Phụ nữ Nghệ An trong đấu tranh khôi phục phong trào (1932 1935):

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 86 - 91)

Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng nh trong giai đoạn đấu tranh phục hồi Đảng bộ ở Nghệ An (1932-1935), các thế hệ phụ nữ Nghệ An đã có vai trò hết sức lớn lao trong việc đóng góp ngời tinh thần, sức lực, cống hiến cả tuổi thanh xuân cũng nh mạng sống phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên quê hơng Xô Viết anh hùng. Trên mọi mặt trận đều có sự góp phần công sức của chị em phụ nữ. Đặc biệt, công tác giao thông liên lạc chủ yếu đều do chị em đảm nhận. “Nhờ trí thông minh, tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cờng, bất khuất và lòng trung thành vô hạn của chị em làm giao thông liên lạc mà sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đợc thông suốt, bảo đảm an toàn về tổ chức và hoạt động ở các cấp” [65, 13].

Sau giai đoạn cao trào cách mạng 1930- 1931, đến nửa cuối năm 1931, phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh bớc vào giai đoạn thoái trào với các cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp. hầu hết các cán bộ chủ chốt bị bắt giam, các cơ sở Đảng và các Hội quần chúng bị phá vỡ. Cách mạng gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhng, cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai không vì vậy mà ngng nghỉ, gián đoạn. Trong cuộc đấu tranh phục hồi Đảng bộ, chị em phụ nữ Nghệ An đã góp phần công sức không nhỏ.

Với chủ trơng khủng bố trắng, thực dân Pháp đã chém giết, đốt phá không gớm tay. Biết bao nhiêu phụ nữ mất chồng, mất ngời thân và chính họ thì bị giết chóc tù đày. Tổn thất của cách mạng Việt Nam lúc này là rất lớn. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tình bấy giờ là nơi diễn ra đỉnh cao của phong trào cách mạng trên cả nớc, cho nên

tổn thất về tổ chức, cơ sở Đảng cũng nh tổn thất về cán bộ lãnh đạo Đảng là rất lớn. Chỉ trong 2 năm 1930 - 1931, ở Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã “giết hại 2.510 ngời, bắt giam và tra tấn 7.274 ngời”.“Riêng hai nhà lao Vinh và Hà Tĩnh đã có trên 15 án tử hình, 90 án chung thân, 2.210 nóc nhà của dân bị đốt trụi” [33, 53]. Với những tội ác tày trời ấy, nhân dân Nghệ Tĩnh phải hứng chịu tất cả. Đặc biệt, ngời phụ nữ lại phải gánh trên vai bao nhiêu khổ cực, nhục nhằn. Nhng cứ ngời này ngã xuống thì ngời khác lại đứng lên. Lúc khó khăn nhất, xứ Uỷ Nam Kỳ phải lập lại lần thứ 3, trong cấp Uỷ vẫn có những phụ nữ nh Nguyễn Thị Duệ (tức Thanh) nguyên là Khu Uỷ viên Bến Thuỷ. Cơ quan Xứ Uỷ phải dời đi, chuyển lại hàng chục lần từ Cổng Chốt, làng Vang đến Yên Dũng, Đức Hậu, Yên Lu... ở đâu, cơ quan cũng đợc bảo toàn nhờ sự gìn giữ cuả các chị. Không có tài liên lạc, thông minh, chú trọng bảo mật, phòng gian của các chị thì không có đợc sự an toàn nhất định cho Đảng, cho Cách mạng. Cuối cùng, trớc khủng bố quá ráo riết của giặc, cơ sở Đảng còn lại ở Nghệ An phải rút vào Hoà Quân (Thanh Chơng). Có lúc lơng hết, lại sợ giặc lùng, các đồng chí có trọng trách phải nay ẩn hang núi này, mai nấp bìa rừng nọ. Việc xếp đặt canh giữ lo rau cháo, có khi cả thuốc thang cho ngời ốm, phần lớn công việc đều do các chị đảm nhiệm.

