1.3.1. Cơ cấu ngành của kinh tế công nghiệp.
quận Tân Bình nói riêng là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân là chủ yếu. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, nền kinh tế quận Tân Bình chuyển sang nền kinh tế kế hoạch hóa XHCN. Đặc trưng nổi bật của nó là nền kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Bộ mặt kinh tế công nghiệp của quận thay đổi đáng kể, mọi hoạt động công nghiệp do nhà nước nắm và quản lý bằng kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Các thành phần kinh tế được cải tạo và sắp xếp lại. Thực tế, cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp không phù hợp với hoạt động kinh tế của một quận trực thuộc thành phố có một nền kinh tế hàng hóa bước đầu phát triển trước đây.
Từ năm 1976 đến năm 1985, cơ cấu kinh tế quận Tân Bình được UBND xác định là “Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp” [58 ; 10]. Theo sự xác định đó, cơ chế tập trung kế hoạch hoá giá trị sản xuất công nghiệp của quận chỉ chiếm vị trí khá khiêm tốn so với mức tăng trưởng thành phố. Điều đó được thể hiện qua mức tăng trưởng bình quân hàng năm về các lĩnh vực kinh tế quận không đều.
Giai đoạn từ năm 1986 - 1990, Cơ cấu kinh tế của quận chuyển sang “Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp” dưới tác động đổi mới nền kinh tế của Đảng. GDP của quận chỉ tăng mức là 9,3% trong giai đoạn 1986 - 1990. Giá trị sản xuất tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn trước (năm 1985 là 4,89%)” [58;11]. Sự tăng trưởng của kinh tế công nghiệp quận đóng góp vào mức tăng trưởng Thành phố.
Ở giai đoạn này, nhờ sự chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp từ cơ chế quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, kinh tế công nghiệp quận Tân Bình đã bước đầu khơi dậy được tiềm lực của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể. Mặc dù là giai đoạn tăng trưởng chậm, kinh tế công nghiệp quận có nhiều bước đột phát trong đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế. Những đổi mới
này là phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh tế công nghiệp Tân Bình và Thành phố nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Nhân tố mới nảy sinh từ cuộc sống đã góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện chính sách và cơ chế chung của cả nước những năm sau.
Đổi mới về cơ chế quản lý và chính sách kinh tế đều có những tác động tới tất cả các thành phần kinh tế. Thành phố chính là nơi đầu tiên trong cả nước thử nghiệm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Quận Tân Bình với vị trí chiến lược là nơi triển khai thử nghiệm thí nghiệm kinh kế hàng hóa trong công nghiệp. Việc giảm bao cấp, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa trung gian phục vụ cho công nghiệp và ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều có tác động khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Bảng 1.1 Cơ sở ngành công nghiệp – thủ công nghiệp giai đoạn 1985 – 1995
Đvt : đv
Năm 1985 1990 1995
Tổng 2070 3487 4882
Quốc doanh Số lượng 10 12 14
Tỉ lệ% 0,50 0,34 0,29 Ngoài
quốc
doanh Tư doanh
Số lượng 35 95 Tỉ lệ% 0 1,0 1,9 Hợp tác xã Số lượng 75 26 3 Tỉ lệ% 3,62 0,75 0,06 Tổ sản xuất Số lượng 300 66 15 Tỉ lệ% 14,49 1,89 0,31 Cá thể - tư nhân Số lượng 1685 3350 4759 Tỉ lệ% 81,40 96,07 97,48 [41; 22, 29 ]
doanh đã gia tăng mạnh mẽ từ giữa những thập niên 1980. Thời điểm đỉnh cao là năm 1988, số doanh nghiệp nhà nước ở thành phố là 1500, trong đó số lượng doanh nghiệp quận là 12, chiếm 0,34%, giảm 0,16% so với năm 1985. Đến năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực quốc doanh trong thành phần kinh tế quận là 1,69%, giảm 0,56% so với năm 1985 (bảng 1.1). Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước không còn được trợ cấp. Do đó, các doanh nghiệp này đã bắt đầu phải hoạt động theo tín hiệu thị trường. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp quá yếu kém đã không thể thích nghi với điều kiện mới và ngày càng trở nên lạc hậu.
Sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh là một điểm nổi bật trong thời gian này. Năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành các nghị định 27, 28 và 29/HĐBT, trong đó đưa ra các quy định đối với các kinh tế các thể, kinh tế tư doanh, kinh tế tập thể, và kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ. Sau đó sự phát triển kinh tế tư nhân còn được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 193/HĐBT về bảo hộ kinh doanh hợp pháp của tư nhân. Các hạn chế trong hoạt động thương mại và vận tải thuộc khu vực tư nhân đã được tháo gỡ. Đồng thời các hoạt động sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu trong khu vực tư nhân và quan hệ mậu dịch với các đối tác nước ngoài được hợp thức hóa. Năm 1990, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên phạm vi toàn quận chiếm 98,31% trong cơ cấu (tăng 0,56% so với năm 1985). Cho thấy sự hỗ trợ hiệu quả về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng trong khu vực ngoài quốc doanh cao hơn khu vực quốc doanh. Đóng góp khu vực ngoài quốc doanh vào tổng thu ngân sách (chủ yếu dưới hình thức thuế công thương nghiệp) tăng rõ rệt từ 13% năm 1985 lên 27% năm 1990.
