Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 48 - 51)

2. Theo ngành CN

2.1.1.Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng.

Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) xác định “công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội” [6; 9]. Đặc biệt, Đại hội khẳng định quan niệm mới về công nghiệp hoá theo hướng hiện đại “đòi hỏi có chính sách công nghệ thích hợp, tận dụng được lợi thế của nước đi sau trong điều kiện mới của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới” [6; 20]. Tiến hành công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại là quan điểm mới vào thời điểm đó. Quan điểm đó đã bao hàm việc không tách rời công nghiệp hoá với hiện đại hoá, đồng thời phải tận dụng được những thành tựu, những tri thức mới nhất của khoa học và công nghệ hiện đại thế giới.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng (1-1994) tiếp tục coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm và có tầm quan trọng hàng đầu. Hội nghị đã khẳng định: “chúng ta tiến hành công nghiệp hoá không theo kiểu cũ, không lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan mà Đại hội VI đã phê phán. Công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân” [ 6; 27].

Như vậy, khái niệm công nghiệp hoá đã được bổ sung thêm những nội dung mới. Nó không chỉ nhằm tăng tỷ trọng và tốc độ của sản xuất công nghiệp

so với các ngành sản xuất khác. Trong đó, đổi mới công nghệ là quan trọng. CNH, HĐH coi công nghệ mới, tiên tiến là nền tảng của sự tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, Đảng đã gắn công nghiệp hoá theo nội dung mới với sự phát triển lâu bền của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Đây là một sự thay đổi nhận thức rất quan trọng và được coi là một bước ngoặt. Đảng từ chỗ chỉ chú trọng đến GDP, tăng trưởng kinh tế đơn thuần sang việc chú trọng đến chất lượng tăng trưởng, sang việc duy trì các điều kiện cho sự phát triển tiếp theo trong tương lai.

“Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” (Đại hội lần thứ VIII (6/1996)) [7; 80]. Đến năm 2020 “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp… Đảng chọn và tập trung vào một số ngành mũi nhọn đòi hỏi nhiều chất xám nhưng cần ít vốn; ưu tiên các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin; ngành khai thác và chế biến dầu - khí, du lịch” [7; 84-91]. Những thành tựu thu được từ sau Đại hội VII là cơ sở để Đại hội IX (4-2001) đưa ra quyết định quan trọng là “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ... nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [8; 89]. Đại hội IX một lần nữa khẳng định, phải “coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [8; 91]. Đồng thời, Đảng coi “công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, tùng bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta”[8; 163].

Muốn có sự phát triển bền vững trong suốt quá trình công nghiệp hoá thì tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phải sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, bảo vệ và cải thiện được môi trường. Vì

vậy, CNH, HĐH phải ''chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển” [8; 164]. Hơn nữa, Đảng yêu cầu gắn việc bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế được coi là cơ sở và giải pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn, khoa học và tính khả thi để tiến hành công nghiệp hoá. Do vậy, Đại hội đã yêu cầu “kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt ...”[8; 301, 302].

Để đưa nước khỏi tình trạng kém phát triển, Đại hội lần thứ X (4/2006) của Đảng xác định mục tiêu là “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [ 9; 23]. Để sớm thực hiện được mục tiêu đó thì phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”; “phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; “đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân” [ 9; 28, 29].

Đối với đất nước, phát triển kinh tế tri thức không phải là thực hiện chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thời gian dựa vào tri thức, mà là áp dụng thành công những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực (sản xuất, kinh tế, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu). Qua đó đã góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhất và bảo vệ môi trường hiệu quả. Nói cách khác, công nghiệp hoá dựa vào tri thức có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ. Nó tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

“Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”[10; 72]. Đặc biệt, Đại hội đã bổ sung và làm sâu sắc thêm quan điểm phát triển bền vững. Đảng gắn phát triền bền vững với phát triển. Đồng thời, Đại hội khẳng định: “Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội”[10; 99].

Việc Đại hội XI nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội là phù hợp với tinh thần của thời đại. “Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dựng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thoả mãn các nhu cầu của họ” [10; 105]. Đó là sự phát triển kinh tế nhanh; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, lấy chỉ số phát triển con người làm thước đo cao nhất; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống… Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển xã hội có sự kết hợp hài hòa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, trong sự phát triển bền vững, Đảng ta yêu cầu “tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân” [10; 155], đồng thời gắn mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tương đối hợp lý và chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Đó là kết quả sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành, phát triển trên cả nước. Những thành tựu mà đất nước đã đạt được trong những đổi mới có nguyên nhân của sự tìm tòi, xác lập một cơ cấu kinh tế phù hợp

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 48 - 51)