Trọng tâm hoạt động cách mạng trong thời kỳ này là phục hội cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạng trong tỉnh. Đảng ta chủ trơng phải tìm hiểu nguyên nhân các cơ sở bị địch phá vỡ để có kế hoạch bổ cứu, mỗi cấp bộ Đảng phải cử cán bộ dự bị để thay thế phòng khi bị địch bắt. Những vùng mất trắng thì cử cán bộ đến tìm lại số hội viên cũ của các hội quần chúng, nhắc lại những cuộc đấu tranh năm ngoái để động viên tinh thần đấu tranh của họ, qua đó mà tập hợp lực lợng và thành lập lại tổ chức mới. Đặc biệt, với chủ trơng: trong thời kỳ bị địch khủng bố, dù mất liên lạc thì vẫn hoạt động nh thờng, Hội phụ nữ giải phòng cùng các Hội đoàn thể khác, các cơ sở tổ chức Đảng và quần chúng nhân dân, hội viên các tổ chức vẫn tiếp tục hoạt động, duy trì các mối liên lạc, đảm bảo bí mật cho cơ sở cách mạng.

Do hoàn cảnh đợc giác ngộ từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, lại đợc tôi luyện qua lò lửa cách mạng 1930- 1931, mà ở Nghệ Tĩnh đã trởng thành một đội ngũ cán bộ nữ tận tuỵ, ngoan cờng và kiên trinh của Đảng, hết lòng phấn đấu hi sinh vì Đảng, vì cách mạng.

Sau cao trào cách mạng 1930- 1931, phụ nữ Nghệ An đóng một vai trò rất tích cực và quan trọng trong việc đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng. Để bảo vệ các cơ sở Đảng, chị em đã kiên trung, dũng cảm, bất khuất kiên cờng, sẵn sàng hi sinh mạnh sống để bảo vệc tổ chức. Trong nhà lao Vinh những năm 1931- 1932 chật ních tù chính trị. Kẻ địch đã tra tấn dã man với những hình thức đê tiện đến vệ sinh, mong khai thác ở các chị những bí mật của Đảng. Bất chấp những đòn tra tấn dã man của ngục tù đế quốc, các chị với gan vàng dạ ngọc đã làm cho kẻ thù ngạc nhiên. Các chị đã biến chốn mình bị đày ải, nhục hình thành nơi ôn luyện lại các đờng lối, chủ trơng của Đảng, cùng giúp nhau học tập văn hoá, nữ công, các chị còn sáng tác thơ ca để động viên đồng chí và phân hoá kẻ thù, thuyết phục, thức tỉnh anh em binh lính cai ngục:

Cùng chung dòng dõi nhà Hồng Lạc Chia rẽ đôi bên hoá bạc tình

Bọn chúng lâu đài ngon giấc ngủ Thân ta ngục bóp thức thâu canh

[Võ Thị Ngọ - Nhà lao Hà Tĩnh, tháng 3 -1930].

Trong nhà lao, các chị em đã đoàn kết đấu tranh và tổ chức ra chi bộ nhà lao để lãnh đạo cuộc đấu tranh trong tù. Dới sự lãnh đạo của chi bộ, tổ Đảng trong nhà lao, chị em đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh kiên quyết, ác liệt với bọn cai ngục và quan thầy với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Bài vè kêu gọi phụ nữ tự giải phóng đã từng có tác dụng tích cực trong việc thức tỉnh, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng đối với phụ nữ và thờng đựơc chị em trong tù thờng ngày đọc lại cho nhau nghe để giữ vững tinh thần đấu tranh. Đặc biệt, trong nhà lao vinh hồi đó, các chính trị phạm đều biết đến tiểu thuyết “Giọt máu hồng” đợc sáng tác và “phát hành” bằng truyền miệng của nhiều tác giả Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Duy Trinh... Tác phẩm đựơc chuyển thể thành kịch bản và diễn trong nhà lao cho chị em tù chính trị, thờng phạm và cả lính gác xem. Ngoài việc động viên, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của chị em, nó còn có tác dụng thu phục và cảm hoá thờng phạm cũng nh bọn lính gác, cai ngục.

