Chuyển biến mạnh mẽ của một số ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 60 - 67)

2. Theo ngành CN

2.2.2.Chuyển biến mạnh mẽ của một số ngành công nghiệp

Khác với trước, ở giai đoạn này quận Tân Bình và thành phố đã bước đầu thực hiện thành công mục tiêu phát triển 8 ngành công nghiệp chủ lực (chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, hóa chất, nhựa-cao su, dệt may, giày dép và ngành xây dựng). Các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, giày dép tạo ra được những đột phá lớn trong khâu sản xuất. Đặc biệt, sản phẩm hàng may mặc và chế biến thực phẩm đã thâm nhập vào thị trường Mỹ và Tây Âu. Giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm tăng bình quân trên 10%, may mặc tăng bình quân trên 13% và giày dép tăng gần 20%. Ngành cơ khí đã phát triển theo hướng sản xuất máy móc thiết bị và phụ tùng. Các sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ngành hóa chất, cao su - nhựa, điện tử phát triển theo hướng nâng cao chất lượng nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Những ngành này từng bước nâng cao dần tỷ trọng xuất

khẩu. Giá trị sản xuất ngành hóa chất tăng 14%, ngành cao su - nhựa tăng gần 30% và ngành điện tử tăng gần 20%. Để đẩy mạnh xuất khẩu, quận tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn. Vì vậy, hiệu quả sản xuất tăng mạnh do được trang bị máy móc và công nghệ mới. Điểm nổi trội nhất là quận phát động chương trình thu hút đầu tư và di dời các cơ sở sản xuất vào khu công nghiệp Tân Bình.

Hiệu quả của những việc làm trên là sự chuyển biến mạnh mẽ của một số ngành công nghiệp. Dẫn đầu cho sự chuyển biến đó là ngành dệt. Trong thập niên 70 – 80 thế kỷ XX, ưu thế của khu vực Bảy Hiền thuộc phường 11 là ngành dệt. Ngành dệt được coi là ngành truyền thống và chủ lực của quận. Nó đóng góp đáng kể vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế của quận. Ngành dệt có tất cả 20 hợp tác xã, 4 tổ sản xuất, 1 xí nghiệp và hơn 1700 cơ sở cá thể. Nó tạo ra 3.870 việc làm. Tổng sản lượng hàng năm của ngành dệt đạt gần 20 triệu mét vải các loại. Ngành dệt chiếm 90% giá trị sản xuất ở phường 11.

Đầu thập niên 90, nền kinh tế bao cấp chuyển mạnh sang kinh tế thị trường. Ngành dệt mất dần ưu thế và vị trí trong cơ cấu sản xuất. Một loạt đòi hỏi của thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả… buộc ngành dệt phải chọn lựa. Một là phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để duy trì sản xuất. Hai là phải từ bỏ hoặc chuyển đổi ngành nghề.

Giai đoạn 1996 – 2003, quận Tân Bình thực hiện chủ trương CNH – HĐH. Các doanh nghiệp dệt được hỗ trợ vốn. Họ đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại (máy dệt kim, máy kiếm, máy hơi nước…) vào sản xuất và loại bỏ máy móc thô sơ. Một số doanh nghiệp chuyển sang thương mại, dịch vụ. Năm 2003, trong quận (tập trung chủ yếu phường 11), trên 300 hộ giữ lại máy dệt gỗ. Họ dệt gia công một số mặt hàng vải sơ cấp.

Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư 40% thiết bị công nghệ của Âu - Mĩ. 50% máy móc đạt mức tiên tiến của châu Á... Nhiều đơn vị đã đầu tư mới các thiết bị của Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc... Toàn quận có 1.100 máy công suất lớn

như: các máy dệt kim, dệt kiếm, dệt xà, dệt hơi nước và máy in hoa trên vải kim tuyến. Hàng năm các doanh nghiệp dệt sản xuất bình quân trên 50 triệu mét vải có mẫu mã phong phú.

