Qua nghiên cứu phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét về phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An trong 60 năm từ

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 115 - 118)

rút ra một vài nhận xét về phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An trong 60 năm từ 1885 đến 1945 nh sau:

Cùng với phong trào đấu tranh của cả dân tộc, phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhng tựu trung đều mang tính liên lục, thống nhất tập trung dới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, không bị ngắt quãng trong cả tiến trình lịch sử 60 năm tròn. Trong những năm tháng lịch sử ấy, cùng với cả dân tộc, nhân dân Nghệ An và phụ nữ Nghệ An đã anh dũng chiến đấu, lập nên nhiều chiến công hiển hách, viết tiếp những trang sử vàng của dân tộc. Trong những công lao ấy, ngời phụ nữ xứ Nghệ đã góp một phần quan trọng trên tất cả mọi lĩnh vực. Họ chính là những ngời trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống cơ sở Đảng, từ chi bộ, huyện bộ cho đến tỉnh bộ. Chị em phụ nữ trong tỉnh đã trở thành một lực l- ợng đông đảo tham gia các phong trào đấu tranh, trong đó, có một số chị đã đảm nhận công tác trực tiếp tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. trong chiến đấu, họ anh dũng bao nhiêu thì khi bị bắt, trong chốn lao tù, họ lại thể hiện bản lĩnh kiên trung, bất khuất bấy nhiêu. Bao nhiêu đòn roi, thủ đoạn tra tấn dã man nh thế nào của bọn giặc ác ôn vẫn không khuất phục nổi ý chí, bản lĩnh cách mạng vững nh bàn thạch của các chị. Nhờ có sự góp sức của chị em mà phong trào đấu tranh ở Nghệ An cũng nh trên cả nớc mới phát triển ngày càng đi lên. tuy

nhiên, trong những giai đoạn thoái trào cách mạng, nhờ sự tận tuỵ, thuỷ chung son sắt một lòng của các chị mà các cán bộ, tổ chức, cơ sở Đảng vẫn đợc bí mật duy trì, đảm bảo hoạt động cách mạng vẫn tiếp tục phát triển. Các chị em là những ngời có công hàng đầu trong vịêc giữ vững liên lạc cho tổ chức, tham gia xây dựng, khôi phục lại phong trào sau các giai đoạn thoái trào của cách mạng.

Thế nhng, điều đáng nói nhất là họ lại chính là những ngời phải trực tiếp gánh chịu những tổn thất do khủng bố của kẻ thù gây ra. Biết bao bà mẹ mất con, vợ mất chồng, chị mất em là bấy nhiêu nỗi buồn đau, mất mát không thể đo đếm đợc trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa do đế quốc, thực dân gây ra.

Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, phụ nữ Nghệ An đã chứng tỏ là một lực l- ợng cách mạng đông đảo, hùng hậu và đáng tin cậy của nhân dân, của Đảng trong thời chiến cũng nh trong thời bình.

Cùng với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là sự ra đời của các tổ chức đoàn thể. Hội phụ nữ Nghệ An ra đời sớm so với nhiều nơi trong cả nớc, và đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An gắn với các phong trào đấu tranh của nhân dân Xứ Nghệ. Nhờ đó mà phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An không bị gián đoạn, mà ngợc lại, luôn đợc duy trì và phát triển lớn mạnh, có uy tín ngày một sâu rộng trong nhân dân và đợc Đảng tin cậy.

Phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An luôn có tính kế thừa về truyền thống cao đẹp của phụ nữ các thế hệ trớc. Đồng thời có những bớc phát triển đột phá trong các thời điểm lịch sử nhất định. Nhờ vậy mà phong trào đấu tranh của phụ nữ Nghệ An đã giành đợc những thắng lợi trên nhiều mặt trận trong tất cả các cuộc đấu tranh gián tiếp hay trực tiếp đối với các thế lực thù địch. Trong giai đoạn lịch sử này, nhờ phong trào đấu tranh của phụ nữ góp sức mà cán bộ, đảng viên cũng nh tổ chức Đảng đã đảm bảo đợc bí mật, duy trì hoạt động để lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trải qua các chặng đờng lịch sử, biết bao cán bộ, Đảng viên và đồng bào nhân dân cùng các thế hệ phụ nữ xứ Nghệ đã anh dũng chiến đấu và hi sinh oanh liệt vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hàng vạn ngời bị bắt bớ và bị tra tấn cực hình. Hàng trăm làng mạc bị triệt hạ, thiêu huỷ. Hàng ngàn gia đình li tán, vợ mất chồng, con mất cha. Nhng ngọn lửa cách mạng vẫn không bị dập tắt. Ngời trớc ngã xuống, ngời

sau lại tiến lên. Nhiều chị em phụ nữ đã cùng các chiến sỹ cộng sản bị tù tội và đày đi từ nhà lao này đến nhà lao khác, nhng vẫn không bị khuất phục, chỉ cần thoát khỏi ngục tù là lại tiếp tục xông pha tranh đấu.