Bên cạnh đó, cuối năm 1987 Luật đầu nước ngoài tại Việt Nam được ban hành đã tạo cho Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quận Tân Bình những khả năng khai thác nguồn nhân lực mới để phát triển. “Từ năm 1988 đến năm 1990,
Thành phố cấp 88 giấy phép đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 970 triệu USD. Trong đó công nghiệp quận có 8 giấy phép, chiếm gần 10% số vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy vị trí chiến lược công nghiệp của quận Tân Bình đối với kinh tế Thành phố. Lượng đầu tư này bước đầu đã tạo ra một khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các xí nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” [59; 74, 76]. Các cơ sở xí nghiệp quốc doanh ngày càng giảm dần năm 1990 giảm xuống 0,16% so với năm 1985. Các cơ sở ngoài quốc dân tăng nhanh, các tổ sản xuất, hợp tác xã ngày càng thu hẹp. Các cơ sở tăng nhanh nhất là các xí nghiệp, tổ chức sản xuất cá thể. Từ 1685 cơ sở năm 1985 tăng lên 3350 cơ sở năm 1990. Chiếm tỉ lệ 96,07% các cơ sở ngành công nghiệp - thủ công nghiệp quân, tăng 14,67% so với năm 1985.
Sự phát triển của thành phần kinh tế cá thể và tư nhân góp phần khơi dậy tiềm lực của các thành phần kinh tế khác. Sự chuyển đổi cơ cấu và các thành phần kinh tế ở trên là đúng hướng. Sự chỉ đạo của Đảng bộ đã huy động được mọi thành phần kinh tế công nghiệp của quận tham gia phát triển sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất hình thành mô hình quản lý theo hướng tự chủ, tự cân đối trong kinh doanh sản xuất. Sản xuất bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng, tạo được tiền đề cho bước phát triển trong những năm sau.
Nguyên nhân của sự thành công trên là kết quả vận dụng Nghị quyết 05/NQ-QU của BCH Đảng bộ quận khoá V -1989. Kinh tế quận đã chuyển biến rõ nét trên cơ sở phát huy sức mạnh của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, quận đã tập trung phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, giải phóng sản xuất và đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Đặc biệt quận đã thành công khôi phục và phát triển ngành dệt và tạo nguồn hàng xuất khẩu.
Tóm lại, giai đoạn 1986 – 1990 kinh tế Thành phố và quận Tân Bình có nhiều biến động. Sự phát triển đó có mặt tích cực và tiêu cực. Trong giai đoạn này, hàng loạt các chương trình kinh tế lớn ra đời đã tạo nên nhiều động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho nền kinh tế quận. Những động lực đó đã tạo
ra nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn sau. Những khó khăn ở khu vực kinh tế quốc doanh của công nghiệp quận và Thành phố đang được tháo gỡ. Tuy nhiên, năm 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng sụp đổ. Điều đó đã tác động lớn đến nhiều đơn vị kinh tế công nghiệp ngoài quốc doanh. Bởi vì, khu vực kinh tế tư nhân hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của các hợp tác xã tín dụng. Đây chính là thể hiện sự yếu kém của vai trò quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm (1991 - 1995) với trọng tâm là tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện để cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả. Trọng tâm là hệ thống các các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và khung pháp lý. Đối với quận Tân Bình, đây mới thực sự là giai đoạn đổi mới. Bước đầu cơ cấu kinh tế quận được xác định là “Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ”. Đồng thời UBND quận ban hành một loạt các văn bản như Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân… Các văn bản này đã tác động và điều chỉnh đưa nền kinh tế quận phát triển một cách đồng bộ và đúng định hướng. Giai đoạn 1991 – 1995 “tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế công nghiệp quận tăng bình quân hàng năm 15,18% (so với 9,57% giai đoạn 1986 – 1990, tăng 5,61%). Trong đó, khối quốc doanh tăng là 3,77 %, khối ngoài quốc doanh tăng 13,9%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về tổng mức đầu tư của khối kinh tế là 68,51%. Tổng số ngân sách của các khối kinh tế công nghiệp nộp trong 5 năm (1991-1995) là 362 tỉ đồng chiếm tỷ trọng 65,6% tổng nguồn thu ngân sách của quận” [42; 24], [58, 4]. Điều này chứng tỏ hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của quận đang dần đi vào thế ổn định và có xu thế phát triển. Công nghiệp quận Tân Bình về cơ bản đã thoát khỏi tình trạng khó khăn và tạo tiền đề để công nghiệp quận bước vào thời kỳ phát triển mới. Công nghiệp quận chuyển dịch theo đúng cơ cấu được đề ra.
