Đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 43 - 48)

2. Theo ngành CN

1.4.2.Đời sống của người lao động.

Đến năm 1995 lực lượng công nhân lao động đang ngày càng tăng về số lượng và “có 66.175 công nhân lao động đang có mặt trong mọi doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng. Sản xuất công nghiệp có 31.068 lao động. Điều hết sức đáng trăn trở là đời sống của họ hiện nay đang quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 250 ngàn 450 ngàn đồng/1 tháng” [58; 24]. Người công nhân phải tự

cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó.

Cuộc sống của người lao động ở quận, đặc biệt là lao động nữ có thể gói trong 8 chữ "khổ về vật chất, nghèo về tinh thần" (- không phim ảnh, không sách báo, không du lịch, không giải trí, không kết bạn, không tình yêu... chỉ có nhiều giờ làm thêm!). Chính cái khổ về vật chất đã quyết định cái nghèo về tinh thần. Nhiều người nói rằng: Hết giờ làm việc, thời gian tự do của họ dành cho ngủ bù. Sự mất cân bằng nghiêm trọng về giới tính (90% là nữ trong ngành da giày và dệt may) đã gây khó khăn cho sự tìm hiểu, kết bạn của các nữ công nhân.

Về tiền lương, thu nhập: từ năm 1986 đến 1995, thu nhập của đa số CNLĐ còn thấp, chưa có tích lũy. Chi tiêu hàng tháng cho nhu cầu lương thực, thực phẩm chiếm tỷ lệ từ 55 - 62% tổng thu nhập, còn lại dành cho chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của CNLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất trung bình là 400 ngàn đồng (nếu tính cả tăng ca thì trên 500 ngàn đồng) bao gồm cả các khoản phụ cấp như tiền xăng xe, chuyên cần, nhà trọ, làm thêm giờ... Tuy nhiên, với mức độ lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, nhất là tại các khu đô thị tập trung đông người như quận Tân Bình thì cuộc sống của họ cũng không được cải thiện, trong khi những khoản phụ cấp thường không ổn định, thậm chí có thể bị cắt bỏ khi doanh nghiệp gặp khó khăn. “Có tới 48,2% lao động có mức thu nhập thấp nên phần lớn phải làm thêm giờ hoặc chấp nhận sống thiếu thốn, 30,7% cho rằng tiền công, phụ cấp doanh nghiệp trả cho họ chưa được thỏa đáng so với công sức họ bỏ ra. Trong 5 năm từ 1991 đến 1995 chỉ có trên 70% CNLĐ được tăng lương; khoảng 20% không được nâng lương, hoặc nâng lương thấp” [58; 25].

Về nhà ở và cơ sở hạ tầng: CNLĐ thường phải thuê nhà trọ do dân tự phát đầu tư nên rất chật chội và thiếu tiện nghi. Tuy nhiên, bước đầu có một số doanh nghiệp đã xây nhà cho CNLĐ ở nhưng chỉ dành cho cán bộ văn phòng, cán bộ có trình độ cao hoặc chỉ cho hộ độc thân ở. Các loại nhà ở đó có nội quy và kỷ

luật chặt chẽ. Vì thế, tỷ lệ CNLĐ không có nhà ở phải thuê nhà trọ. Đời sống CNLĐ gặp rất nhiều khó khăn, trong khi tiền lương còn thấp, chỗ ở không có phải đi thuê mướn chỗ trọ. Nhà trọ ở địa bàn quận phần lớn do người dân địa phương tự phát lập ra, thiếu những điều kiện tối thiểu về điện, nước, không đảm bảo vệ sinh, chật chội, nhếch nhác... làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội và nguy cơ tha hoá một bộ phận công nhân là khó tránh khỏi.

