Phong cách làm việc công phu, tỉ mỉ

Một phần của tài liệu Phương pháp, phong cách phê bình của hoài thanh và vũ ngọc phan qua thi nhân việt nam và nhà văn hiện đại (Trang 88 - 92)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Phong cách làm việc công phu, tỉ mỉ

Đọc Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, ngời đọc không thể không thán phục lối làm việc công phu, tỉ mỉ, thận trọng của tác giả khi thực hiện công trình này. Bộ sách đồ sộ gồm bốn tập, năm quyển với ngót hai nghìn trang sách, phê bình về gần 100 nhà văn với hàng trăm tác phẩm, nhng khen - chê của tác gải bao giờ cũng dựa vào tác phẩm cụ thể với các trang, dòng… chính xác, không bao giờ nói vu vơ cả. Những tác phẩm mà Vũ Ngọc Phan trích dẫn vào để làm dẫn chứng cho bài phê bình của mình, ông đều ghi rõ xuất xứ, nêu rõ đoạn trích đó đợc trích từ trang nào, tác phẩm đợc rút ra từ tập nào và do Nhà xuất bản nào phát hành, chẳng hạn nh về tác phẩm của Trơng Vĩnh Ký, Vũ Ngọc Phan viết: “Năm 1875, ông xuất bản quyển Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (bản in nhà nớc, 179 trang), lời nói đầu viết bằng tiếng Pháp, có phụ thêm Kim Vân Kiều phú, Thuý Kiều thi tập

Kim Vân Kiều tập án của Nguyễn Văn Thắng, tham hiệp tỉnh Thanh Hoá” [42]. Quả vậy, chỉ có Vũ Ngọc Phan mới có thể miêu tả một cách chi li, cụ thể về tác phẩm nh vậy, thậm chí ông còn cho ngời đọc biết số lợng trang của tác phẩm,…

Quả là một phong cách làm việc hiếm có ở một cây bút phê bình với một công trình đồ sộ nh Nhà văn hiện đại

Sự tỉ mỉ, thận trọng của Vũ Ngọc Phan thậm chí còn đợc thể hiện ở những khía cạnh khác nh khi ông nói về các tác phẩm kịch ông còn ghi rõ vở kịch đó đợc công diễn lần đầu tiên ở đâu, và ngày tháng năm nào. Nh vở “Gái không chồng do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại nhà hát Tây Hà nội tối hôm 30/4/1938”, hay nh vở “Sau cuộc khiêu vũ… do ban kịch Tinh Hoa diễn lần đầu tại nhà hát Tây Hà nội tối hôm 13/3/1937”,…[43, 82]. ở các thể loại khác cũng vậy, khi khái quát về

các thi gia, Vũ Ngọc Phan cũng đã nêu một số tên tuổi có thơ đăng trên các báo, đó là báo nào, đợc đăng vào ngày, tháng, năm nào đều đợc ông trích dẫn cụ thể, chi tiết, chẳng hạn nh trờng hợp của tác giả Anh Thơ: “tác giả tập thơ Bức tranh quê (Đời Nay- Hà nội 1941) và Xa (viết chung với Bàng Bá Lân- Sông Hơng- Bắc Giang 1941) và những thơ đăng trên Hơng Xuân (Hà nội)”, hay nh với tác giả Hằng Phơng, Vũ Ngọc Phan viết, là “tác giả các tập thơ Yêu đơng (1933), ánh Nga (1934), Tiếng địch sông Ô (1935) và Tần Ngọc (1937)”,…và còn rất nhiều tr- ờng hợp tơng tự nh thế đuợc Vũ Ngọc Phan trích dẫn vào Nhà văn hiện đại.

Theo hồi ức ghi lại của nhà văn Tô Hoài thì, bộ Nhà văn hiện đại ra đời quả là kết quả của một quá trình lao động, sáng tạo không ngừng, không mệt mỏi của nhà văn Vũ Ngọc Phan. N hà văn Tô Hoài viết: “Còn nhớ những hộp “phích” (fiche) chi chít những ngăn nắp này, trật tự trên giá sách bên cạnh kệ tài liệu mà tôi cũng đã có khi ngồi kỳ khu, cặm cụi mà anh đã dặn tôi cách sắp xếp, ghi chép số liệu và tài liệu trích dẫn”. Hoặc: “chuẩn bị sách nghiên cứu phải có t liệu và lập “phích” tra cứu, anh Vũ Ngọc Phan làm những việc này tỉ mỉ, đều đặn, giờ giấc” [19].