đơn vị quốc doanh. Các đơn vị đó giảm được đầu mối quản lý, tinh gọn bộ máy điều hành, phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ VI. Nhờ cải cách trên đã tạo ra thế ổn định cho các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Từ năm 1991 đến năm 1995, “khu vực quốc doanh đã đóng góp 80,845 tỉ đồng cho ngân sách quận. Ngoài ra, khu vực này đã thu hút nguồn vốn lớn trong nhân dân (gần 443 tỉ đồng vốn đầu tư trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngành kinh tế - kỹ thuật). Trong đó, công nghiệp chiếm trên 50% số vốn” [42; 93].
Việc chuyển đổi trọng tâm trong chính sách công nghiệp sang sản xuất hàng tiêu dùng và hàng phục vụ xuất khẩu đã tạo nên sự chuyển biến trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp nhẹ. Sản xuất hàng tiêu dùng chiếm hơn 85% giá trị sản lượng công nghiệp chế biến. Ba khu vực kinh tế: quốc doanh, tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hình thành từ khi có chính sách kinh tế mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực quốc doanh chiếm gần 4% trong cơ cấu công nghiệp giai đoạn này. Đặc biệt năm 1995, khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ là 3,60 % cơ cấu công nghiệp quận (tăng 1,31% so với năm 1990).
Bảng 1.2 Sản lượng CN - TCN theo thành phần kinh tế từ năm 1986 đến năm 1995
(Năm 1985 theo giá cố định 82, năm 1990 theo giá cố định 89) Đv: tr đồng
Năm 1986 1990 1995
Tổng 509.212 697.997 1.412.680
Quốc doanh Số lượng 11.230 11.762 50827
Tỉ lệ% 2,21 1,69 3,60
Ngoài quốc doanh Tư doanh Số lượngTỉ lệ% 00 70.05010,04 230.5611632
Hợp tác xã Số lượng 197.050 246.137 364023 Tỉ lệ% 38,70 35,26 2577 Tổ sản xuất Số lượng 156.956 186.774 293343 Tỉ lệ% 30,82 26,76 2077 Cá thể Số lượng 143.976 183.274 380774 Tỉ lệ% 28,27 26,26 2695 [ 41;22], [42;24] Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do các doanh nghiệp nhà nước trên
phạm vi quận được sắp xếp và củng cố với mục tiêu nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có bước phát triển ổn định. Giai đoạn từ năm 1991 – 1995, GDP của khu vực kinh tế công nghiệp ngoài quốc doanh của quận tăng bình quân trên 10%/năm, cao hơn 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của khu vực quốc doanh. Đến năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực này chiếm gần 40% trong cơ cấu kinh tế quận Tân Bình. Tuy công nghiệp quận có nhiều khó khăn, nhưng nó đã được tháo gỡ bằng những biện pháp hiệu quả kịp thời của UBND quận. Kinh tế khu vực ngoài quốc doanh còn tồn tại nhiều đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh tế cá thể dù năng động nhưng thiếu vốn trầm trọng. Luật doanh nghiệp, luật công ty tư nhân được ban hành cuối năm 1990, đã cho ra đời hàng loạt doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần. Riêng công ty cổ phần ra đời chủ yếu năm 1991 -1992. Từ 1993 trở đi công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh. Đến năm 1995, trên địa bàn quận có có 4882 đơn vị hoạt động, trong đó có 96 công ty TNHH. Tuy loại hình doanh nghiệp mới này tăng nhanh, nhưng kinh tế hộ gia đình – tư nhân vẫn chiếm 88,20% đơn vị ngoài quốc doanh. Điều đó cho thấy sự phát của khu vực ngoài quốc doanh phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả hoạt động của các đơn vị sản xuất nhỏ.
Song song với sự tăng trưởng nhanh của kinh tế công nghiệp của quận trong giai đoạn này còn có sự đóng góp lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều hoạt động dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước hay là 100% vốn nước ngoài. Sự phát triển kinh tế công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kéo theo sự phát triển các thành phần khác. Từ năm 1991 đến năm 1995, khu vực này chiếm trên 1% GDP ngân sách quận.
Như vậy, từ năm 1991 đến năm 1995, UBND quận tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời rút kinh nghiệm của giai đoạn trước bằng các giải pháp đồng bộ. Kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp của quận có những chuyển biến cơ bản và quan trọng. Cùng với thành phố, quận
Tân Bình từng bước thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế công nghiệp dần đi vào ổn định, theo hướng tăng liên tục.