2. Theo ngành CN
2.3.2. Đời sống người lao động được cải thiện.
Cùng với sự phát triển kinh tế, lực lượng công nhân lao động đang ngày càng tăng về số lượng. Năm 2003 quận Tân Bình có gần 70.000 công nhân lao động có mặt trong các nhà máy, phân xưởng. Đa số họ ở độ tuổi rất trẻ (từ khoảng 18 – 40 tuổi). Điều trăn trở là cuộc sống của họ gặp quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 850.000 đến 1,2 triệu đồng/1 tháng (kể cả tiền tăng ca). Người lao động phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong mức lương hạn hẹp. UBND quận Tân Bình đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ. Cụ thể là giải quyết 6 vấn đề bức xúc công nhân như là vấn đề nhà ở, thu nhập, việc làm, nhà trẻ, các thiết chế văn hóa, đời sống tinh thần cho người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt là những nơi tập trung đông lao động.
Theo phòng thống kê, ở quận có gần 300 doanh nghiệp với khoảng 70.000 công nhân. Nhiều doanh nghiệp đều dành diện tích đất thỏa đáng cho các công trình công cộng phục vụ công nhân. Tuy nhiên, các công trình, sân chơi dành cho công nhân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một số địa điểm vui chơi được khánh thành, nhưng hoạt động không hiệu quả do kinh phí eo hẹp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thường thu hút đông công nhân nhưng ít diễn ra.
Phối hợp với các doanh nghiệp, Quận ủy xây dựng khu liên hợp vui chơi giải trí, các khu nhà lưu trú, trường mầm non, hệ thống siêu thị... Nhiều doanh nghiệp cho biết là họ sẵn sàng xây dựng các hạng mục hạ tầng như sân chơi, siêu thị, nhà trẻ. Doanh nghiệp rất khó tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi
xây dựng các hạng mục trên vì có nhiều vấn đề trong thủ tục, quy định. Mặt khác, chính quyền 20 phường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Đồng thời quận tôn vinh các doanh nghiệp làm tốt để động viên khích lệ và nhân rộng những mô hình này. Bên cạnh đó, quận chế tài xử phạt kịp thời các doanh nghiệp vi phạm, trốn đóng hoặc nợ bảo hiểm, vi phạm quyền lợi của người lao động.
Để bảo vệ kịp thời quyền lợi công nhân, UBND quận tăng cường xây dựng các tổ chức chính trị tại doanh nghiệp (tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn). Các tổ chức đó là hạt nhân quy tụ và chăm lo đời sống công nhân. Thống kê từ 20 phường, trong quý I/2003 có tới 70% các cuộc đình công xuất phát từ yêu cầu tăng lương do đời sống suy giảm. Liên đoàn Lao động quận đã có những đợt vận động các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn bằng cách tăng tiền chuyên cần, hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền xăng...
Trước tình hình đó, phòng đoàn Lao động quận mở cuộc vận động các chủ nhà trọ không tăng giá tiền nhà. Quận Bình Tân cũng là địa bàn có nhiều công nhân. Trong đó, có 90% lao động thuê nhà trọ. Ðể người lao động yên tâm sản xuất, quận vận động được 7.856/7.873 chủ nhà trọ cam kết không tăng giá điện, 100% số chủ nhà trọ tham gia thực hiện “khu trọ văn minh, nghĩa tình”.
Song song đó, quận đẩy mạnh chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ban quản lý KCX-KCN (Hepza) kết hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP (ITPC) tổ chức phiên chợ hàng Việt Nam. Đồng thời chính quyền các phường triển khai chương trình đưa thuốc Việt Nam sản xuất phục vụ công nhân ở các xí nghiệp
Chính quyền phường 09, 11, 12 phối hợp Công đoàn cơ sở kịp thời phát hiện những bất hợp lý để phối hợp với người sử dụng lao động điều chỉnh ngay. Mặt khác, công đoàn cơ sở tiến hành khảo sát đời sống, thu nhập của công nhân để có cơ sở thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh hợp lý. Cụ thể là việc giám sát bữa ăn giữa ca, bảo đảm chất lượng, an toàn - vệ sinh thực
phẩm. Những việc làm trên đã động viên công nhân làm việc đạt năng suất và hiệu quả cao. Nó góp phần chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp chủ động tổ chức các buổi gặp mặt đối thoại với công nhân nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất trong việc sản xuất và hỗ trợ công nhân trong cuộc sống. Lâu dài, nhà nước cải cách cơ bản về tiền lương cho công nhân để bảo đảm mức sống tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội. Mức chi cho đời sống bình quân cho một người trên một tháng từ 394.000 đồng (năm 1996) lên 868.000 đồng (năm 2003). Sau 7 năm, mức chi trên của công nhân ở quận tăng gần gấp 2,2 lần. Như vậy mức tăng bình quân mỗi năm 26%. Hệ thống thang, bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người giỏi lao động đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, quận từng bước mở rộng hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội.