Trong bản anh hùng ca bi tráng ấy của chị em tù chính trị tại nhà lao Vinh bấy giờ nổi bật lên những tấm gơng liệt nữ sáng ngời, tiêu biểu cho ý chí quật khởi kiên

cờng của phụ nữ Nghệ An trong sự nghiệp chống đế quốc, giành lại độc lập tự do cho quê hơng, đất nớc. Tiêu biểu nh tấm gơng chị Vi Nình, bị treo xít đu đập vào tờng suốt 1 tháng 20 ngày, chị vẫn không khai những điều địch muốn biết. “Hành động dã man của bọn quỷ dữ đã tàn phá cơ thể chị một cách kinh khủng, tởng chừng không còn sự sống nữa. Toàn thân chị bị phù nề to, hai chân ứ máu bầm tím, hai cánh tay s- ng tấy đến mức không còn trông thấy đoạn dây trói, da thịt lầy loét, dòi bọ lúc nhúc, máu rỉ ra nhiều làm chị lả đi, đầu tóc bị rũ xuống nh ngời bị treo cổ, miệng há to, mắt sâu hoắm, trông thật đau xót”. Nhng vì cách mạng, chị vẫn dũng cảm, kiên gan, không khai, gắng sống để tiếp tục hoạt động. Vì hai tay sng tấy, không thể tự ăn cơm đợc, chị em trong ngục giúp chị ăn và thay quần áo. Có lúc bị giam riêng “chị phải cúi xuống cạp cơm để duy trì sự sống và tiếp tục chiến đấu” [65, 373-374].

Chị Nguyễn Thị Xân cũng là một tấm gơng sáng về sự dũng cảm phi thờng và sự thuỷ chung son sắt một lòng với Đảng, cách mạng. Bị bắt, tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần nhng kẻ thù vẫn không lung lạc đợc ý chí sắt son của chị. Kẻ thù tàn độc hèn hạ đem mẹ chị ra dụ dỗ ngon ngọt rồi đánh đập trớc mắt chị và em gái là chị Thiu. Không đạt đợc mục đích, chúng tra tấn chị đến mức chỉ còn là cái xác “nằm bất động thở thoi thóp, toàn cơ thể bầm dập, thịt thối rữa, hôi tanh vì lâu ngày trong tù không đợc tắm rửa. Chỉ có đôi mắt của Xân là vẫn sáng, nó ánh lên niềm tin và hi vọng…” [65, 55].

Ngoài ra còn biết bao tấm gơng nữ liệt khác nữa nh chị Nguyễn Thị Nựu, hai chị em Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Nhã... hay nh tấm gơng kiên trung của chị Nguyễn Thị Nghĩa, bị tra tấn, đánh đập dã man, chị cắn lỡi tự tử nhng không chết, sau đó giả câm. Trớc khi chết, chị còn gợng dậy nói rõ sự thật cho chị em nghe và đọc mấy câu thơ:

“Rồng tiên con cháu nớc nhà Nớc ta tuy mất hồn ta vẫn còn Còn giời còn nớc còn non

Hãy còn quân giặc ta còn đấu tranh” [12, 87].

Trong cao trào cách mạng 30 - 31, các chị thật xứng đáng là những ngời con gái dịu hiền, hiếu thảo, giàu lòng nhân ái, thuỷ chung son sắt và kiên cờng bất khuất của quê hơng xứ Nghệ anh hùng. Các chị đã đóng một vai trò tích cực và thật vẻ vang.

Gơng đấu tranh của giới phụ nữ đợc nêu bật trong bài “Nghệ An đỏ đang đấu tranh - hàng vạn nông dân biểu tình ở Hng Nguyên” của Báo Ngời Lao khổ, số 13, ra ngày 18/9/1930:

“Cuộc đấu tranh dữ dội này cũng nh các cuộc đấu tranh dữ dội khác ở Thanh Chơng, Bến Thuỷ, Can Lộc, Hà Tĩnh đều do chị em phụ nữ chỉ huy, mà đâu đâu chị em cũng rất dũng cảm. Có thể nói rằng, nếu không có sự góp sức của chị em phụ nữ thì chắc hẳn phong trào cách mạng này đã không trở thành một mốc son chói lọi đánh dấu một giai đoạn mới, một sự phát triển mới về chất của cách mạng Việt Nam nói chung cũng nh của nhân dân Nghệ An nói riêng. Và qua cao trào cách mạng này, Hội phụ nữ giải phóng Nghệ An đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của Đảng trong sự nghiệp cách mạng Việt nam”.

