5. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Bình thơ theo cách gợi, lời bình duyên dáng, đầy chất thơ
Về kết cấu, bố cục của một bài bình thơ, Hoài Thanh chủ trơng “Một bài bình thơ có lẽ không cần thiết phải có một kết cấu nào cố định. Kết cấu nh thế nào là tuỳ mục đích, nội dung của câu chuyện. Duy có điều câu chuyện nên luôn luôn có vấn đề. Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề rồi lại đặt vấn đề. Y nh trong cuộc sống vậy, có nh thế mới đủ sức hấp dẫn ngời ta”. Bởi vì: “bằng cách đặt vấn đề, cách trình bày, kể cả cách nói, cách viết mang lại một cái gì ít nhiều bổ ích và thú vị” [50]. Để chứng minh, quan niệm lý luận trên của mình một cách cụ thể, và tuyển tập Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết về cái say của Vũ Hoàng Chơng: “Y giả Vũ Hoàng chơng định nối cái nghiệp những thi hào ngày xa của Đông á: cái nghiệp say. Ngời say đủ thứ: say rợu, say đàn, say ca, say tình đong đa. Ngời lại còn hơn cổ nhân những thứ say mới nhập cảng: say thuốc phiện, say nhẩy đầm. Bấy nhiêu say sa đều nuôi bằng một say sa to hơn mọi say sa khác: say thơ. Vũ Hoàng Chơng có dụng ý muốn say để làm thơ. Cái dụng ý ấy không khỏi có hại. Nhng một lần kia, bớc chân vào tiệm nhảy, ngời bỏ quên dụng ý làm thơ ngoài cửa và lần ấy ngời đã làm một bài thơ tuyệt hay” [53, 345]. Hoặc khi viết về ánh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh viết: “Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm linh động nh một ngời hay đúng hơn nh một yêu tinh. Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo, cũng nao nức dục tình. Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê ngời….” [53, 201]. Tất cả cứ nh thế, vấn đề tiếp vấn đề, đặt, giải quyết, lại đặt lại giải quyết, liên hoàn, móc nối, logíc, tự nhiên, tạo thành một kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, càng ngày càng đi sâu vào thế giới t tỏng, nghệ thuật
của thơ, làm sáng rõ, sâu sắc tình ý của nhà thơ, đem lại hứng thú không ngừng cho ngời đọc, ngời nghe.
Ngoài phong cách bình thơ theo hớng gợi mở, thì lời bình của Hoài Thanh cũng rất duyên dáng và đầy chất thơ. Đó là một trong những quan niệm, nguyên nhân quan trọng tạo dựng thành công, làm nên nét riêng, độc đáo của phong cách bình thơ của Hoài Thanh, là “một bằng chứng về vẻ đẹp và sự say ngời của văn chơng, của tiếng Việt, của tâm hồn Việt Nam, Trong đó có vẻ đẹp của chính lời bình” [24].
Trong văn học Việt Nam từ trớc tới nay, những ngời tham gia vào công tác phê bình văn học rất nhiều, đặc biệt là phê bình thơ, thế nhng để tìm đợc một nhà phê bình, một cây bút phê bình thật sự có tài năng, có tính chuyên nghiệp lại là một điều rất khó, bởi, có nhà phê bình, t tởng cao sâu, ý kiến mạnh mẽ, thẳng bạo, nhọn sắc, luận chứng chặt chẽ, chắc nịch nhng lời văn thì khô khan, nghiêm nghị đến mức tởng nh lạnh lùng, kênh kiệu. Lại có những nhà phê bình, văn chơng thì bay bổng, hoa lá, câu chữ đẽo gọt, trau chuốt nhng t tởng lại không có gì mới (thậm chí có khi không phải của mình). Số lợng nhà phê bình trọng nội dung, coi nhẹ hình thức và ngợc lại cọi nhẹ hình thức, trọng nội dung vẫn chiếm đa số trên văn đàn. Trong hoạt động sáng tác, tài năng lớn rất ít. Trong hoạt động phê bình tài năng ấy còn hiếm hơn - và Hoài Thanh là một trong những cây bút phê bình hiếm hoi nh vậy bên cạnh những tên tuổi lớn nh: Thiếu Sơn, Trơng Tửu, Lê Tràng Kiều, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan,…Với Hoài Thanh, chỉ nói riêng về mặt lời văn đã mang đậm một phong cách riêng, rất rõ nét, không thể hoà lẫn với bất kỳ một cây bút phê bình nào. Lời bình của Hoài Thanh rất say mà vẫn tỉnh, sâu sắc nhng vẫn nhẹ nhàng, duyên dáng và đầy chất thơ. Hồn thơ của Hoài Thanh dờng nh đã đợc trải đều trên từng trang viết mà mang đậm phong cách của mình.