Và ngay cả Vũ Ngọc Phan trong phần kết luận của công trình Nhà văn hiện đại cũng đã tự đánh giá: “Viiết bộ Nhà văn hiện đại, tôi đã theo phơng pháp khoa học và căn cứ vào những bằng chứng xác thực để phê bình, sự khen chê không bao giờ vu vơ cả. Bởi thế độc giả đã thấy có nhiều đoạn trích ở các văn phẩm, để chứng thực cho lời xét đoán” [43, 702].

Tác giả Phong Lê nhận xét: “Những thao tác cần thiết cho việc biên soạn bộ sách này thật sự là công phu, tỉ mỉ, là sự tuân thủ những kỷ luật nghiêm khắc của lao động khoa học..” [25]. Còn tác giả Trần Quốc Vợng cũng đã khẳng định: “Vũ Ngọc Phan có một phong cách làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, rành rõ và chính xác” [40].

Khi viết bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã phải su tầm rất nhiều tài liệu, không những thế ông còn phải đọc rất nhiều tác phẩm của các tác giả , nhà

văn mà ông lựa chọn vào bộ sách. Qua những trang viết của ông, ngời đọc không chỉ thấy trình độ kiến thức rộng lớn, sâu sắc, uyên bác về nhiều lĩnh vực của tác giả cùng cách lập luận chặt chẽ với những chứng cứ rõ ràng mà ngời đọc còn nhận thấy một khả năng cảm thụ văn học, văn hoá, thơ ca tơng đối tinh tế, chính xác của Vũ Ngọc Phan. Vũ Ngọc Phan đã viết về tác phẩm Giông tố của Vũ Trọng Phụng nh sau: “Giông tố là một tiểu thuyết đúc trong một khuôn luân lý sâu xa và xây nên một nền gia đình và xã hội thật là đầy đủ” [43, 587]. Và khi viết về Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan lại viết: “Ông chỉ theo lơng tri mà viết, đôi khi theo cả bản năng mà viết nữa, cho nên có lúc rất hợp lẽ phải và có lúc thật là thiên vị, làm cho ngời đọc phải ngạc nhiên” [43, 606].

Còn đây là nhận định của Vũ Ngọc Phan về tác phẩm Việc làng của Ngô Tất Tố: “Quyển Việc làng chính là quyển nói về “lệ làng” của dân Việt Nam xứ Bắc”, và “những “lệ làng” và “việc làng” mà tác giả nói đây rất là phức tạp, nhng rút cục cái mục đích cuối cùng bao giờ cũng là miếng ăn. Bất kỳ là việc vui, việc buồn đều phải ăn cả…”. Và thậm chí “Đọc Việc làng ngời ta có cái cảm tởng rõ rệt là dân quê nớc ta là một dân lúc nào cũng đói, lúc nào cũng thèm ăn, thèm uống…”[43, 627].

Qua những nhận xét trên đây của Vũ Ngọc Phan, chúng ta có thể nhận thấy rằng tác giả đã hiểu rất rõ phong tục, tập quán của làng quê Việt Nam, những “lệ làng” đợc phản ánh trong Việc làng của Ngô Tất Tố. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy Vũ Ngọc Phan đã tỏ ra là một ngời rất hiểu văn của Ngô Tất Tố, điều này còn thể hiện rõ hơn khi tác giả đánh giá tác phẩm Tắt đèn: “Trong Tắt đèn ng- ời ta còn nhận thấy điều này ở ngòi bút Ngô Tất Tố: Ông tả việc rất khéo nhng tả cảnh thì lại thiếu nghệ thuật. Đoạn ông tả cảnh nhà anh Dậu, đoạn ông tả cảnh nhà Nghị Quế là những đoạn chứng tỏ ra rằng ông đã cố tô lấy cái màu linh hoạt cho cảnh vật mà cảnh vật vẫn rã rời, nh không thể liên lạc đợc với nhau” [43, 633].