Chị em phụ nữ Nghệ An đã “bằng mọi cách tiếp sức cho cuộc đấu tranh của các đồng chí và chị em trong tù nhằm giúp cho họ giữ vững tinh thần đấu tranh và có sức lực để đơng đầu với những trận đòn thù, với sự đày ải dã man của địch trong xà lim”. Phải nói rằng, công đầu thuộc về các mẹ, vợ, các chị em thân nhân của những ngời bị bắt giam. Với tấm lòng bao dung đầy nghĩa khí, họ đã dẹp tình riêng vì nghĩa cả, nớc mắt lặn vào trong chỉ cốt sao có thể động viên, trấn an tinh thần của anh chị em tù nhân. Có thể nói, sở dĩ có những ngời con trung nghĩa kiên cờng trong đấu tranh với kẻ thù trong chốn ngục tù chính là nhờ có các bà mẹ, bà vợ, “anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” nh các bà mẹ chị Xân, chị Thiu, mẹ chị Phúc, chị Nhã, mẹ Sài, bà Tâm, bà Ngô Mai, bà Kỷ Mợi, bà Doánh (Thanh Chơng), bà Bá (Nghi Lộc)…

đồng chí Hà Sâm ở trong tù thơng nhớ vợ là bà Nguyễn Thị Mời đã ngâm thuộc lòng những câu thơ:

“Thơng ai má phấn xanh đôi mắt

Giữ tấm lòng son bạc cả đầu” [65, 259].

Tóm lại, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng nh các phong trào cách mạng sau này, làng xã nào cũng có những ngời mẹ, ngời vợ trung liệt, tiết nghĩa thuỷ chung một lòng nh vậy.

Ngoài việc động viên, khích lệ tinh thần anh chị em là tù giam chính trị, chị em phụ nữ Nghệ An còn ủng hộ, giúp đỡ gia đình, ngời thân của họ cả về vật chất và tinh thần nhằm củng cố, giữ vững lòng tin vào cách mạng của các đồng chí. Những chị

em vốn là cơ sở cách mạng cha bị lộ vẫn tiếp tục hoạt động và tìm mọi cách nuôi dấu các đồng chí cán bộ của Đảng còn sót lại cha bị bắt. Nhà bà Võ Thị Túc, thờng gọi là bà Lộc ở xóm Thuyền tả Phố Đệ Ngũ (nay thuộc xã Vinh Tân) từng là nơi in ấn tờ báo Xích Sinh của Sinh Hội đỏ Nghệ An, in các truyền đơn và phân phát tờ báo BônSêVích của xứ Uỷ trung Kỳ năm 1930- 1931. Bà Lộc mấy lần bị bắt, tra khảo nh- ng không khai báo gì mà một lòng bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ.

Chính nhờ các cơ sở quần chúng cách mạng đáng tin cậy nh vậy mà việc bảo vệ an toàn và phục hồi cơ sở Đảng tại các địa phơng trong tỉnh đợc thuận lợi, nhanh chóng. Tuy trong quá trình đấu tranh trực diện với kẻ thù không tránh khỏi có những chị em ý chí bị lung lay nên đã phản bội Đảng, phản bội Cách mạng. Mặc dù bị truy quét, khủng bố gắt gao, phong trào cách mạng ở Nghệ An ngặp nhiều khó khăn nhng việc khôi phục tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Nghệ An vẫn đợc xúc tiến một cách tích cực, đa phong trào cách mạng ở Nghệ An bớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh dân chủ 1936 -1939.

Qua phong trào cách mạng 1930- 1931 và thời kỳ Xô Viết ở Nghệ Tĩnh, đông đảo phụ nữ đã đựơc huy động và tổ chức vào các đoàn thể yêu nớc. Hội phụ nữ giải phóng ra đời từ trong máu lửa đấu tranh của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã là đoàn thể cách mạng đầu tiên của phụ nữ Việt Nam đặt dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và nằm trong khối mặt trận thống nhất dân tộc. Qua các thời kỳ cách mạng tên gọi của hội có thể khác nhau, nhng tính chất chiến đấu và mục tiêu đi tới triệt để giải phóng dân tộc trong đó có yêu cầu triệt để giải phóng phụ nữ để thật sự bảo đảm bình đẳng và hạnh phúc là không đổi. Cũng từ trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, một lớp cán bộ nữ đã đựơc đào tạo và trởng thành. Đó là những con ngời thông minh, mu trí, dũng cảm và có nhiều năng lực hoạt động. Chỉ dới ngọn cờ cách mạng do Đảng lãnh đạo, ngời phụ nữ Việt Nam mới bộc lộ đợc đầy đủ năng lực của mình, xứng đáng với quê hơng, đất nớc.

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 86 - 91)