Bình thơ là đi tìm cái hay, cái đẹp trong thơ

Một phần của tài liệu Phương pháp, phong cách phê bình của hoài thanh và vũ ngọc phan qua thi nhân việt nam và nhà văn hiện đại (Trang 74 - 79)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Bình thơ là đi tìm cái hay, cái đẹp trong thơ

Từ quan niệm chủ đạo là Lấy hồn tôi để hiểu hồn ngời, Hoài Thanh xác định nhiệm vụ của ngời phê bình đó chính là đi tìm cái hay, cái đẹp trong từng câu thơ, bài thơ và cả một thời đại thơ. Hoài Thanh cho rằng “Thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không chỉ tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng nh gợi tình” [52]. Quả vây, bởi lẽ thơ ca là nghệ thuật của sự biểu hiện, hớng nội rất sâu, là thứ nghệ thuật đợc cất tinh từ sự thăng hoa của cảm xúc. Nó h- ớng tới chiều sâu thăm thẳm của hồn ngời chứ không phải chỉ đơn thuần miêu tả hiện thực rộng lớn hay chi tiết của cuộc sống. Cách thể hiện của thơ là “ý tại ngôn ngoại”, ý d ba, lan toả - lời kiệm, đúc. Thơ là “cái cân nhỏ xíu lại cân đời”. Đặc tr- ng, bản chất của thơ với t cách là một thể loại văn học lớn, một phơng thức để biểu hiện cuộc sống, tiêu chí cơ bản để phân biệt thơ với các thể loại văn học khác là ở chỗ đó.

Lê Quý Đôn đã từng viết trong Văn đại loại ngữ nh sau “Bậc thợng học lấy thần mà nghe, bậc trung lấy tâm mà nghe, bậc hạ học thì lấy tai mà nghe. Tai nghe thì học ở bì phu,tâm nghe thì học ở cơ nhục, thần nghe thì học ở cốt tuỷ” [29]. Trong một tác phẩm văn chơng đợc xem là thực sự u tú thì điều tất nhiên và quyết định hàng đầu đó là phải có cái “thần” thơ, “tinh hoa” của thơ - đó chính là cái hay, cái đẹp trong thơ.

Hoài Thanh đã từng viết “Bình thơ là từ chỗ mình cảm thấy hay và làm thế nào cho ngời khác cũng cảm thấy hay… Đấy chính là hình thức của niềm vui thích cao nhất mà loài ngời dành cho mình - nh K.Marx đã từng nói…và còn có thể giúp ích, giúp vui cho ngời khác” [50]. Nh thế, bình thơ, theo Hoài Thanh, về mục đích, đó là công việc hữu ích, một nghề nghiệp cao quý, bởi bình thơ là đi tìm cái hay, cái đẹp trong thơ, nó đem lại sự hiểu biết, làm giàu tri thức, bồi duỡng nhân cách, đem lại niềm vui thích, khoái cảm lành mạnh, giải trí cho con ngời theo một cách riêng của nó mà không một ngành nào có thể có đợc. Bởi “bình thơ là một cách phát biểu ý kiến, trớc hết là về những vấn đề t tởng, tình cảm đang đặt ra trong cuộc sống” [50]. Bình thơ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài cá nhân, không còn là câu chuyện chủ quan của ngời bình mà nó còn gắn liền với trách nhiệm của một công dân, một ngời cầm bút có lơng tâm nghề nghiệp với những nhiệm vụ chính trị, xã hội và những vấn đề nghiêm túc, lớn lao khác của đất nớc, của dân tộc.

Vấn đề đặt ra hiện nay là, bình thơ có phải là phê bình văn học không? Theo Hoài Thanh, “Bình thơ khác, phê bình khác, bình thơ cha hẳn là phê bình thơ, càng cha phải là phê bình văn học” [50]. Nói “phê” thì có nghĩa là thơ hay, thơ dở nào cũng đánh giá, cũng “phê” đợc. Còn “bình”, ít nhất là bình theo kiểu của Hoài Thanh tức là chủ yếu là “bình thơ hay”, và “bình cái hay của thơ”, thỉnh thoảng có nói tới cái dở thì cũng chỉ cốt làm nổi bật cái hay của thơ mà thôi. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh cũng đã từng viết “Nếu trong quyển này, ít khi tôi nói đến cái dở, bạn hãy tin rằng không phải và tôi không thấy cái dở. Nhng tôi nghĩ rằng, đã dở thì không tiêu biểu gì hết. Đặc sắc của mỗi nhà thơ chỉ là những cái hay” (Nhỏ to). Và quả thật, Hoài Thanh đã chỉ chọn thơ hay để bình, thơ dở, thơ trung bình, thơ tầm tầm… ông cho qua. Ngay trong một tập thơ, một bài thơ, ông cũng chỉ chọn chỗ hay, chỗ đặc sắc nhất để bình mà thôi.