Trong cuộc đấu tranh đằng đẵng ấy của lịch sử dân tộc, cùng với nhân dân cả n- ớc và nhân dân Nghệ An, chị em phụ nữ với truyền thống anh dũng, quật khởi đã chiến đấu sôi nổi, cống hiến tinh thần, sức lực và cả tuổi thanh xuân tơi đẹp cũng nh mạng sống quý báu của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh anh dũng, quật khởi, chị em phụ nữ Nghệ An đã kế thừa và phát huy cao độ truyền thống ấy trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ XX. Với truyền thống khoa bảng những ông đồ, cậu tú chỉ quanh năm suốt tháng chỉ biết có học hành, thi cử thì bao nhiêu công to việc nhỏ trong gia đình đều do một tay ngời phụ nữ lo liệu.

Trong bối cảnh đó, ngời phụ nữ sớm tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và trở thành lao động chính trong gia đình. Cho đến trớc thế kỷ XX, từ bao đời nay, thân phận ngời phụ nữ Việt cũng nh ngời phụ nữ xứ Nghệ vẫn vậy, không có gì thay đổi.

Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân đế quốc trên đất Nghệ An và Việt Nam, chị em phụ nữ từ những ngời nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lng cho trời” đã bớc vào các nhà máy, thành thị để trở thành những ngời tiểu thơng, những công nhân, những ngời thợ trong các nhà máy, xí nghiệp.

Từ việc chị em phụ nữ mạnh dạn bứt phá, thoát khỏi những sự ràng buộc, khắt khe cổ hủ, lạc hậu của chế độ phong kiến cũ, tham gia vào xã hội mới đã mở ra một bầu trời mới lạ đối với các thế hệ phụ nữ nơi đây. Chị em đựơc tiếp xúc với nền đại công nghiệp t bản, đựơc mở mang tầm mới và từ đó, có điều kiện thay đổi nhận thức cũ không còn phù hợp trong điều kiện mới, chị em nhận thức về thân phận “nữ nhi” với nhiều cực nhục và muốn thay đổi, muốn bứt phá, muốn vơn lên sống bình đẳng với nam giới trong xã hội.

Trớc sự phát triển đi lên trong nhận thức của chị em phụ nữ Đảng bộ Nghệ An cùng với các cấp ngành trong tỉnh cũng nh cả nớc đã nhận thấy tiềm năng lớn lao có thể vận động đợc của chị em phụ nữ tỉnh nhà. Hồ Chí Minh là một trong những ngời

Việt Nam đầu tiên hiểu và đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị thế của ngời phụ nữ trong phong trào cách mạng thế giới nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng. Ngời cho rằng, sự nghiệp giải phóng loài ngời, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Ngời viết: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa xã hội loài ngời. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mới chỉ một nửa”. Mà “xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia”. Vì vậy, “muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nớc”. Hiểu đợc điều này, các cấp Bộ Đảng chính quyền ở Nghệ An đã coi công tác vận động phụ nữ là việc quan trọng và có nhiều sự chủ tâm của Đảng, Hội phụ nữ đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của chị em phụ nữ đạt nhiều thắng lợi, góp phần công sức lớn lao cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành đợc thắng lợi cuối cùng.

Có thể nói rằng, phong trào phụ nữ có thể phát triển mạnh nh thể chính là nhờ sự tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện của Đảng, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban nghành, đoàn thể khác. Khi phong trào phụ nữ lớn mạnh lại có tác động trở lại một cách tích cực đến các tổ chức, phong trào khác của tỉnh. Nếu không có lực lợng phụ nữ, phong trào phụ nữ tham gia thì bất kể một cuộc chiến tranh cách mạng nào cũng khó mà giành đợc thắng lợi cuối cùng.

Chúng ta tự hào về những ngời phụ nữ Nghệ An đã góp những thành tích vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng quê hơng, ngày càng giàu đẹp, đúng nh Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng nh già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”.

Một phần của tài liệu Phụ nữ nghệ an trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1885 1945) (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w