Bảng 2.4: Giá trị tổng sản lượng CN – TCN quận Tân Bình giai đoạn 1996 – 2003

(giá cố định 94) Đvt: trđ Tốc độ tăng BQ (% năm) 1996 2000 2003 1996 - 2000 2001 - 2003 Tổng 1.622.134 2.797.011 4.569.52 8 14,65 17.78 1. Theo thành phần kt - Quốc doanh 53.872 111.303 109.536 4,02 3,20 - Ngoài quốc doanh 1.568.262 2.685.708

4.459.764 95,98 96,81 4 95,98 96,81 2. Theo ngành - Thực phẩm và đồ uống 195.501 389.526 564.459 16,41 13,69 - Thuốc lá 986 0 0 0,04 0 - Dệt 306.586 559.686 695.321 12,62 17,51 - Trang phục, thuộc, nhuộm da 248.431 377.797 605.465 14,55 13,76 - Thuộc da, túi sách, yên, giày 118.437 178.965 179.174 12,91 0,39 - Gỗ, sp từ gỗ, tre 56.788 49.395 69.945 0,12 12,32 - Giấy, sản phẩm từ giấy 34.508 94.446 189.502 26,33 26,35 - XB in, sao bản in 952 40.147 67.615 164,5 22,74 - Hóa chất và sp từ hóa chất 22.436 50.253 67.537 19,99 10,63 - Các sp từ cao su, plastic 111.965 312.327 716.740 28,77 33,26 - Sp từ khoáng chất phi kl 53.733 41577 85.349 5,76 27,63 - Kim loại 18.900 100.011 129.351 51,31 10,70 - Các sp từ kim loại 236.949 272.770 507.341 11,51 22,99 - Mmtb chưa phân vào đâu 102.979 38.273 85.126 17,32 23,50 - Mmtb điện chưa phân vào đâu 11.704 48.619 99.751 67,14 27,76 - Radio, tv, tb truyền thông 6.769 6.370 10.197 15,99 18,83 - Dc y tế, chính xác, đồng hồ 2.423 75 178 0,51 35,76 - phương tiện vận tải khác 544 11.611 15.205 39,45 9,83 - Giường, tủ, bàn ghế, sp khác 65.327 186.635 427.016 28,82 32,79 - Tái chế 26.216 38.528 54.256 8,93 12,12

[43;50], [44;36] Các mẫu mã đó đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Nổi bật nhất là các loại gấm, vải quần, thun xốp... Năm 2000, tổng sản phẩm ngành dệt tăng thêm 253.100 mét so với năm 1996. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm

1996 đến năm 2000 là 12,62%, giảm 41,91%, vì ngành dệt đang tái cơ cấu sản xuất. Từ năm 2000, một số doanh nghiệp (như công ty Trường Truờng Phát, phường 10, công ty Đông Tiến Hưng trong khu công nghiệp Tân Bình...) đã đầu tư thêm khâu kéo sợi. Việc làm đó giúp các doanh nghiệp quận hoàn toàn chủ động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Kết quả năm 2003, tổng sản phẩm ngành dệt của quận là 695.321 mét, tăng 135.535 mét so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 4,89%. Sự phát triển đó đã đóng góp một phần rất đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quận. Năm 2003, tổng số thuế thu được của ngành dệt là 2 tỷ đồng, đạt 89,91% kế hoạch.

Sự phát triển ngành dệt tác động mạnh đến ngành may mặc quận Tân Bình, vì các doanh nghiệp đã có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Mặt khác, các doanh nghiệp quận đã chủ động đầu tư khoảng 80% thiết bị với công nghệ tiên tiến trong khu vực. Phần còn lại thuộc thập kỷ 1980. Sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực đã mở ra triển vọng phát triển mạnh cho ngành may mặc. Vì thế, chủ doanh nghiệp đã đầu tư nhiều chủng loại thiết bị chuyên dùng (như máy thêu vi tính thế hệ mới, máy in, máy ép tự động). Sự đầu tư đó đã tạo ra được những sản phẩm đủ sức đáp ứng yêu cầu của thị trường lớn (Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ…). Một số thương hiệu nổi tiếng xuất hiện trên thị trường như sản phẩm của Việt Tiến, Công ty 10 tháng 5, Công ty May Sài Gòn 2, Tổng công ty Dệt Phong Phú … Một mặt, các doanh nghiệp trong ngành đã cố gắng vượt bậc để bứt phá giành thị phần sản phẩm may mặc ngay trên thị trường nội địa. Mặt khác sản phẩm của may mặc quận đủ sức cạnh tranh với sản phẩm các nước đông nam Á... Việc đầu tư thiết bị mới đã giúp ngành may của quận và thành phố chủ động sản xuất được một số phụ liệu mà trước đây phải nhập ngoại như các loại thun bo cổ, nút, dây quai và khóa... Ngoài ra các doanh nghiệp may mạc luôn phải giải bài toán thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh. Vì vậy, nhà nước cần phải có chiến lược hỗ trợ lâu dài cho ngành