Nhng thế nào thì đợc gọi là thơ hay? Thế nào là cái hay, cái đẹp trong thơ? Giai đoạn trớc cách mạng, đặc biệt là trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam, Hoài

Thanh chủ yếu dựa vào sở thích của riêng mình, quan niệm chủ quan của mình để lựa chọn tác giả và thơ.

Là một ngời sành thơ, am hiểu về thơ và đạc biệt là có niềm đam mê đối với thơ, nhất là những bài thơ hay, nhng dờng nh Hoài Thanh không bao giờ giảng giải về thơ, tán thơ, ông cũng không thích “suy nghĩ và bình luận” một điều gì cả về đối tợng phê bình của mình. Trong các trang viết của ông, ngời đọc dễ dàng nhận thấy một Hoài Thanh thấp thoáng đâu đó sau từng câu chữ, dờng nh ông muốn lùi lại, ẩn mình đi để nhờng chỗ cho thi nhân trực tiếp phát biểu với ngời đọc. Nhng mặc dù vậy, cái tôi của Hoài Thanh vẫn hiện lên một cách đậm nét, đó là sự hiện diện của khuynh hớng thẩm mỹ, ở cách bày tỏ cảm xúc, ở cái yêu - ghét rất riêng đối với các khuynh hớng thơ ca. Đó là một Hoài Thanh luôn đi tìm tòi. Khám phá cái hay, cái đẹp trong thơ ca. Dờng nh Hoài Thanh rất phù hợp với tiếng cời hiền lành mà thanh tao của Nguyễn Nhợc Pháp hơn là tiếng cời của Tú Xuất, Tú Xơng, Tú Mỡ mà ông gọi là “lối cời bông lơn khó chịu” [53]. Hay chúng ta thấy hoài Thanh đã không chịu nổi với những vần thơ điên cuồng, say loạn, những hình tợng ma quái trong thơ của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chơng,…

Ông tự thấy mình không phù hợp với cái thế giới phi thờng của họ “Ngót một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử… và tôi đã mệt lả… vờn thơ của ngời rộng rung rinh không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh” [53, 199], trong khi trớc đó, ông không còn biết mình là ngời hay là ma” nữa. Thế nhng khi bắt gặp một hồn thơ hay, một áng thơ đẹp thì dờng nh tâm hồn của nhà phê bình cũng hoà chung một khúc ca đồng điệu vậy, chẳng hạn nh khi ông viết về thơ của Thanh Tịnh: “Xem thơ Thanh Tịnh cái cảm giác nổi trội nhất của tôi là thấy một cái gì cứ dàn trải, dàn trải hới mà lại lỏng. Có lẽ là mặt hồ”[53,88]. Hay khi đọc thơ của Nam Trân, tác giả viết: “Một mẩu cảnh xinh xinh, một chút tình phảng phất trong những vần nhẹ nhàng và lặng lẽ nh dòng Hơng Giang trong veo” [53]. Thơ chắc hẳn đã đẹp, đã hay lắm rồi, nhng khi đọc những lời bình của Hoài Thanh thì chúng ta không thể không tởng tợng ra những cảnh săc, những hình khối, những con ngời vẫn đang

còn lẩn khuất sau những vần thơ, dòng thơ. Nhng với tác giả Xuân Diệu thì khác, tuy Hoài Thanh đã đánh giá tất cao tác giả này về tài năng cũng nh đóng góp của ong đói với phong trào Thơ mới, Hoài Thanh đã gọi Xuân Diệu là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới”, nhng quan niệm của Hoài Thanh cha hẳn đã phù hợp với cái đắm say, rạo rực, cuồng nhiệt, ham hố đến mức vội vàng, cuống quýt nh cái thế giới nghệ thuật đầu tính sắc dục của nhà thơ này. Hoài Thanh đã có một phát hiện rất tinh tế về Xuân Diệu, thể hiện một cách tiếp cận riêng của Hoài thanh xuất phát từ khuynh hớng thẩm mỹ của mình, Hoài Thanh viết: “Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả những rung động tinh vi. Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực sự là Xuân Diệu. Trong cảnh mùa thu rất quen với

Thi nhân Việt Nam, chỉ Xuân Diệu mới để ý đến những luồng run rẩy rung rinh , cùng cái cành biếc run run xuân ý nhi” [53, 117].

