0
Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Tổng sản phẩm và tỷ trọng của kinh tế công nghiệp

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở BIÊN HÒA THỜI KỲ 1930 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ (Trang 93 -97 )

2. Theo ngành

3.2.3. Tổng sản phẩm và tỷ trọng của kinh tế công nghiệp

Sau năm 2004, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phần lớn đều thuộc về quận Tân Phú. Ở Tân Bình chỉ có cơ sở loại vừa và

nhỏ. Ủy ban nhân dân quận tiến hành vận động 122 doanh nghiệp, cơ sở có công đoạn ô nhiễm di dời, ngưng hoạt động hoặc chuyển đổi sang thương mại - dịch vụ. Vì vậy, mức tăng trưởng các khu vực kinh tế chậm trong các năm 2004, 2005.

Bảng 3.5 Giá trị sản xuất công nghiệp quận Tân Bình giai đoạn 2004 - 2010

(Giá cố định 94). Đvt: trđ

Năm Tổng số % năm trước

Chia ra (Tr.đ) Cơ cấu %

QD NQD QD NQD

2004 2.582.102 114,15 33.338 2.548.764 1,29 98,712005 2.910.111 112,70 32.528 2.882.294 1,12 98,28 2005 2.910.111 112,70 32.528 2.882.294 1,12 98,28 2010 5.211.599 111,78 0 5.211.599 0 100

[58; 31] Gía trị sản xuất công nghiệp quốc doanh giảm. Năm 2005, giá trị của nó chỉ chiếm 1,12% trong cơ cấu sản xuất công nghiệp quận, đạt 32,528 tỷ đồng, giảm 1,45% so với cùng kỳ. Trong đó, Cty Da Titco giảm 0,24%. Cty Cơ khí tăng 43,3%, vì các doanh nghiệp chuyển sang hình thức công ty cổ phần – Nhà nước. Quá trình chuyển đổi này được hoàn tất năm 2008. Khu vực ngoài quốc doanh hoạt động ngày ổn định và đi vào nề nếp.

Năm 2005, cơ cấu sản xuất công nghiệp khối ngoài quốc doanh đạt 2.882.294 tỷ đồng, tăng 23,55% so với cùng kỳ năm trước. Khối NQD quận chiếm 8,7% trong cơ cấu sản xuất công trong chế biến của Thành phố. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp quận tăng trưởng mạnh đạt mức 5.211.599 tỷ đồng.

Bảng 3.6 Giá trị SXCN Ngoài quốc doanh quận Tân Bình từ năm 2005 đến năm 2010

(Giá cố định 94) Đvt: tr đồng 2005 2010 Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ% Hợp tác xã 2.906 0,1 4929 0,1 Cty Cổ phần 186.105 6,5 1.273.033 24,4 Cty TNHH 946.210 32,8 2.266.378 43,5 DNTN 147.869 5,1 345.030 6,6 Cá Thể 1.596.204 55,4 1.322.229 25,4 [44, 28; 2, tr 25]

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giá trị SXCN NQD quận Tân Bình từ năm giai đoạn 2005 - 2010

Đây chính là kết quả bước đầu của chính sách chuyển dịch của quận. Công nghiệp chế biến Tân Bình chiếm 7,2% của Thành phố Hồ Chí Minh. So với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp chế biến tại quận so với Thành phố giảm 1,5%. Nguyên nhân giảm là quận thực hiện thực hiện chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng chất xám cao. Các ngành đó gắn chặt chặt với xuất khẩu. Sự phát triển của ngành đảm bảo đảm ổn định và phát triển theo hướng bền vững. Sự chuyển biến mạnh mẽ của các khu vực kinh tế trong công nghiệp chế biến tại quận cho thấy chủ trương kinh tế quận là đúng đắn và kịp thời. Đây được coi là những bước đi đặt nền tảng cho ngành công nghiệp quận trong thời kỳ hội nhập.