Đọc những tác phẩm của Hoài Thanh, chúng ta thấy ông rất có ý thức rèn luyện phong cách này ngay từ những bài viết đầu tay. Đọc, viết, sửa, rồi lại viết lại
nhiều lần, cố gắng đạt tới độ hàm súc mà không giản đơn, giản dị; hóm hỉnh mà không dung tục. Qua Thi nhân Việt Nam, ngời đọc có cảm tởng mỗi bài bình đặt trớc phần thơ tuyển của mỗi nhà thơ cũng là một bài thơ. Có ý kiến cho rằng, phần giá trị chủ yếu của Thi nhân Việt Nam chính là ở những lời bình, rồi sau đó mới đến phần thơ đợc tuyển chọn. Lời bình vủa Hoài Thanh rất đa dạng, tinh tế nhng lúc nào, ở đâu và với tác giả nào Hoài thanh cũng rất chân thành, nhỏ nhẹ, thủ thỉ nh lời tâm sự của những ngời bạn tri âm, tri kỷ, nh những lời của ngời tình đối với ngời tình.
Khi so sánh Hoài Thanh với các nhà phê bình cùng thời, ta càng thấy rõ đặc điểm nổi bật đó của Hoài Thanh. Độc giả đọc những lời phê bình của Xuân Diệu, ngời ta có cảm tởng nh đang xem một bức tranh biếm hoạ, thật hài hớc, dí dỏm và sôi nổi nh chính giọng điệu trong thơ của ông vậy - nồng nàn, cuống quýt, đắm say và rạo rực. Nhng với Hoài Thanh, ông không bao giờ viết nh vậy, những gì ông đã thể hiện qua Thi nhân Việt Nam đã chứng tỏ một năng lực cảm thụ văn chơng tài hoa và tinh tế và trang nhã hiếm có, bên cạnh đó nó còn thể hiện một năng lực ngôn ngữ tài hoa, duyên dáng không kém. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh ca ngợi “Thế Lữ nh một viên tớng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cỡng lại đợc” [53, 61], thế nhng bản thân tác giả, cũng đã chứng tỏ một năng lực ngôn ngữ tài hoa không kém “Cha bao giờ ngời ta thấy xuất hiện một lần một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, ảo não nh Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bính, kỳ dị nh Chế lan Viên,…và thiết tha, rạo rực, băn khoăn nh Xuân Diệu” [53, 57]. Chỉ với bấy nhiêu tính từ chỉ tính cách vậy mà dờng nh Hoài Thanh đã khái quát đợc diện mạo của cả Một thời đại trong thi ca của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Với trang viết này, năng lực ngôn ngữ của Hoài Thanh đợc thể hiện nh là một đặc điểm khá nổi bật trong phong cách phê bình của mình.