Kết quả tốt đẹp là thu nhập của lao động tại quận (giai đoạn 1996 – 2003) cao hơn 6% thu nhập bình quân đầu người của thành phố. GDP tăng bình quân 7,8% năm. Dự kiến trong giai đoạn sau, GDP của quận tăng bình quân 10% mỗi năm.
Song song, các phường nâng cao dần các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người lao động. Cụ thể là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ở tất cả các tuyến y tế. Đặc biệt, UBND coi trọng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em. Vi vậy, quận thành công trong việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ có liên quan đến thai sản. Ở nhà máy, xí nghiệp giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh, tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời quận không để xảy ra dịch lớn ở khu vực đông dân. Phần lớn các trạm y tế phường đều có bác sĩ…
Thành quả đạt được là cơ cấu chi tiêu của người lao động trên địa bàn quận chuyển dịch theo hướng tích cực. Chi ăn uống giảm tương đối. Ngược lại, các khoản chi ăn ở, đi lại, học hành của con em người lao động tăng đáng kể. Số hộ gia đình công nhân có tiện nghi sinh hoạt đắt tiền ngày càng nhiều. Có 98% hộ
gia đình lao động có ti-vi, 85% hộ có đầu máy VCD, 25% hộ có máy lạnh, 75% hộ có bếp gas, 85% hộ có xe máy, 5% hộ có xe hơi, 60% hộ có điện thoại, 50% hộ có tủ lạnh [58; 23].
Trong hoàn cảnh lạm phát tăng, những động thái trên chỉ phần nào san sẻ bớt khó khăn cho công nhân. Nhưng nó đã thể hiện mục tiêu lớn nâng cao đời sống của người dân nói chung và giới lao động nói riêng. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền rất cần sự chia sẻ của các doanh nghiệp - những người trực tiếp sử dụng lao động và hưởng lợi từ chính sức lao động của công nhân. Biện pháp thiết thực nhất từ phía doanh nghiệp là việc giảm bớt lợi nhuận để nâng thu nhập cho công nhân. Các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi công nhân như đóng bảo hiểm xã hội, tai nạn, y tế... Khi đời sống người lao động được đảm bảo, thì họ sẽ gắn bó hơn, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển ổn định.
Tiểu kết chương 2
Kinh tế quận đã bắt đầu lấy lại nhịp độ tăng trưởng sau nhiều năm chững lại. Tình hình sản xuất-kinh doanh đã có chuyển biến tích cực và tương đối đồng đều trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông nghiệp và xuất khẩu. Điểm nổi bật là giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của quận đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Hoạt động sản xuất Tân Bình tiếp tục đổi mới sâu rộng. Sự thay đổi đó đã phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Nó phát huy sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người lao động. Làm được điều đó, quận đã tạo nguồn lực phát triển nhanh và bền vững.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân và của mọi thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước là chủ đạo. Quận tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc, xoá bỏ mọi trở lực để khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân. Một mặt, quận cổ vũ các nhà kinh doanh và mọi người dân ra sức làm giàu. Mặt khác, chính quyền quận tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Trong đó nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Hai bộ phận đó đã gắn kết với nhau trở thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế.
Một thành công nữa là các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh phát triển đúng hướng. Các ngành đó dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước. Điển hình là ngành công nghiệp chế biến nông - lâm -thuỷ sản, may mặc, da - giày, điện tử - tin học ... Khu công nghiệp Tân Bình bước đầu xây dựng chọn lọc được một số cơ sở công nghiệp nặng như: luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... Nhờ có bước đi hợp lý trên, các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả sản xuất. Đồng thời, quận chú ý phát triển các ngành công nghiệp chất lượng cao như công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá… Ngoài ra, chính quyền chú trọng sản xuất phần mềm tin học thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Mặt khác, quận chú trọng phát triển theo chiều rộng các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp, đổi mới và nâng cấp công nghệ là điều kiên tiên quyết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Giữa các doanh nghiệp đã phát triển nhiều hình thức liên kết doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn; sản xuất nguyên liệu với chế biến. Sự liên kết này đã bảo hài hoà về lợi ích giữa các doanh nghiệp. Tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp gia công, lắp ráp ngày càng tăng. Chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp được đảm bảo. Công tác bảo vệ môi trường được quận đặc biệt quan tâm hàng đầu.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng nền kinh tế vẫn còn chứa đựng những yếu tố thiếu bền vững. Biểu hiện là chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm ở doanh nghiệp còn thấp. Tốc độ và qui mô đổi mới thiết bị công nghệ ở quận chưa đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều doanh nghiệp tích cực chuẩn bị về nguồn nhân lực, thị trường, công nghệ để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết các
CHƯƠNG 3