Đảng bộ quận Tân Bình đi trước một bước nhằm khắc phục khó khăn khi thực hiện thành công nghị quyết lần V. Quận đã thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hoá việc làm và thu nhập. Các phường trên địa bàn quận đã thành công trong cuộc vận động giảm tốc độ tăng dân số và từng bước ổn định tình hình giáo dục. Đồng thời, quận Tân Bình hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, huy động sự tham gia rộng rãi mọi lực lượng xã hội để bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong đó, UBND quận xác định nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người - một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển sản xuất. Quận bước đầu xúc tiên cải thiện và quản lý chắc vấn đề nhà ở cho công nhân tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất. Bên cạnh đó, quận áp dụng hiệu quả các chính sách xã hội (từng bước tiến tới xoá hộ đói, giảm hộ nghèo), và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. UBND quận đưa ra nhiều biện phát triển y tế nhằm chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Quận bước đầu vận động thực hiện chính sách xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học. Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh quốc phòng, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, đời sống vật chất của CNLĐ trong các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; sức khỏe của nhiều CNLĐ bị giảm sút. Nguyên nhân là cơ sở hạ tầng xã hội, các thiết chế văn hóa chưa hình thành trong các doanh nghiệp. Cụ thể là chưa có trạm xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, câu lạc bộ... Do

đó, CNLĐ chưa có điều kiện cải thiện đời sống tinh thần tương xứng với sự phát triển của các KCN. CNLĐ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội luôn rình rập. Một lý do khác không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp, tổ sản xuất, hợp tác xã chưa có cơ chế chính sách đầu tư tương xứng với sự phát triển. Tại các phường, chính quyền sở tại cũng chưa có sự quan tâm giúp đỡ chăm lo đời sống tinh thần cho CNLĐ. Về phía doanh nghiệp, họ chỉ quan tâm tập trung đầu tư cho các hoạt động thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, còn các nội dung chi gắn liền với các công trình vui chơi, giải trí, cải thiện sức khỏe cho CNLĐ hầu như chưa được quan tâm giải quyết. Mặt khác, với quỹ thời gian hạn hẹp do phải làm thêm giờ, CNLĐ không còn thời gian dành cho việc học hành, đọc sách, báo, vui chơi, giải trí.

Tiểu kết chương 1

Nửa cuối thập kỷ 1980 là thời kỳ cả nước thực hiện những đợt cải cách kinh tế mạnh mẽ. Đánh giá đúng thực trạng kinh tế, xã hội của đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cuối năm 1986 đã đề ra đuờng lối đổi mới toàn diện đồng bộ và mạnh mẽ nhằm ổn định mọi mặt tình hình kinh tế, xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VI, kinh tế công nghiệp quận Tân Bình nói riêng bước đầu hình thành nền sản xuất hàng hóa với cơ cấu nhiều thành phần. Việc định hình đó có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN và thể hiện tinh thần dân chủ vể kinh tế, đảm bảo cho mọi người làm ăn theo pháp luật. Đường lối đổi mới kinh tế quận Tân Bình ra đời góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố và kinh tế CN -TCN quận Tân Bình phát triển một cách rõ rệt. Tuy nhiên do những sai lầm của chính sách “giá, lương, tiền” dẫn đến lạm phát phi mã ở mức 3 con số trong những năm 1986, 1987, 1988. Ngoài ra do chính sách mở của và các chương trình kinh tế lớn chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng, tốc độ tăng trưởng nửa cuối những năm 80 chậm hẳn lại. Điều đó đã kìm hãm

tốc độ tăng trưởng CN – TCN quận trong đầu thập niên 90. Tuy nhiên sự tăng trưởng từ năm 1991 đến năm 1995 đã góp phần đưa kinh tế Thành phố và cả nước thoát ra khỏi khó khăn của giai đoạn trước. Hoạt động các thành phần kinh tế CN –TCN đều tuân theo các tín hiệu của thị trường. Tốc độ tăng tưởng công nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời, nó góp phần duy trì lạm phát ở mức thấp nhất. Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trở thành động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố và quận Tân Bình cao nhưng chưa bề vững. Lạm phát được kìm chế nhưng vẫn còn hiện tượng sốt giá. Hệ thống tỷ giá hối đoái, lãi suất tiết kiệm và cho vay còn bất hợp lý nên chưa khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất. Sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp của quận chủ yếu theo chiều rộng, chưa chú ý đền đầu tư theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực giảm. Mặt khác chính sách bố trí công nghiệp của quận chưa hợp lý; mạng lưới kinh doanh, hợp tác chiến lược và chia sẻ thông tin giữa các thành phần kinh tế còn yếu… Nó là nguyên nhân chủ yếu làm giảm đà tăng trưởng kinh tế quận Tân Bình và Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quá trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc ở biên hòa thời kỳ 1930 1945 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 43 - 48)