chế thị trường. Dù vậy, các mặt hàng này đã tạo bước đột phá lớn cho các ngành nghề ở Tân Bình. Sự đổi mới công nghệ của ngành đã tạo ra bước ngoặt cho ngành cao su – nhựa. Đầu tiên phải kể đến sự mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại của ngành. Năm 2000, toàn ngành đã trang bị được khoảng 65% thiết bị, công nghệ tốt với nhiều chủng loại theo tiêu chuẩn châu Âu. Sự đầu tư đó đã tác động lớn tới năng suất lao động của ngành cao su, plastic. Tính đến hết năm 2000, tổng sản phẩm từ cao su, plastic là 312.327 tấn, tăng hơn 200.362 tấn so với năm 1996. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1996 đến năm 2000 là 28,77%,

Sự nỗ lực của các doanh nghiệp nhận được thêm các chính sách hỗ trợ hiệu quả của quận. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành cao su, plastic đã đưa vào sử dụng máy móc hiện đại ở các công đoạn sản xuất. Đồng thời, ngành cũng đã tiến hành đầu tư dây chuyền sản xuất hiện dại ở các khâu quan trọng như khâu ép đế giầy dép, cán luyện, bao bì và in nhựa. Nhiều quy trình công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế đã được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư. Cụ thể là hệ thống ép đế và sản xuất giầy tự động của công ty Tanimex, công ty Bình Tân, hệ thống in nhựa tự động, tám màu của công ty bao bì Sài Gòn, công ty Tân Hiệp Lợi, hệ thống sản xuất mút xốp của các công ty Vạn Thành, Vạn Hưng. Nhờ đó các sản phẩm cao su và nhựa của quận đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước (như nệm Vạn Thành, đồ nhựa gia dụng Tân Tân, bao bì nilông...).

Việc sử dụng dây chuyển sản xuất đã năng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp. Năm 2003, các sản phẩm từ cao su, plastic tăng 404.413 tấn so với năm 2000. Từ năm 2001 đến 2003, tốc độ tăng bình quân của ngành là 33,26%, tăng 4,49% so với giai đoạn trước.

Bên cạnh những mặt hàng đã nêu trên, một số thiết bị điện cũng có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế công nghiệp quận. Những năm đầu sau giải phóng, ngành cơ điện Tân Bình sản xuất đã ra sản phẩm thủ công máy dập tay.

Dẫn đầu ngành điện lúc đó là hợp tác xã cơ khí Lý Thường Kiệt. HTX này cũng chỉ được trang bị những máy tiện, phay, bào của Ba Lan. Sự lạc hậu về công nghệ đã có tác động lớn đến năng suất ngành điện. Các thiết bị về điện không có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 1996 đến năm 2003, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã đầu tư gần 25% thiết bị công nghệ đạt trình độ đông nam Á. So với các ngành nghề khác, tốc độ gia tăng của ngành điện tử chưa cao. Cụ thể năm 2000 có 48.619 sản phẩm, tăng 36.915 sản phẩm so với năm 1996. Năm 2003, ngành điện tăng 51.132 sản phẩm so với năm 2000. Các thiết bị về điện chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của quận và thành phố.

Tuy nhiên, từ năm 2001 ngành điện đã có những đột phá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp điện tử. Trong đó, công ty Minh Trân, DNTN Vạn Thăng dẫn đầu thành phố sản xuất linh kiện điện tử cho màn hình Tivi và điện thoại di động. Công ty Mã Lực, công ty Khải Lợi lắp ráp động cơ điện các loại từ 5 – 20 mã lực xuất khẩu sang Nhật. Bên cạnh đó, nhiều công ty Đông Nam, HTX Lý Thường Kiệt, DNTN Thanh Quang, DNTN Ngọc Biển, công ty TNHH Thuận Thành Phát... chuyên sản xuất vật liệu xây dựng (tôn, sắt tròn, xà gỗ) và đồ kim khí gia dụng (nồi, song chảo inox). Sản phẩm của các công ty này đã tạo được uy tín trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đặc biệt, DNTN Duy Khanh từ một cơ sở nhỏ đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất ra các dây chuyền mì ăn liền và dây chuyền giày dép xuất khẩu. Phần lớn những thiết bị hiện đại của công ty được nhập từ Nhật và Đức.

