Đời sống người lao động

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 102 - 103)

2. Theo ngành

3.3.2. Đời sống người lao động

Thời gian làm việc của người lao động như sau:

Có 62% số người việc 8 giờ/ngày. Lao động làm việc trên 8 giờ/ngày có tỷ lệ khá đông. Trong số này, lao động tại các doanh nghiệp tư nhân có số giờ làm việc ở mức 12 giờ/ngày chiếm 11,1%; tại các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm trên 4%.

Tại các doanh nghiệp, “công nhân lao động (CNLĐ) làm việc 6 ngày/tuần chiếm 78,4%; làm việc 7 ngày/tuần chiếm 13,2%. Nếu tính theo trình độ thì số lao động phổ thông làm việc 7 ngày/tuần chiếm đến 20%. Tại doanh nghiệp tư nhân, TNHH, tỷ lệ này cũng chiếm 18%, thấp nhất là doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 6,4%. Do thời gian làm việc nhiều nên tỷ lệ CNLĐ tham gia sinh hoạt cộng đồng nơi công cộng thấp, chỉ khoảng 12 - 20%” [46; 24].

Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế của quận Tân Bình ngày càng cao, do đó thu nhập bình quận theo đầu người trong quận cũng tăng đáng kể. Đời sống người lao động nói riêng từng bước được cải thiện.

Theo đánh giá của UBND quận Tân Bình, thu nhập bình quân đầu người của cư dân quận Tân Bình cao hơn khoảng 5% thu nhập bình quân đầu người của toàn Thành phố Hồ Chí Minh (thống kê thành phố), vì dân cư quận chủ yếu làm việc trong khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

Thu nhập người lao động tăng nhanh thì đời sống của họ được cải thiện rõ rệt. “Mức chi cho đời sống bình quân một người, một tháng từ 394.000 đồng năm 1996 lên 868.000 năm 2004, chỉ sau tám năm tăng gấp 2,2 lần, tăng bình quân năm 26%. Năm 2010 mức chi tăng gần 2 lần so với năm 2004. Cơ cấu chi tiêu chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể, chi ăn uống giảm tương đối, khoản chi cho ở, đi lại, học hành, giải trí tăng… Số hộ gia đình có tiện nghi sinh hoạt đắt tiền ngày càng nhiều. 98% hộ có tivi và có 85% đầu máy video CD, 25% hộ có máy lạnh, 75% hộ sử dụng bếp gas, 95% hộ có xe máy

và 15% hộ có xe hơi. Phong trào “xoá đói giảm nghèo” do quận phát động đã phát huy tác dụng. Đến nay, trên địa bàn quận không còn hộ đói. Số hộ nghèo giảm còn 0,09% năm 2010. Số hộ khá và giàu tăng nhanh từ 20% năm 1990 lên 60,1% năm 2010. Hầu hết các hộ gia đình chính sách có mức sống trên trung bình so với mặt bằng chung trong khu vực dân cư” [58; 19].

Như vậy, bước sang thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân quận Tân Bình ngày càng được cải thiện đáng ghi nhận, thu nhập bình quận tăng lên đáng kể, tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp giảm. Có được kết quả trên là do chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự năng động sáng tạo trong triển khai chỉ đạo UBND quận.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w