Còn khi viết về các thi gia, giọng văn của Vũ Ngọc Phan thật dồi dào, ngời đọc đã bắt gặp ở đó cảm hứng tràn trề, lai láng của Vũ Ngọc Phan khi ông đa ra những nhận xét khá tinh tế về thơ và phong cách thơ của các tác giả nh Lu Trọng L, Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ,… Ông đã tỏ ra là một ngời am hiểu về con ngời và thơ của Lu Trọng L khi viết: “ Có thể tóm tắt tất cả những ý trong thơ của Lu Trọng L vào hai chữ Tình và Mộng” và “Lu Trọng L là một thi sĩ đa tình và mơ mộng” [43, 115]. Hoặc nh lời nhận xét của ông về Xuân Diệu: “Xuân Diệu là ngời đã đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất…”, hay “Bây giờ ngời ta đã hiểu thơ Xuân Diệu. Ngời ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả các nhà Thơ mới…” [43, 168], “Bởi lẽ thơ ông là bầu xuân, thơ của ông là bình chứa muôn hơng của tuổi trẻ” [43, 172].

Đối với phần phê bình, đánh giá về các tiểu thuyết gia, Vũ Ngọc Phan còn tỏ ra là một ngời rất hiểu rõ tâm lý của con ngời, khi ông viết về tác giả Nguyễn Đình Lạp và các tác phẩm của ông: “Nguyễn Đình Lạp tả Vuông là một ngời hào hiệp, khảng khái, biết giúp đỡ ngời nghèo, bênh kẻ yếu, vậy mà đối với tham Nhân là kẻ Vuông đã khinh, Vuông đã nhận mời đồng bạc thởng của hắn với cái cử chỉ lạ lùng nh thế này…, thật ra là một cử chỉ khó hiểu, rất sai về tâm lý, trong lúc tức giận, Vuông đã vò nhàu tờ giấy bạc mà lại có thể đổi ra mỉm cời, hạ tay xuống

nhét vội tay vào túi áo, cái cử chỉ ấy không những hèn hơn cả sự khúm núm nhận tiền ngay từ đầu mà lại không thể xảy ra một cách chớp nhoáng nh thế đợc” [43, 518].

Quả thật, cách lập luận của ông đã rất thuyết phục đợc ngời đọc và còn thể hiện rõ sự am hiểu tâm lý con ngời ở mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Sau này, trong tập hồi ký Những năm tháng ấy của mình, Vũ Ngọc Phan đã viết: “Tôi đã viết Nhà văn hiện đại từ tháng 12/1938 đến cuối tháng Giêng năm 1940 thì xong lợt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò. T liệu dùng cho bộ sách

lấy ở sổ tay tôi, có trên 50 sổ tay ghi về văn học Việt Nam, văn học nớc ngoài, lịch sử Việt Nam, lịch sử mấy nớc Pháp, Đức, ý, Anh

và Trung Quốc, Nhật Bản” [44]. Rõ ràng để viết đợc ngần ấy trang phê bình với thái độ khen chê chính xác, tỉ mỉ, có tính chất xây dựng nh đã nói ở trên, Vũ Ngọc Phan đã phải có một sự chuẩn bị rất công phu, đã phải đọc rất nhiều tác phẩm của các tác giả đợc lựa chọn vào Nhà văn hiện đại, đã phải suy ngẫm thật nghiêm túc. Sự trích dẫn của Vũ Ngọc Phan tỉ mỉ, chính xác đến từng chữ, từng câu, từng dòng…trong tác phẩm mà ông phê bình. Lời văn khiêm nhờng, không đao to búa lớn. ý kiến phê bình dựa vào tác phẩm cụ thể chính là thể hiện sự thận trọng, thái độ làm việc khách quan của một nhà phê bình nh Vũ Ngọc Phan.

Một phần của tài liệu Phương pháp, phong cách phê bình của hoài thanh và vũ ngọc phan qua thi nhân việt nam và nhà văn hiện đại (Trang 88 - 92)