Động viên chồng con tham gia phong trào:

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 28 - 30)

Từ xa xa, Nghệ An vốn thuộc địa giới phía Nam của Tổ quốc nên đã sớm trở thành mảnh đất "phên dậu" vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phơng trong công cuộc dựng nớc và giữ nớc của dân tộc. Cùng với hoàn cảnh địa lý - lịch sử - xã hội cụ thể ở nơi đây đã sớm đặt lên vai những ngời phụ nữ một nghĩa vụ thật là nặng nề. Họ phải gánh vác hầu nh toàn bộ công việc của ngời hậu phơng nhằm động viên, khuyến khích chồng, cha, anh đi làm việc lớn. Hết thảy mọi công việc trong gia đình đều do một tay họ đảm nhiệm, từ việc đồng áng, cày bừa cấy hái, canh cửi, tằm tơ, chợ búa, buôn bán cho đến việc nuôi dạy con cái, phụng dỡng cha mẹ già, gìn giữ gia phong tập quán của tổ tiên, làng nớc...

Có thể nói rằng, nếu không có sự đảm đang, tận tụy, thuỷ chung son sắt của những ngời phụ nữ ở hậu phơng thì chắc chắn không một ngời anh hùng nào có thể làm nên nghiệp lớn. Bởi chính nhờ sự tận tuỵ, một lòng của những ngời mẹ, ngời chị, ngời vợ ở hậu phơng nên những ngời đàn ông mới có thể yên tâm dứt lòng mà ra trận. Bởi vì họ hiểu rằng:

"Đi thì chỉ chết một cha

Không đi thì chết cả bà lẫn con" (Ca dao)

Những ngời đàn ông xông pha trận mạc, những ngời đàn bà ở hậu phơng chịu thơng chịu khó, chăm chỉ làm ăn:

"Anh đi theo Chúa Tây Sơn

Em về cày cuốc mà thơng mẹ già" [33,30]

Lịch sử đất nớc Việt Nam đã ghi nhận những chiến công hiển hách của những ngời con đất Việt, và trong những chiến công đó có một phần công lao to lớn, quan trọng của những ngời phụ nữ nh bà Ba Đề Thám, bà Phan Bội Châu, bà Tú Xơng,... Chính họ là nguồn động viên lớn lao giúp cho ngời ra trận vững vàng chí khí đánh giặc. Lịch sử đã ghi chép về bà quả phụ Man Thiện, mẹ của Trng Trắc, Trng Nhị. Theo truyền thuyết dân gian, thần tích Miếu Mèn và Đình Nam Nguyễn (Ba Vì - Hà Tây) thì mẹ Hai Bà Trng là cháu ngoại Vua Hùng, ngời làng Nam Nguyễn. Bà goá chồng sớm nên phải một mình nuôi dạy hai con gái, rất công phu và đã động viên,

tạo điều kiện cho các con của mình đứng lên xớng nghĩa. Hay bà Mai Thị, cũng là một ngời phụ nữ goá chồng, nghèo khổ đất Hoan Châu, mẹ của Mai Thúc Loan, cũng có nhiều nét rất giống bà Man Thiện gần 700 năm trớc. Bà Mai Thị chịu tang chồng khi vừa mang thai Mai Thúc Loan. "Theo truyền thuyết dân gian, bà đã rời vùng biển Thạch Hà - Hà Tĩnh, di c đến vùng Đụn Sơn, thuộc Nam Đờng, nay là Nam Đàn, Nghệ An và tự tay khai phá một vùng đất dới chân núi Dẻ thuộc thôn Ngọc Trờng (nay là xã Vân Diên) để sinh sống. Nhờ sự nỗ lực nuôi dạy con của bà mà Mai Thúc Loan đã từ một cậu bé phải đi ở chăn trâu trở thành một chàng trai có nơi ăn chốn ở tử tế và có điều kiện đẻ tập rèn. Ngời thanh niên ấy là niềm hi vọng lớn của bà Mai Thị và cũng nh của xóm thôn. Thấy Mai Thúc Loan có khí tiết và có sức khoẻ hơn ngời, bà Mai Thị đã mời thầy về dạy cho con" [33- 23, 24].

Thử hỏi, nếu không có sự theo dõi sát sao và tận tuỵ chăm bẵm đó của ngời mẹ thì sao có thể phát hiện ra tài năng tiềm ẩn trong ngời con để có cách mà phát triển tiềm năng đó.

Và trong lịch sử dân tộc đã không hiếm những trờng hợp ngời vợ nuôi chồng ăn học, hoặc thay chồng chăm lo phụng dỡng cha mẹ già để chồng yên tâm ra trận, ngời phụ nữ ở lại nhà đối mặt với nỗi cô đơn trống trải, với trăm công nghìn việc đều đến tay, vừa phải trọn đạo dâu con, vừa phải biết đối nhân xử thế, giữ trọn đạo hiếu với ngời trên xóm dới trong xóm thôn. Nếu ngời phụ nữ khéo léo trong đối xử, siêng năng cần cù trong lao động, tận tuỵ với ngời thân, chung thuỷ một lòng thì đó đã là một niềm hạnh phúc lớn lao, là niềm động viên, thúc đẩy mạnh mẽ nhất tinh thần của ngời ra trận.

Sử sách có ghi lại nhiều câu chuyện cảm động về những ngời phụ nữ có chồng ra trận nh chuyện Ông Hồ Trọng Chuyên, còn gọi là Cả Tùng, là một nhân vật trọng yếu đợc thủ lĩnh phong trào Yên Thế Đề Thám hết sức tin cậy. Vợ Cả Tùng là bà Hoàng Thị Hoè, "nhiều lần gánh lụa ra Bắc Giang tìm chồng, sinh một ngời con tên là Thế, đợc Hồ Sỹ Quý thuyết phục, có lần bà đã ủng hộ nghĩa quân cả gánh lụa" [14- 118].

Từ buổi bình minh của lịch sử loài ngời, Nghệ An là một bộ phận khăng khít và cùng chung với vận mệnh của đất nớc, của dân tộc. Vì thế biết bao nhiêu cuộc chiến tranh diễn ra trên đất nớc Việt Nam ta thì nghĩa là cũng đã có bấy nhiêu cuộc đấu

tranh chống lại ngoại xâm ở ngay trên vùng đất khắc nghiệt và cằn cỗi ấy. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chiến tranh giặc giã lại liên miên, bao nhiêu khó khăn cực nhọc dờng nh lại dồn hết lên đôi vai ngời phụ nữ.

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w