Về ngành thực phẩm và đồ uống, quận Tân Bình đi lên từ những mặt hàng truyền thống như bún khô, mì sợi, tàu hủ. Việc sản xuất các sản phẩm kể trên phải trông chờ vào thời tiết và dựa vào sức người là chính. Để tồn tại và thích nghi với cơ chế thị trường, ngành lương thực thực phẩm và đồ uống đã đa dạng hóa mặt hàng và đổi mới thiết bị. Năm 2000 ngành thực phẩm và tăng 194.025 tấn. Từ năm 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của

ngành là 16,41%, tăng 7,22% so với giai đoạn trước. So với các ngành, ngành thực phẩm và đồ uống tăng mạnh nhất. Điều đó phù hợp với chủ trưởng chuyển dịch cơ cấu của quận và thành phố trong giai đoạn sau

Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư công nghệ mới để mở rộng quy mô sản xuất. Đi đầu là chế biến thủy sản (công ty thủy sản Vạn Hưng, công ty thủy sản Nhơn Hòa, công ty chế biến hải sản Trung Hậu). Các công ty này đã chủ động đầu tư các dây chuyền sản xuất mới vào chế biến sản phẩm như: mực tươi, hào sống đông lạnh, tôm hấp, bạch tuộc đóng hộp... Do áp dụng máy móc hiện đại nên sản phẩm có mẫu mã phong phú, chất lượng tốt. Sản phẩm của các công ty trên đã đủ lực xuất sang các thị trường khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (Nhật Bản, Mỹ, Úc). Các mặt hàng bún khô, mì sợi đã có những máy sấy tự động theo chuẩn quốc tế. Một doanh nghiệp khác là công ty chế biến thực phẩm Tân Tân đã đầu tư mạnh vào dây chuyền sản xuất đậu Hòa Lan chiên dòn ăn liền. Trước đây, nó là một mặt hàng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tính đến năm 2003, ngành Thực phẩm và đồ uống tiếp tục tăng thêm 174.933 tấn sản phẩm so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2001 đến năm 2003 là 13,69%, giảm 2,72% so với giai đoạn trước. Ngành chiến lược kinh doanh kém hiệu quả. Các sản phẩm chậm thay đổi mẫu mã. Bao bì các nước trong khu vực gần và Trung Quốc lấn lướt. Vì vậy, để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thời kỳ xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á (1996-2000) ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Kinh tế quận Tân Bình đã góp phần đáng kể mức tăng trưởng của kinh tế thành phố. Năm 2000, cả nước triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp. Cơ chế thông thoáng hơn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Do vậy mức tăng trưởng của trên 1000 doanh nghiệp và trên 4.100 hộ kinh doanh cá thể đạt 17%. Với tỷ trọng 19,5%, quận dẫn đầu thành phố về giá trị sản xuất công nghiệp khu vực

ngoài quốc doanh.

Sự hỗ trợ của Thành phố là quan trọng. Hơn 50 doanh nghiệp của quận đã xây dựng quy trình quản lý chất lượng, vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP. Nhiều doanh nghiệp đã được các tổ chức có thẩm quyền công nhận. Trong năm 2003, nhiều mặt hàng công nghiệp quận được đạt tiêu chuẩn "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng triệu USD để đổi mới thiết bị công nghệ. Nhằm đổi mới công nghệ và giảm chi phí (khoảng 1/3 so với hàng nhập khẩu), một số doanh nghiệp mạnh dạn phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, trường đại học. Có nhiều đơn đặt hàng nghiên cứu và chế tạo máy móc thiết bị. Nhờ đó, chất lượng sản và kiểu dáng của nhiều mặt hàng đáp ứng tốt hơn thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng như: vải, giày dép, bột giặt, nhựa, vật liệu xây dựng, thực phẩm chế biến… Trong đó, một số mặt hàng đã bắt đầu vươn ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 60 - 67)