Năm 2005, loại hình Cty TNHH chiếm tỷ trọng 32,8%, đạt 946,21 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2010, Cty TNHH đạt mức 2.266.378 tỷ đồng. Chiếm tỉ lệ 43,5%, tăng hơn 11% so với năm 2005. Đây chính là kết quả làm ăn phát đạt củacác doanh nghiệp có quy mô vừa. Các Cty đạt mức tăng trưởng bình quân cụ thể sau:

“Cty Tân Việt Hương 20,05% Cty Lan Trân 22,62% Cty Mỹ Chánh Hương 19,15% Cty Phùng Sinh 16,94% Cty Toàn Thịnh 25,41% Cty Nguyên Hồng 22,2%

Cty Tấn Minh 21,37% Cty Phúc Yên 24,3% Cty Kim Bửu 19,03% Cty Xương Nghệ 18,2% Cty Gấu Vàng 20% Cty Trường Phát 21,15% Cty Nghi Hưng 21,11% Cty Hạ Phong 23,6% Cty A.B.C 21,03% Cty Thiên Đạt 22% Cty D.S.G 16,8% Cty Minh Trân 23,01% Cty Kìm Nghĩa 24% Cty Huy Hiển 19%”

[45; 4] Loại hình HTX - cổ phần: năm 2005 chiếm tỷ trọng chiếm 6.6, đạt 189,005 tỷ đồng, giảm 5,7%. Điều đáng lưu ý là quy mô sản xuất của hợp tác xã ngày càng thu hẹp. Trong đó mức tăng của Cty Cổ phần là 23,2% so với lúc mới tách quận. Đến năm 2010, HTX ổn định sản xuất và đạt 4.929 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005, nhưng tỷ trọng không đổi (0,1%). So với các loại hình khác, Cty Cổ phần tăng trưởng mạnh, tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Sự tăng trưởng của loại hình công ty cổ phần là một thành công trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế công nghiệp quận. Hoạt động hiệu quả của Cty Cổ phần có tác động đến các loại hình kinh tế khác trong lĩnh vực công nghiệp. Các Cty Cổ phần có quy mô vừa trở lên đạt mức tăng trưởng cao như:

“CP Đồng Tâm 25,125 CP Tiến Phát 15,2% CP N.D.C 19,23% CP Tân Bình 19,1%”

[45; 4] Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân có mức tăng trưởng ổn định nhất. Năm 2005, doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng 5,1%, đạt 147,869 tỷ đồng (Năm 2005), tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, giá trị sản xuất tư nhân tăng gấp đôi so với năm 2005. Các doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên đạt mức tăng khá. Doanh nghiệp tăng trên 20% như DNTN Phước Thịnh, Đồng Tiến, Long Phước, Ngọc Biển. DNTN tăng 15% là Tân Hồng Phát, Nghiệp Phú.

Khu vực sản xuất cá thể được điểu chỉnh theo hướng giảm dần về tỷ trọng. Năm 2005, sản xuất cá thể chiếm hơn

½

cơ cấu kinh tế công nghiệp quận. Đến năm 2010 khu vực đó giảm xuống còn 25,4% trong cơ cấu ngoài quốc doanh. Tổng doanh thu khu vực kinh tế tập thể ổn định. Sự thu hẹp về quy mô sản xuất của khu vực nay là tất yếu khi nền sản xuất công nghiệp có quy mô lớn đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn đảm bảo cung cấp hàng hóa cho quận, thành phố và một phần khu vực phía Nam.

Tốc độ phát triển trên cho thấy sự chuyển dịch kinh tế Tân Bình diễn ra mạnh mẽ. Nó đã tác động mạnh đến mọi lĩnh vực kinh tế quận, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Bên cạnh việc quận sắp xếp lại các khu vực kinh tế công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu là bước chuẩn bị quan trọng của quận quá trình hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Nói cách khác, việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp chế biến đã góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hướng phát triển đó đưa sản xuất công nghiệp chế biến thành ngành hàng hóa chủ lực tại Thành phố.

Như vậy, sự chuyển đổi các cơ cấu tại quận là đúng hướng. Nó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố hàng năm và giữ được cán cân thu chi ngân sách, đồng thời góp phần tích lũy vốn cho quận và Thành phố… Tuy nhiên, ngành công nghiệp - công nghệ kỹ thuật cao phát triển chậm do quận chưa có chính sách đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở BIÊN HÒA THỜI KỲ 1930 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ (Trang 93 -97 )

×