Chính vì xác định phong cách phê bình của mình là đi tìm cái hay, cái đẹp trong thơ, cho nên giọng điệu phê bình của Hoài thanh trong Thi nhân Việt Nam

cũng có một sức hấp dẫn lớn đối với ngời đọc. Cách nói tiêu biểu của Hoài Thanh đó là lối nói ẩn dụ, kín đáo. Giọng điệu thâm trầm và thủ thỉ đó nhiều khi cũng không kiềm chế đợc nụ cời giễu cợt, chua chát nhng thờng đợc ông diễn đạt bằng một lối nói bóng gió, nhẹ nhàng: “Có bao giờ họ xúc phạm đến các đại thi hào đời xa đâu mà ngời ta phải nhọc lòng bênh vực. Họ chỉ công kích một lối thơ gần đây, một lối thơ - tai hại, nó vẫn giống thơ Lý, Đỗ. Nh cái nhăn mặt của Đông Thi vẫn giống cái nhăn mặt của Tây Thi vậy” [53,50]. Ngôn ngữ phê bình của Hoài Thanh chủ yếu là giọng điệu tâm sự, nhỏ nhẹ, kín đáo. Tâm thế phê bình của ông lúc nào cũng là “lắng nghe”, “đọc thầm” và “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn ngời”.Ông đã tạo ra không khí đồng cảm giữa tác giả, nhà phê bình và công chúng độc giả. Những đoạn văn hay nhất thờng là những đoạn văn mà ngời ta không còn phân biệt đợc ông đang nói về mình hay là đang nói về ngời; ông đang bàn về thơ của Xuân Diệu, Huy Cận hay đang giãi bày những vui buồn của cả một thế hệ: “Đời chúng ta

nằm trong vòng chữ tôi. Mất ề rộng ta đi tìm bề sâu, nhng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng thế Lữ, ta phiêu lu trong tình trờng cùng Lu Trọng L, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận” [53, 57].

Có lần ông viết: “Ngời bình thơ phần nào cũng giống ngời hát. Không phải cứ ngời hát hay thì hát bài nào cũng hay. Thờng một ngời hát hay cũng chỉ hát hay một số bài. Bình thơ cũng vậy” [50]. Và chính Hoài Thanh cũng đã thấy đợc chỗ phiến diện, nhợc điểm của mình, không phải ông không bao giờ nói đến cái dở trong thơ, nhng nhìn chung, khi “phê”, ông rất có mức độ, tế nhị, cốt để “làm nổi cái hay”, chẳng hạn, khi ông chê là sao Nguyễn Bính không nhà quê hẳn, thật đáng trách khi để lọt giữa những bài thơ - ca dao một đôi lời quá mới, là cốt khắc sâu cái ấn tợng đồng quê của “nhà thơ chân quê” với ngời đọc.

Tác giả Trơng Chính cũng đã từng viết về phong cách phê bình của Hoài Thanh: “Nói cái dở là để khẳng định cái hay, bằng không, chỉ nói cái hay tức là tán dơng chứ không còn là phê bình nữa… Hoài Thanh đã từng có một so sánh rất thú vị về nghề phê bình “Một nhà máy sản xuất thuốc lá còn phải có những công nhân chuyên nghề hút thử. Ngành phê bình văn học cũng phải có đội ngũ phê bình chuyên nghiệp. Thử nghĩ xem, nếu ngời công nhân đó chỉ toàn chọn thuốc ngon để hút thử rồi khen lấy khen để, liệu anh ta có góp đợc những ý kiến hay cho xí nghiệp không khi thuốc dở vẫn đợc sản xuất hàng đống không bám đợc. Rõ ràng anh ta không hoàn thành nhiệm vụ” [50]. Với Hoài Thanh, công việc của nhà phê bình cũng vậy, muốn tìm tòi, khám phá, chinh phục đợc cái hay, cái đẹp trong từng câu thơ, dòng thơ, bài thơ thì buộc nhà phê bình phải hoá thân thành một “thi nhân” thực thụ, bởi thơ ra đời ở những giây phút “hoá thần, hoá thân, đột biến” [67]. Bởi vậy, muốn cảm, hiểu đúng và sâu, nhà phê bình tất cũng phải đi theo con đờng ấy. Và thành công của Hoài Thanh qua Thi nhân Việt Nam là một bằng

chứng hùng hồn cho sự đồng điệu, chia sẻ những cảm xúc, những rung động, những giây phút thăng hoa của những ngời nghệ sỹ.

Một phần của tài liệu Phương pháp, phong cách phê bình của hoài thanh và vũ ngọc phan qua thi nhân việt nam và nhà văn hiện đại (Trang 74 - 79)