Hay nh trong một trợng hợp khác, để diễn tả cảm xúc của mình trơc ánh trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử, Hoài Thanh đã viết: “Hàn Mặc Tử đi trong trăng,
há miệng cho máu tung ra làm che biển cả, cho hồn văng ra và rú lên hhững tiếng cời ghê ngời…ta rùng mình, ta ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trớc mắt” [53, 201]. Câu văn của Hoài Thanh có sức tạo hình rất đậm nét, tác giả nh đang vẽ ra trớc mắt chúng ta khung cảnh của một đêm trăng với hình ảnh, chân dung của một nhà thơ đang đau đớn, đang quằn quại với bệnh tật dới ánh trăng đó. Chính và vậy mà ở một đoạn khác, Hoài Thanh lại viết: “ Tôi đã nói hết cảm tởng vủa tôi khi đọc thơ Hàn Mặc Tử. Không có bao giời tôi thấy cái việc bình thơ tàn ác nh vậy. Tôi nghĩ đến ngời đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì th và giấy nhựt trình che mái nhà cho đơ dột…” [53, 202]. ở đây, dờng nh nhà phê bình và thi nhân đã có đợc một sự đồng cảm sâu sắc và trong giây phút thăng hoa của cảm xúc ấy, trí tởng tợng của nhà phê bình đã cất cánh, để có thể dụng lên cho ngời đọc thấy một bức chân dung về con ngời, thi nhân Hàn Mặc Tử chính xác và tinh tế đến vậy.
Với nhà thơ Thế Lữ, tác giả của tập Mấy vần thơ, Hoài Thanh đã viết nh sau: “Sau một hồi mộng mị, vẩn vơ, thơ thế Lữ nh một luồng gió lạ xui ngời ta biết say sa với đời, với cái náo loạn của cuộc đời thực tế, biết cời cùng hoa nở, chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. Thế Lữ đã làm giáo s tình ái cho cả một thời đại” [53, 65]. Những lời bình nh vậy chỉ có thể có ở ngời bút của Hoài Thanh mà thôi. Lời bình của Hoài Thanh thật duyên dáng, nhẹ nhàng và cũng rất giàu hình ảnh, nó đã khơi gợi ở ngời đọc đợc trí tởng tởng về những gì ẩn chứa đằng sau những câu thơ, khiến cho ngời đọc có một cái cảm giác gì đó cứ man mác, buồn buồn - không nh những lời bình của Xuân Diệu: dí dỏm mà sâu cay.
Giới nghiên cứu văn học đã từng cho rằng, phong cách phê bình của Hoài Thanh “nặng khen, nhẹ chê”. Thực ra, Hoài Thanh cũng đã chê không ít và những lời chê của ông không kém phần nghiêm khắc. Nhng cái khác của Hoài Thanh là ông biết lựa lời một cách khéo léo để diễn tả thái độ không đồng tình của mình một cách tế nhị và dễ cảm thông nhất. Khi đánh giá về thơ của Thái Can, Hoài Thanh viết: “Tôi đã cố đọc đi đọc lại thơ Thái Can để mong tìm lại cái say sa ngày
trớc”, và để giải thích cho cái cảm giác “cố đọc đi đọc lại” ấy, tác giả lại viết “Thơ Thái Can vẫn nh trớc. Dễ lòng tôi đã khác xa? một ngời thơ cũng giống nh một ng- ời tình, yêu đó rồi bỏ đó sao cho đành. May thay tôi vẫn có thể thích đợc năm, bảy bài” [53, 241].
Và dờng nh để đồng tình với phong cách bình thơ, ngôn ngữ bình thơ của Hoài Thanh cùng những đóng góp của Thi nhân Việt Nam đối với nên phê bình của văn học Việt Nam, mà giới nghiên cứu đã đánh giá lại Hoài Thanh cùng Thi nhân Việt Nam trong một lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất của Hoài Thanh và 50 năm ra đời tác phẩm Thi nhân Việt Nam (3/1992 tại Hà nội). “Thi nhân Việt Nam nh một bằng chứng về vẻ đẹp của văn chơng…vẻ đẹp của chính lời bình…Nói giá trị của lời bình, của phong cách phê bình của Hoài thanh, bởi lẽ bằng những cảm nhận tinh tế, ông đã nâng phê bình lên một bình diện nghệ thuật - cả nghệ thuật phê bình lẫn phê bình nghệ thuật. Vị trí đó ông đã giữ suốt 50 năm qua, tính từ Thi nhân Việt Nam… [24].