giá trị sản xuất. Quận thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và đã chuyển

3 doanh nghiệp sang cổ phần hoá. Quận duy trì tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp với mức độ tăng trưởng bình quân là 17,7% /năm (từ năm 1996 đến năm 2003). UBND quận một mặt khuyến khích các đơn vị đầu tư đổi mới trang thiết bị để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Mặt khác, quận di dời các đơn vị sản xuất gây ô nhiễm khỏi các khu công nghiệp và vùng phụ cận nhằm bảo vệ môi trường.

Cùng với việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, quận đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khu công nghiệp Tân Bình (phường 15 và phường 16). Đến cuối năm 1998 đã có 4 đơn vị được cấp giấy phép đầu tư, 19 đơn vị đăng ký xin thuê đất ở khu công nghiệp. Công ty sản xuất bao bì (PET) với số vốn đầu tư 50 tỉ đồng, là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành khởi công xây dựng tại khu công nghiệp Tân Bình. Đến năm 2003 khu Công nghiệp Tân Bình đang tiếp tục thực hiện dự án mở rộng thêm 68,9 ha thuộc xã Bình Hưng Hòa- Bình Chánh. Tổng quỹ đất thu hồi là 161,4 ha đạt 72%. Ở khu công nghiệp Tân Bình, 104 doanh nghiệp thuê 66,3 ha đất. 1.695 tỷ đồng (gồm 1.207 tỷ đồng và 27,72 triệu USD) đã được đầu tư vô sản xuất. 102 doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư xây dựng. Trong đó, 92 doanh nghiệp hoạt động sản xuất và tạo ra 3.884 việc làm.

Giai đoạn 1996 - 2003, giá trị sản xuất công nghiệp của quận chiếm tỷ trọng lớn nhất thành phố (từ 15 đến 19%) và có mức tăng bình quân hàng năm là 17 %. Cần nói thêm, 1996 đến 2000 là thời kỳ ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế khu vực châu Á. Nhiều nước trong khu vực có mức tăng âm. Nền kinh tế của Việt Nam ít nhiều chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng đó. Dù khó khăn, kinh tế công nghiệp của quận Tân Bình vẫn giữ mức tăng trưởng tăng bình quân năm trên 17%. Nhờ một số quận như Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao ở phía Nam nói riêng và cả nước nói chung

cơ cấu kinh tế. Hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật ra đời đã tác động tích cực trong điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế một cách hiệu quả và đồng bộ.

Về tương quan giữa khu vực kinh tế, tốc độ tăng của công nghiệp vẫn cao hơn dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức cao nhưng chất lượng sản phẩm và đổi mới thiết bị công nghệ còn chậm. Vì vậy, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu kém. Về lâu dài, UBND quận cần có một chiến lược và giải pháp đầu tư mạnh mẽ hơn. Cụ thể là đầu tư đổi mới thiết bị công nghiệp chuẩn bị hội nhập và đủ sức cạnh tranh.

Bên cạnh những thành công, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp quận Tân Bình bọc lộ một số hạn chế. Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp chậm do việc đền bù và giải phóng mặt bằng. Song song đó, việc di dời các đơn vị sản xuất ra gây ô nhiễm còn chậm chạp do thành phố chưa quy hoạch xong các địa điểm để các doanh nghiệp xúc tiến việc chuyển đi. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh còn không đăng ký do thiếu lực lượng kiểm tra và thiếu các phương tiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 54 - 60)